Nội Dung Chính
Trang 158
MỤC TIÊU
• Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.
• Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.
• Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
• Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
• Trình bày được vai trò và các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.
Những "nhành cây” với màu sắc rực rỡ trong hình bên là các tập đoàn san hô gồm hàng nghìn cá thể dính liền với nhau, được tạo thành nhờ hình thức sinh sản vô tính. Vậy sinh sản vô tính là gì?
I - Sinh sản là gì?
Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.
Quan sát Hình 39.1 kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ. |
Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
a) Sinh sản ở cây chuối b) Sinh sản ở mèo
Hình 39.1 Sinh sản ở một số sinh vật
II - Sinh sản vô tính
1. Khái niệm
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ.
Các vi khuẩn, nguyên sinh vật, năm, một số động vật và nhiều loài thực vật có hình thức sinh sản này.
Trang 159
Cơ thể mẹ-> Phân đôi -> Cơ thể con
Hình 39.2 Sinh sản vô tính ở
Hình 39.3 Sinh sản vô tính ở cây gừng
Cơ thể mẹ - Chồi bắt đầy nhô ra - Chồi phát trển trên cơ thể mẹ - Chồi non tách khỏi cơ thể mẹ
Hình 39.4 Sinh sản bằng cách này chối ở thuỷ tức
1. Quan sát Hình 39.2, 39.3 và 39.4, kết hợp đọc thông tin trong mục II, đánh dấu X vào ô phù hợp theo mẫu Bảng 39.1. Bảng 39.1
2. Dựa vào kết quả ở câu 1, em hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính. |
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. Trong đó, sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu.HỨC
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (như rễ, thân, lá).
a) Sinh sản từ rễở cây khoai lang b) Sinh sản từ là ở cây lá bỏng c) Sinh sản từ thân ở cây dâu tây
Hình 39.5 Sinh sản sinh dưỡng ở một số loài thực vật
Hãy kể tên một số loài cây khác có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá mà em biết. Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rẻ, thân, lá là sinh sản sinh dưỡng? |
Trang 160
3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
a) Nảy chồi
Nảy chối là hình thức sinh sản trong đó “chổi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới như ở thuỷ tức (Hình 39.4) hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn gồm nhiều cá thể như ở san hô.
b) Phân mảnh
Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh. Hình thức sinh sản này xảy ra ở giun dẹp hoặc sao biển (Hình 39.6),...
Hình 39.6 Sinh sản bằng cách phân mảnh ở sao biến
c) Trinh sản (trinh sinh)
Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. Hình thức sinh sản này gặp ở rệp cây, ong, kiến và một số thằn lằn,...
Ví dụ: Ở loài ong mật, loài ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực, trứng được thụ tỉnh sẽ phát triển thành ong chúa và ong thợ.
Đọc thông tin ở mục 3 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.2. Bảng 39.2
|
4. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính có nhiều đóng góp trong đời sống và sản xuất của con người như duy trì được những tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người; tạo giống cây sạch bệnh; khôi phục các giống cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hay bị thoái hoá; nhân nhanh giống cây trồng, giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trang 161
Em hãy tìm hiểu trên sách, báo, internet hoặc từ người thân về những hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật. |
Dưới đây là những ứng dụng của hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tiến hành.
- Giâm cành:
Giâm cành là phương pháp cắt một đoạn cành có đủ mắt, chổi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới (Hình 39.7).
Cây mẹ
Cắt đoạn cành
Cầm đoạn cành vào giá thể
Đoạn cành đã ra rẻ
Đem trống khi có đủ rẻ, chối
Hình 39.7 Quy trình giâm cành
Giâm cành thường được áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,...) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,...).
- Chiết cành:
Chiết cành là phương pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cây, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới (Hình 39.8).
Chọn cành, khoanh và bóc một đoạn vỏ
Bó bầu đất vào đoạn cành đã bóc vỏ
Khi cành chiết ra rễ, cắt và đem trồng
Cây con
Hình 39.8 Quy trình chiết cành
Chiết cành thường được tiến hành để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,... Chiết cành và giâm cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch.
- Ghép cây:
Ghép cây là phương pháp dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây như mắt, chồi hoặc cành rồi gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau (cùng loài hoặc khác loài) (Hình 39.9).
Trang 162
Lấy mắt ghép từ cây mẹ
Mắt ghép
Gắn mắt ghép lên gốc ghép
Buộc chặt vết ghép
Cây ghép hoàn chỉnh
a) Quy trình ghép mắt
Lấy cành ghép từ cây mẹ
Cành ghép
Gần cành ghép vào gốc ghép
Buộc chặt vết ghép
Cây ghép hoàn chỉnh
b) Quy trình ghép cành
Hình 39.9 Quy trình ghép
Phương pháp này có thể kết hợp được những ưu điểm của cành/mắt ghép và gốc ghép theo mong muốn của con người. Có thể sử dụng phương pháp ghép để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ, xoài với xoài hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,....
- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
Đây là phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô từ các phần của cơ thể thực vật như củ, lá, ngọn, bao phấn,... trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con (Hình 39.10).
Lấy mô, tế bào nuôi cấy
Mô non
Làm sạch mẫu
Tạo mô seo
Nhân mô sẹo
Tạo rễ
Tạo chối
Cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm
Ươm cây ra bầu đất
Trồng cây ra ruộng, vườn
Hình 39.10 Quy trình nuôi cấy tế bào và mô thực vật
Trang 163
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả nhất, tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. Ở nước ta, nhiều giống hoa, cây thuốc và cây gỗ quý hiếm như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,... vốn khó nhân giống bằng phương pháp thông thường, nay đã được nhân lên với số lượng lớn nhờ nuôi cấy tế bào và mô.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và trình độ kĩ thuật cao.
1. Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3. Bảng 39.3
2. Tại sao cành được sử dụng đ?ể giâm cần phải có đủ mắt, chối? 3. Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất? Vì sao? |
Ngày nay, rất nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trong ống nghiệm. Trong quy trình thực hiện phương pháp này, bước đầu người ta lấy một phần rất nhỏ của cơ thể thực vật, nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc biệt ở điều kiện vô trùng để tạo thành mô sẹo có thể phân chia nhiều lần liên tiếp. Sau đó, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng làm cho các mô sẹo này phân hoá thành cây. Cây con được tạo thành từ phương pháp này có đặc điểm sạch bệnh, mang các đặc tính của cây ban đầu, tạo ra số lượng cây con lớn, đáp ứng nhu cầu của con người.
EM ĐÃ HỌC | EM CÓ THỂ |
|
|
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn