MỤC TIÊU - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học. - Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên. |
Các nguyên tố tạo nên cơ thể người
Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen..... là các nguyên tố hoá học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hoá học là gì? |
I - Nguyên tố hoá học
Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hoá học. Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định. Ví dụ: Một mấu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chỉ có 82 proton trong hạt nhân. Một tấu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên từ vàng có 79 proton trong hạt nhân.
a) Vàng
b) Chì
Hình 3.1 Một số mẫu chất nguyên chất
Ở Hy Lạp cổ đại, người ta tìn rằng mọi thứ đều được tạo ra từ một hoặc nhiều "nguyên tổ là lửa, không khí, nước và đắt. Còn ở Trung Hoa cổ đại, họ sử dụng năm “nguyên tổ đó là kim, mộc, thuỷ, hoả và thố để giải thích các hiện tượng của thế giới tự nhiên. |
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hoá học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).
Nhận biết nguyên tố hoá học dựa vào số proton Chuẩn bị: 12 tăm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên từ sau: A (1,0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21). Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông. Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông? 2. Các nguyên từ nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? |
1. Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thế có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên từ này đều thuộc về một nguyên tố hoá học là hydrogen. 2. Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên từ của nguyên tố oxygen là bao nhiêu? |
II – Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hoá học
1. Tên gọi của nguyên tố hoá học:
Một số nguyên tố hoá học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thuỷ ngân (mercury), thiếc (tin), đông (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium,... Tên gọi của các nguyên tố hoá học được đặt theo các cách khác nhau. Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC(1) (xem Bảng tuần hoàn trang 25).
Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.
2. Kí hiệu của nguyên tố hoá học
Mỗi nguyên tố hoá học có một kí hiệu hoá học riêng. Kí hiệu hoá học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. Kí hiệu hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường (xem Bảng 3.1).
Ví dụ: Kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen là H, của nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố lithium là Li.
___________________________________________________________
(1) IUPAC là viết tắt của tên tiếng Anh International Union of Pure and Applied Chemistry, nghĩa là Liên minh Quốc số về Hod học cơ bản và Hoa học ứng dụng.
Một số nguyên tố có kí hiệu hoá học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.
Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hoá học là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hoá học là K.
Bảng 3.1. Tên gọi, kí hiệu hoá học và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
Số hiệu nguyên tử Z | Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) | Kí hiệu hóa học | Khối lượng nguyên tử(1) |
1 | hydrogen | H | 1 |
2 | helium | He | 4 |
3 | lithium | Li | 7 |
4 | beryllium | Be | 9 |
5 | boron | B | 111 |
6 | carbon | C | 12 |
7 | nitrogen | N | 14 |
8 | oxygen | O | 16 |
9 | fluorine | F | 19 |
10 | neon | Ne | 20 |
11 | sodium (natri) | Na | 23 |
12 | magnesium | Mg | 24 |
13 | aluminium (nhôm) | Al | 27 |
14 | silicon | Si | 28 |
15 | phosphorus | P | 31 |
16 | sulfur (lưu huỳnh) | S | 32 |
17 | chlorine | Cl | 35,5 |
18 | argon | Ar | 40 |
19 | potassium (kali) | K | 39 |
20 | calcium | Ca | 40 |
Nhận biết nguyên tố hoá học có mặt xung quanh ta Chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập...). Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: 1. Hãy đọc tên những nguyên tố hoá học mà em biết trong các đồ vật trên. 2. Viết kí hiệu hoá học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hoá học đó. |
(1) Khối lượng nguyên từ được làm tròn.
Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi 1. Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó? 2. Hãy đọc tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí. |
Nguyên tố hoá học có trong cơ thể người
Bốn nguyên tố carbon (C), oxygen (O), hydrogen (H) và nitrogen (N) chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người, các nguyên tố phosphorus (P), lưu huỳnh (S), calcium (Ca) và kali (K)... chiếm xấp xỉ 4%. Một số nguyên tố hoá học tồn tại trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ, ví dụ như sắt (Fe), nhưng là nguyên tố cần thiết cho con người cũng như hầu hết các loài sinh vật khác. lodine (1) là nguyên tố vi lượng, hàng ngày con người cần khoảng 0,15 miligam iodine cho hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Hình 3.2 Một số nguyên tố hoá học có trong cơ thể người
EM ĐÃ HỌC | EM CÓ THỂ |
| Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hoá học thông qua kí hiệu, tên gọi của chúng trong các loại nhân mác thuốc, đô uống, đồ ăn,... |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn