Bài 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương VI: TỪ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN

Nội Dung Chính

  1. I - Nam châm điện

(Trang 96)

MỤC TIÊU

  • Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.
Hình trên là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilôgam. Nam châm ở cần cẩu có phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Tại sao?

I - Nam châm điện

Các thí nghiệm cho thấy, dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện.

Cấu tạo nam châm điện

Hình 20.1 mô tả cấu tạo của một nam châm điện:

A là ống dây dẫn, B là một thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây. Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khoá K.

Cho dòng điện chạy vào ống dây bằng cách đóng khoá K, ống dây trở thành một nam châm điện.

hinh-anh-bai-20-che-tao-nam-cham-dien-don-gian-8195-0

Hình 20.1 Cấu tạo của nam châm điện

Làm cách nào biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

(Trang 97)

II – Chế tạo nam châm điện đơn giản

Cách làm:

Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.

Tiến hành thí nghiệm:

Lần lượt thực hiện các động tác:

- Đóng công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm điện có từ trường không.

- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm còn từ trường không.

- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn).

- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không.

hinh-anh-bai-20-che-tao-nam-cham-dien-don-gian-8195-1

Hình 20.2 Sơ đồ cấu tạo nam châm điện đơn giản

 

Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?

 

1. Cần cẩu dọn rác

- Nam châm điện được dùng ở cần cầu dọn rác có lực từ rất mạnh, nhờ nam châm này mà cần cầu dọn rác có thể nhắc được cả một chiếc ô tô hỏng ra khỏi đống rác và chất lên xe tải để chở đi đến nhà máy luyện thép (Hình 20.3).

- Nam châm điện còn là bộ phận không thể thiếu trong các động cơ điện, máy phát điện.

hinh-anh-bai-20-che-tao-nam-cham-dien-don-gian-8195-2

Hình 20.3 Cán cầu dọn rác

(Trang 98)

2. Chuông điện

Hình 20.4 là sơ đồ cấu tạo của chuông điện: E là nút bấm chuông (công tắc điện); A là nam châm điện; C là cần gõ chuông; D là quả chuông; B là công tắc bằng kim loại đàn hồi. Nam châm điện là bộ phận cơ bản của chuông điện. Khi ấn nút E, dòng điện chạy vào nam châm A, nam châm hút cần gõ chuông C đập vào quả chuông. Khi đó, công tắc B bị ngắt, nam châm A không có dòng điện nên không hút cần C, cần C trở lại vị trí cũ và đóng công tắc B. Khi công tắc B đóng, dòng điện lại chạy vào nam châm A,... Cứ như vậy cần C gõ liên tục vào quả chuông D tạo ra tiếng kêu.

hinh-anh-bai-20-che-tao-nam-cham-dien-don-gian-8195-3

Hình 20.4 Sơ đồ cấu tạo chuông điện

 

EM ĐÃ HỌC
  • Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện. 
  • Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

 

EM CÓ THỂ
  • Tạo được một nam châm điện bằng những vật liệu thông dụng.
  • Trình bày được một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống, chẳng hạn vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện. 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương VI: TỪ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  3. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  4. Chương III: Tốc độ
  5. Chương IV: ÂM THANH
  6. Chương V: ÁNH SÁNG
  7. Chương VI: TỪ
  8. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
  9. Chương VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
  10. Chương IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
  11. Chương X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.