Nội Dung Chính
Thuật ngữ | Trang | |
ATP: là phân tử mang năng lượng của tế bào sống, chủ yếu được tổng hợp trong ti thể và lục lạp. Phân tử ATP chứa các liên kết phosphate giàu năng lượng, các liên kết này dễ dàng bị phá vỡ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. | 111 | |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: bảng sắp xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Các nguyên tố cùng hàng (chu kì) có cùng số lớp electron trong nguyên tử. Các nguyên tố cùng cột (nhóm) có tính chất gần giống nhau. | 24 | |
Biên độ dao động: khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động. | 64 | |
Chất cộng hoá trị: chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hoá trị giữa các nguyên tử. | 39 | |
Chu kì (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học): dãy các nguyên tổ mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. | 26 | |
Công thức hoá học: dùng biểu diễn chất, gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (đơn chất) hay hai, ba,... nguyên tố (hợp chất) và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu. | 40 | |
Cống quang điện: có chức năng như công tắc điều khiển, bật/tắt đồng hồ đo thời | 10 | |
Cường độ hô hấp: chỉ mức độ hô hấp của thực vật, được tính bằng số mg CO, thoát ra hay số mg O, hấp thụ trong một đơn vị thời gian.gian hiện số. | 113 | |
Dao động: là sự chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. | 60 | |
Điện kế: là thiết bị dùng để nhận biết và đo dòng điện (dù rất nhỏ). | 72 | |
Đồng hồ đo thời gian hiện số: là loại đồng hồ điện tử có độ chính xác cao (tới 0,001 s). | 11 | |
Động vật biến nhiệt: là nhóm động vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài. Nhóm động vật duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài là động vật hằng nhiệt. | 151 | |
Đơn chất: là chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. | 32 | |
Electron: hạt nhỏ nhất mang điện tích – 1, là một thành phần tạo nên nguyên tử. | 15 | |
Enzyme: là chất xúc tác sinh học, làm tăng tốc độ các phản ứng hoá sinh trong cơ thể, được tổng hợp trong các tế bào sống, có bản chất là protein. | 125 | |
Giao tử đực/ cái: là tế bào chuyên biệt của bộ phận sinh dục đực/cái, tham gia thụ tinh để duy trì nòi giống. | 158 | |
Hạt nhân: ở tâm nguyên tử, mang điện tích dương và tập trung hầu hết khối lượng của nguyên tử. | 15 | |
Hormone: là chất do cơ thể thực vật hoặc động vật tiết ra có tác dụng điều hoà sự sinh trưởng, trao đổi chất, sinh sản và các hoạt động sống khác của cơ thể. | 169 | |
Hợp chất: là chất tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. | 32 | |
Hợp chất hữu cơ: là hợp chất của carbon (trừ carbon dioxide, các carbonate,...). | 34 | |
Hợp chất ion: Hợp chất được tạo thành bởi các ion dương và ion âm. | 37 | |
Khối lượng nguyên tử: tổng khối lượng của các hạt proton, neutron và các hạt electron tạo nên nguyên tử. Khối lượng nguyên tử thường tính bằng đơn vị amu. | 18 | |
Kí hiệu hoá học của nguyên tố: cách biểu diễn nguyên tố hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường. | 20 | |
La bàn: là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, có bộ phận chính là một kim nam châm tự do chỉ hướng Bắc – Nam. | 93 | |
Liên kết cộng hoá trị: là liên kết giữa hai nguyên tử được tạo ra bằng sự dùng chung một hay nhiều cặp electron. | 38 | |
Liên kết ion: là liên kết được tạo thành do lực hút giữa các ion mang điện trái dấu. | 37 | |
Mô hình nguyên tử: mô phỏng cấu tạo của nguyên tử. | 15 | |
Nam châm: là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). | 86 | |
Neutron: là hạt không mang điện trong hạt nhân nguyên tử, kí hiệu là n. | 16 | |
Nguyên tố hoá học: là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. | 19 | |
Ô nguyên tố: một ô trong bảng tuần hoàn, cho biết: kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó. | 26 | |
Ô nhiễm tiếng ồn: xảy ra ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động của con người. | 70 | |
Phản xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phản xạ. | 78 | |
Phản xạ âm: là hiện tượng âm được dội lại khi gặp mặt chắn. | 68 | |
Phản xạ gương: là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bế mặt nhẵn bóng, bị phản xạ theo một hướng. | 80 | |
Phản xạ khuếch tán (tán xạ): là hiện tượng các tia sáng song song truyển đến bề mặt không nhẫn, bị phản xạ theo mọi hướng. | 80 | |
Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. ọc của chất. | 34 | |
Phế nang: là đơn vị hô hấp nhỏ nhất trong phổi, có cấu tạo là những túi khí, nằm ở tận cùng của các ống dẫn khí nhỏ nhất. Phế nang là nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí của phổi. | 120 | |
Proton: hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử, kí hiệu là p. | 16 | |
Quy tắc hoá trị: trong công thức hoá học, tích giữa chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. Quy tắc này thường áp dụng cho hợp chất vô cơ chứa hai nguyên tố. | 42 | |
Siêu âm: là những âm có tần số trên 20 000 Hz. | 71 | |
Sóng: là sự lan truyền dao động trong các môi trường. | 60 | |
Sóng âm: là sự lan truyền dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí. | 61 | |
Số đơn vị điện tích hạt nhân: bằng tổng số hạt proton có trong hạt nhân, kí hiệu là Z. | 16 | |
Tần số: là số dao động vật thực hiện được trong một giây (có đơn vị là hertz). | 65 | |
Thiết bị bắn tốc độ: dùng để đo tốc độ của vật chuyển động (thường là các phương tiện giao thông). | 52 | |
Tia sáng: đường truyền ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên. | 73 | |
Tốc độ: là đại lượng dùng để xác định sự nhanh hay chậm của chuyển động. | 45 | |
Vỏ nguyên tử: gồm các electron và sắp xếp thành từng lớp. | 17 | |
Vùng tối: vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. | 75 |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn