Bài 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương IV: ÂM THANH - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN


(Trang 68)

MỤC TIÊU

  •  Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
  • Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tại sao tường của nhà hát, phòng hoà nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ,...?

I – Phản xạ âm

Khi đứng trước vách hang động, nếu nói to ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại. Âm phát ra đã được vách hang động phản xạ lại tai ta. Đó là hiện tượng phản xạ âm.

Âm được dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-0

Hình 14.1 Âm phản xạ qua vách hang động

Khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian lớn hơn hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-1 giây thì âm phản xạ được gọi là tiếng vang.

1. Tìm ví dụ về phản xạ âm.

2. Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

3. Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sâu của biển. Hãy sử dụng Hình 14.2 để giải thích ứng dụng này.

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-2

Hình 14.2 Ứng dụng sự phản xạ âm để xác định độ sâu của biển

(Trang 69)

II – Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

Thí nghiệm

Dụng cụ:

Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1); một tấm gỗ nhẫn, một tấm gỗ sần sùi, một tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2); một chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3); giá đỡ tấm phản xạ âm (4).

Tiến hành:

Bước 1: Gắn tấm phản xạ âm bằng tấm gỗ nhẫn lên giá thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như trên Hình 14.3, lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẫn và phản xạ đến tai.

Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẫn bằng tấm xốp và tấm gỗ sẵn sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1. Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-3

Hình 14.3 Bố trí thí nghiệm phản xạ âm

- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

1. Trong những vật dưới đây, hãy chỉ ra vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém:

Ghế đệm mút; mặt gương; tăm xốp; rèm nhung; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại; tấm bìa; mặt nước.

2. Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu của bài học.

III – Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Tiếng ồn

Âm thanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người và động vật nhưng không phải âm thanh nào cũng có ích mà có âm thanh có hại (Hình 14.4).

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-4

a) Các phương tiện giao thông đang hoạt động trên đường phố

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-5

b) Sắm, sét

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-6

c) Máy khoan bê tông đang hoạt động

Hình 14.4 Các nguồn phát ra âm thanh có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường

(Trang 69)

Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.

1. Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?

a) Tiếng xe cứu thương.

b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp.

c) Tiếng sấm.

d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.

e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học.

g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya.

2. Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn.

2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ

Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ổn, người ta thường sử dụng các biện

pháp sau:

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-7

a) Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc (Hình 14.5a) và trồng nhiều cây xanh quanh nhà.

b) Treo biển báo “Cấm sử dụng còi tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học (Hình 14.5b). 

c) Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

d) Treo biển “Đi nhẹ, nói khẽ” ở bệnh viện.

e) Người lính xe tăng phải đội một chiếc mũ đặc biệt (Hình 14.5c).

 

 

Hình 14.5 Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

Hãy thảo luận nhóm và cho biết mục đích của các biện pháp nêu trên.

(Trang 71)

Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ:

1. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.

2. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.

3. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.

Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đề xuất biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này.

 

Dơi có thể phát ra một loại sóng âm có tần số rất cao từ 50 000 Hz đến 70 000 Hz (siêu âm). Khi sóng âm này phát ra gặp vật cản (con muỗi, cành cây, vách hang,...) thì phản xạ trở lại (Hình 14.6). Dựa vào âm phản xạ mà dơi nhận ra vật cản.

hinh-anh-bai-14-phan-xa-am-chong-o-nhiem-tieng-on-8174-8

Hình 14.6 Dơi săn mồi bằng sóng siêu âm

 

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
  • Âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn.
  • Những vật liệu cứng, có bề mặt nhẫn thì phản xạ âm tốt. Những vật liệu mềm, xốp, có bề mặt sẵn sùi thì phản xạ âm kém.
  • Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn; phân tán tiếng ồn; ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
  • Nhận biết được vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.
  • Đề xuất phương án để chống ô nhiễm tiếng ồn tại nhà ở, khu dân cư hoặc lớp học của em.
  • Trình bày về sự phản xạ của sóng âm khi gặp mặt chắn và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương IV: ÂM THANH - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  2. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  3. Chương III: Tốc độ
  4. Chương IV: ÂM THANH
  5. Chương V: ÁNH SÁNG
  6. Chương VI: TỪ
  7. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.