Bài 10: Đồ thị quảng đường - Thời gian | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương III: Tốc độ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Đồ thị quảng đường - Thời gian


MỤC TIÊU

  • Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
  • Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật).

Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t?

I - Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng

1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho một chuyển động thì trước hết phải lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.

Ví dụ, Bảng 10.1 ghi số liệu mô tả chuyển động của một ô tô chở khách trong hành trình 6 h đi từ bến xe A đến bến xe B trên một quốc lộ.

Bảng 10.1. Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Thời gian (h) 0 1 2 3 4 5 6
Quãng đường (km) 0 60 120 180 180 220 260

?

Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi sau:

1. Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?

2. Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

2. Vẽ đồ thị

Dựa vào Bảng 10.1 để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian (hoặc đồ thị s – t) để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật.

Sau đây là cách vẽ đồ thị dựa trên các số liệu trong Bảng 10.1:

1. Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục toạ độ.

- Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

- Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp (Hình 10.1).

hinh-anh-bai-10-do-thi-quang-duong-thoi-gian-5933-0

Hình 10.1

2. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

- Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s = 0 và t = 0.

Xác định trên Hình 10.1 vị trí của các điểm A, B, C, D lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1 h, 2 h, 3 h, 4 h.

Nối các điểm O, A, B, C và C, D với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay hoành: song song với trục hoành).

hinh-anh-bai-10-do-thi-quang-duong-thoi-gian-5933-1

Hình 10.2

Đường nối năm điểm O, A, B, C, D trên là đồ thị quãng đường – thời gian trong 4 h đầu (Hình 10.2).

Nhận xét:

- Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3 h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng. Quãng đường đi được trong 3 h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.

- Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động.

Xác định các điểm E và G lần lượt tương ứng với quãng đường đi được sau 5 h và 6 h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

II – Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian

1. Từ đồ thị ở Hình 10.2:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.

2. Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1 000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình.

EM ĐÃ HỌC

  • Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường thẳng.
  • Cách vẽ đồ thị quãng đường thời gian của chuyển động.
  • Đồ thị quãng đường - - thời i gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

EM CÓ THỂ

Sử dụng được đồ thị quãng đường thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị di trí của vật ở những thời điểm xác định.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 10: Đồ thị quảng đường - Thời gian | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương III: Tốc độ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  3. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  4. Chương III: Tốc độ
  5. Chương IV: ÂM THANH
  6. Chương V: ÁNH SÁNG
  7. Chương VI: TỪ
  8. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
  9. Chương VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
  10. Chương IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
  11. Chương X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.