Bài 9: Đo tốc độ | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương III: Tốc độ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Đo tốc độ

Nội Dung Chính


MỤC TIÊU

Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị "bắn tốc độ" trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dưỡng những dụng cụ nào để đo? Tại sao?

1 - Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

1. Dụng cụ đo Ngoài đồng hồ bấm giây dùng để do thời gian chuyến động t, người ta còn phải dùng các loại thước khác nhau để đo độ dài của quãng đường đi được s. Cách sử dụng các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian này đã được học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6.

Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy.... gọi là tốc kế (Hình 9.1).

2. Cách đo

Có hai cách đdo:

Cách 1: Chọn quãng đường 5 trước, đo thời gian t sau.

Cách 2: Chọn thời gian t trước, do quãng đường 5 sau. Trong phòng thực hành thường chọn cách 1, SONG Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành căn thực hiện các bước sau đây:

Hình 9.1 Tốc kế trên ô tô

Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.

Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

Lập bảng ghi kết quả đo, tỉnh trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

S Dùng công thức v = = tính tốc độ. t

- Nhận xét kết quả đo.

Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

3. Ví dụ

Đo tốc độ của một ô tô đó chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ: Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ, một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước

-tu-nhien-7_...

Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

3. Ví dụ

Do tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt đốc. Dụng cục

Một ô tô đỗ chơi nhỏ, không có động cơ, một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm: thước dài, bút dạ hoặc phần; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tăm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phần về trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm.

Vạch địch

Vạch xuất phát

Tấm gỗ

Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu Bảng 9.1.

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng.

Bảng 9.1. Bảng ghi kết quả thí nghiệm đo tốc độ

Lần đo Quãng đường (cm)

Thời gian (5)

Tính giá trị trung bình của s: s = 51 +8, +82 và của t t = 4+4+4 3 3 - từ đó xác định

tốc độ: v = S t

(5) Nhận xét kết quả đo:

II – Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cống quang điện

1. Dụng cụ đo

Cách đo tốc độ này chỉ khác cách đo trên ở chỗ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian chuyển động. Hình 9.3 mô tả cách lắp đặt các thiết bị trường phòng thí nghiệm để đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

2. Cách đo

1. Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bị chuyển động từ cống quang điện (3) đến cống quang điện (4).

2. Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bị.

Hình 9.3 Thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cống quang điện

(1) Nam châm điện để giữ viên bị sắt.

(2) Viện bi sắt.

(3) Khi vật qua cống quang điện thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo

(4) Khi vật qua cổng quang điện thứ hai thì đồng hồ ngừng đo.

(5) Công tắc dùng để đóng ngắt nam châm điện.

(6) Đồng hồ đo thời gian hiện số: được chọn ở chế độ A + B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

III – Thiết bị bắn tốc độ 

Một trong những biện pháp quan trọng để giảm bớt tai nạn giao thông đường bộ là kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. Do đó, các thiết bị bắn tốc độ được sử dụng rộng rãi và cải tiến không ngừng.

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng từ 5 m đến 10 m tuỳ theo cung đường. Cụ thể là:

Camera ghi biến số của ô tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2.

- Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt quá tốc độ này.

Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số của ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí (Hình 9.4).

Camera dùng để ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc

Camera dùng để ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc

Vạch móc 1

Vạch mốc 2

Hình 9.4 Sơ đồ hoạt động của thiết bị bắn tốc độ đơn giản

Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s.

a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?

b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?

Đo tốc độ bằng đồng hồ điện tử đeo tay, điện thoại di động Các đồng hồ điện tử đeo tay và điện thoại di động có trang bị phần mềm GPS (GPS là tên viết tắt tiếng Anh của "Hệ thống định vị toàn cầu) có thể xác định vị trí của người sử dụng tại các thời điểm khác nhau dựa vào các tín hiệu do GPS của thiết bị gửi đến các vệ tinh nhân tạo và các tín hiệu phản hồi của các vệ tinh này gửi về thiết bị. Khi người, phương tiện giao thông mang thiết bị có GPS chuyến động thì thiết bị này theo dõi sự thay đổi vị trí của người dùng để xác định quãng đường và thời gian chuyến động của người dùng, từ đó tự động tính tốc độ chuyển động. UNG

EM ĐÃ HỌC

Để đo tốc độ chuyển động, cần đo độ dài và đo thời gian. Để đo thời gian có thể dùng đồng hồ bấm giây hoặc cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.

Các thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

EM CÓ THỂ

Đo được tốc độ bằng cách dùng đồng hồ bấm giây.

Sử dụng được thước, đồng hồ bấm giây để xác định tốc độ chạy cự là ngắn 60 m của mỗi thành viên trong tổ mình.

Giải thích được sơ lược nguyên tắc làm việc của thiết bị "bắn tốc độ" đơn giản.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 9: Đo tốc độ | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương III: Tốc độ - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  3. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  4. Chương III: Tốc độ
  5. Chương IV: ÂM THANH
  6. Chương V: ÁNH SÁNG
  7. Chương VI: TỪ
  8. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
  9. Chương VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
  10. Chương IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
  11. Chương X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.