Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Phân tử - Đơn chất - Hợp chất


MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất và phân tử, Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
  • Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
  • Hàng chục triệu chất hoá học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng?

I – Đơn chất và hợp chất

Phân loại chất

Mô hình hạt của đồng ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn trong Hình 5.1.

hinh-anh-bai-5-phan-tu-don-chat-hop-chat-5925-0

Hình 5.1. Mô hình hạt của một số chất

Lưu ý: Nguyên tử được biểu diễn bằng các quả cầu. Các nguyên tử cùng màu thuộc cùng một nguyên tố hoá học, các nguyên tử khác màu thuộc các nguyên tố hoá học khác nhau.

Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành hai loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học và chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học.

Đồng, oxygen, helium là đơn chất. Khí carbon dioxide và muối ăn là hợp chất.

1. Đơn chất

Các chất như đồng (copper), dùng làm lõi dây điện, đúc tượng,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng; than chì dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon; khí hydrogen dùng làm nhiên liệu,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hydrogen (xem Hình 5.2).

Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố, trừ một số trường hợp, ví dụ: Ozone tạo nên từ oxygen, than chì và kim cương tạo nên từ carbon.

Những chất kể trên được gọi là đơn chất. Vậy, đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất.

Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau. Ví dụ: carbon tạo nên các dạng đơn chất như than chì, than gỗ, kim cương; phosphorus tạo nên các dạng đơn chất như phosphorus đỏ, phosphorus trắng....

Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm, tạo nên từ nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng. Ở điều kiện thường, các kim loại (như đồng, sắt, nhôm,...) tồn tại ở thể rắn (trừ thuỷ ngân tồn tại ở thể lỏng); các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như sulfur, carbon,...), thể khí (như hydrogen, nitrogen,...) và thể lỏng như bromine. Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí.

hinh-anh-bai-5-phan-tu-don-chat-hop-chat-5925-1

Hình 5.2 Ứng dụng của một số đơn chất

Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.

2. Hợp chất

Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Hiện nay, người ta đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

Hợp chất chứa hai nguyên tố như nước chứa H và O, carbon dioxide chứa C và O cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh; các loại khí đốt cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, có thành phần chính là hydrocarbon, chứa C và H; muối ăn (sodium chloride) chứa Na và Cl có vai trò giữ cân bằng nước trong cơ thể người;..

Các hợp chất chứa ba nguyên tố như calcium carbonate chứa Ca, C và O là thành phần chính của đá vôi, được sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng và trong nông nghiệp; các loại đường chứa C, H và O như glucose, saccharose (đường ăn).... cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể người.

Các chất phức tạp như protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, chứa các nguyên tố C, H, O, N,...

Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn, calcium carbonate,... là hợp chất vô cơ. Những hợp chất như gli ose (có nhiều trong quả nho chín), saccharose, protein,... là hợp chất hữu cơ.

1. Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide vé thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.

2. Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.

II – Phân tử

1. Khái niệm

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học.

Ví dụ: Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau thành phân tử nitrogen (Hình 5.3a).

Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hoá học khác nhau.

Ví dụ: Phân tử hợp chất methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen (Hình 5.3b); phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen (Hình 5.3c).

hinh-anh-bai-5-phan-tu-don-chat-hop-chat-5925-2

Hình 5.3. Mô hình biểu diễn phân tử của một số chất

2. Khối lượng phân tử

Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

Ví dụ: Khối lượng phân tử của nước (xem Hình 5.3c) bằng: 2-1 + 16 = 18 (amu).

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một 1 số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b.

 

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
  • Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tỉnh chất hoá học của chất.
  • Khối lượng phân tử được tính theo đơn vị amu, bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.
Giải thích được sự lan toả của chất (mùi, màu sắc,...).

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.