Bài 26: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 26: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO


(Trang 113)

MỤC TIÊU

  • Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
  • Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

hinh-anh-bai-26-mot-so-yeu-to-anh-huong-den-ho-hap-te-bao-8204-0

Tại sao rau, quả cất giữ trong tủ lạnh đúng cách lại lâu hỏng hơn so với rau, quả để ngoài không khí? Tại sao muốn cất giữ các loại hạt được lâu lại phải phơi khô mà không để ẩm?

I – Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

1. Nước

Trong tế bào, nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra, chính vì vậy, nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào.

Tiến hành thí nghiệm đo cường độ hô hấp của một loại hạt ở các hàm lượng nước khác nhau, kết quả thu được như trong Bảng 26.1.

Bảng 26.1. Cường độ hô hấp của hạt lúa và lúa mì ở các hàm lượng nước khác nhau*

Thí nghiệm  Hàm lượng nước trong hạt Cường độ hô hấp
Thí nghiệm 1 11% đến 12% 1,5mg CO2/1 kg hạt/giờ
Thí nghiệm 2 14% đến 15% Tăng lên 4 đến 5 lần
Thí nghiệm 3 30% đến 35% Tăng lên hàng nghìn lần

 

Từ kết quả thí nghiệm trong bảng trên, em hãy nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt.

2. Nồng độ khí oxygen

Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ở thực vật, nếu nồng độ khí oxygen ngoài môi trường giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

Vì sao trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?

*Nguồn: Giáo trình Sinh lí học thực vật – Hoàng Minh Tấn (CB) – NXBĐHSP

(Trang 114)

3. Nồng độ khí carbon dioxide

Nồng độ khí CO2, ngoài môi trường từ 3% đến 5% đã gây ức chế hô hấp. Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2, trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng CO2, cạnh tranh với O2, để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O2, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín?

4. Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ cơ thể trên 40°C, hô hấp tế bào gặp khó khăn.

II – Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn

1. Hô hấp tế bào và vẫn để bảo quản nông sản

Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ. Do đó, hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản (rau, củ, quả, hạt,...) tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào sẽ chết dẫn đến nông sản cũng bị hỏng. Vì vậy, để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.

Theo em, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide như thế nào để có thể bảo quản được nông sản? Giải thích.

2. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch

Tuỳ từng loại nông sản mà có biện pháp bảo quản khác nhau.

Kể tên một số biện pháp bảo quản nông sản mà em biết.

a) Bảo quản khô

Biện pháp bảo quản khô thường sử dụng để bảo quản các loại hạt. Các hạt cần được phơi hoặc sấy khô đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 13% đến 16% tuỳ từng loại hạt (Hình 26.1)

hinh-anh-bai-26-mot-so-yeu-to-anh-huong-den-ho-hap-te-bao-8204-1

Hình 26.1 Phơi khô để bảo quản hạt lúa

(Trang 115)

b) Bảo quản lạnh

Đây là biện pháp bảo quản nông sản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc kho lạnh. Phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả được bảo quản theo cách này (Hình 26.2). Thực phẩm được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Mỗi loại rau, quả có một nhiệt độ bảo quản thích hợp, ví dụ: bảo quản củ khoai tây ở 4 °C, rau cải bắp ở 1 °C, quả cam ở 6 °C.

hinh-anh-bai-26-mot-so-yeu-to-anh-huong-den-ho-hap-te-bao-8204-2

Hình 26.2 Biện pháp bảo quản lạnh

c) Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả cao. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2, cao để bảo quản các loại nông sản.

Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:

1. Khi vào phòng kín có nồng độ carbon dioxide cao, em cần lưu ý điều gì?

2. Theo em, có nên bảo quản rau, quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0 °C để kéo dài thời gian bảo quản hay không? Giải thích.

3. Cho một số loại nông sản sau: hạt lúa, quả cà chua, rau muống, củ hành tây, hạt đỗ, bắp ngô tươi, hạt lạc, quả dưa chuột, rau cải bắp, củ khoai tây, quả cam. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích.

Một số nghiên cứu đã cho rằng: Gạo được bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2, cao sau 18 tháng 2 có tỉ lệ protein giảm chỉ bằng một nửa so với gạo bảo quản bằng biện pháp khô trong 3 tháng; tỉ lệ mất các chất dinh dưỡng khác cũng thấp hơn so với gạo bảo quản bằng biện pháp thông thường, cụ thể: carbohydrate giảm khoảng 2/3, lipid giảm khoảng 2/3, vitamin B, và độ chua giảm khoảng 1/3. Điều đó cho thấy gạo được bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2, cao có thể giữ được chất lượng tốt hơn so với gạo được bảo quản khô.

 

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
  • Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.
  • Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo,... làm tăng nồng độ khí O, trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO₂ cao.
Lựa chọn được biện pháp bảo quản phù hợp đối với các loại hạt, rau, củ, quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 26: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  2. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  3. Chương III: Tốc độ
  4. Chương IV: ÂM THANH
  5. Chương V: ÁNH SÁNG
  6. Chương VI: TỪ
  7. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.