Bài 12: SÓNG ÂM | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương IV: ÂM THANH - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 12: SÓNG ÂM

Nội Dung Chính


(Trang 60)

MỤC TIÊU

• Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

• Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao?

I – Dao động và sóng

1. Dao động

Dùng một thanh thép đàn hồi AB gắn trên giá đỡ như Hình 12.1. Kéo đầu A của thanh xuống rồi thả tay ra làm đầu này chuyển động lên, xuống quanh vị trí cân bằng (O).

Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng như trên được gọi là dao động.

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-0

Hình 12.1 Thanh thép đang dao động

Tìm thêm ví dụ về dao động.

2. Sóng

Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

- Thanh thép đàn hồi AB dao động sẽ kéo theo vật nhỏ S dao động, làm mặt nước dao động theo. Dao động này được lan truyền trên mặt nước tạo thành sóng nước hình tròn có tâm S (Hình 12.2).

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-1

Hình 12.2 Sóng truyền trên mặt nước

(Trang 61)

Khi cho một đầu của lò xo dao động thì dao động này cũng được dây lò xo truyền đi tạo thành sóng trên lò xo. Dọc theo dây lò xo xuất hiện những đoạn nén và dãn liên tiếp (Hình 12.3).

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-2

Hình 12.3 Sóng truyền trên lò xo

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng.

 

II – Nguồn âm

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động. Dưới đây là một số ví dụ về nguồn âm.

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-3

a) Mặt trống

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-4

b) Dây đàn

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-5

c) Cây sáo

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-6

d) Âm thoa

Hình 12.4 Một số nguồn âm

Hãy thực hiện thí nghiệm đơn giản sau: gảy đàn (Hình 12.4b), gõ vào âm thoa (Hình 12.4d) để chứng tỏ âm truyền được trong không khí.

 

Tìm thêm ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh

III – Sóng âm

Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường. Sóng âm được tạo ra như thế nào?

Hình 12.5 cho thấy: Màng loa dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động (nén, dãn). Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động,... Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-7

Hình 12.5 Sóng âm truyền trong không khí

(Trang 62)

Tìm thêm ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.

IV – Các môi trường truyền âm

Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

Trong Hình 12.6, khi bạn A úp cốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Có thể rút ra nhận xét gì về môi trường truyền âm?

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-8

Dây chỉ hoặc dây kim loại nối hai cốc giấy và được giữ căng nhẹ

Hình 12.6 Trò chơi điện thoại chơi

 

Trong thí nghiệm được mô tả ở Hình 12.7, khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có còn nghe thấy tiếng chuông báo thức không? Làm thí nghiệm kiểm tra để chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng.

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-9

Hình 12.7 Thí nghiệm truyền âm trong môi trường nước

(Trang 63)

1. Tìm thêm ví dụ về âm truyền trong chất khí, chất rắn và chất lỏng.

2. Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở đầu của bài học.

Hiện tượng mô tả trong Hình 12.8 cho ta thấy âm không truyền được trong chân không.

hinh-anh-bai-12-song-am-8172-10

Hình 12.8 Thí nghiệm so sánh hai môi trường truyền âm: không khí và chân không

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
Sóng âm là sự truyền dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.  Giải thích được việc không nghe được âm thanh của chuông đồng hồ khi để trong bình chân không (Hình 12.8).

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 12: SÓNG ÂM | Khoa Học Tự nhiên 7 | Chương IV: ÂM THANH - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự nhiên 7

  1. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn. Các nguyên tố hóa học.
  3. Chương II: Phân từ . Liên kết hóa học
  4. Chương III: Tốc độ
  5. Chương IV: ÂM THANH
  6. Chương V: ÁNH SÁNG
  7. Chương VI: TỪ
  8. Chương VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
  9. Chương VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
  10. Chương IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
  11. Chương X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.