Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa | Giáo Dục Thể Chất 8 | PHẦN BA_CHỦ ĐỀ 2. BÓNG ĐÁ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa


(trang 67)

1. Mở đầu

a) Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

- Biết một số điều luật thi đấu bóng đá 7 người.

- Chủ động trong học tập và phối hợp tổ nhóm.

b) Khởi động

- Khởi động chung: Chạy tại chỗ, xoay các khớp.

- Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 – 15m; tâng bóng bằng đùi, bằng lòng bàn chân, đá chuyền bóng bằng lòng bàn chân, mu trong bàn chân cự li 8 – 12m; dẫn bóng trên đường thẳng, đường vòng cự li 15 – 20m.

- Trò chơi hỗ trợ khởi động: Lò cò dẫn bóng

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-0

Hình 1. Trò chơi Lò cò dẫn bóng

(trang 68)

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát. Các bạn đầu hàng, mỗi người có một quả bóng đá.

+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội ở tư thế lò cò, dùng chân đang tiếp đất để dẫn bóng đến vạch giới hạn và cầm bóng chạy trở về vạch xuất phát trao bóng cho bạn tiếp theo (Hình 1). Quá trình thực hiện trò chơi không được đá bóng, sau đó lò cò đuổi theo bóng. Việc trao và nhận bóng chỉ thực hiện ở vạch xuất phát, đội kết thúc đầu tiên là đội thắng cuộc.

2. Kiến thức mới

a) Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

- Vị trí mu ngoài bàn chân và vị trí tiếp xúc bóng:

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-1

Hình 2. Vị trí mu ngoài bàn chân (a) và vị trí tiếp xúc bóng (b)

Mu ngoài bàn chân là phần ngoài của bàn chân, được giới hạn bằng đường giữa bàn chân tính từ cổ chân tới ngón chân thứ ba với cạnh ngoài bàn chân (Hình 2a); vị trí tiếp xúc giữa bàn chân và bóng là phần giữa, phía sau, hơi chếch xuống dưới bóng (Hình 2b).

- Tại chỗ đá bóng bằng mu ngoài bàn chân:

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-2

Hình 3. Các bước thực hiện đứng tại chỗ đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (hoặc dồn lên chân sau). Chân trước (chân trụ), bàn chân đặt ngang với bóng, cách bóng 15 – 20cm (phía cùng bên chân trụ) và thẳng hướng đá bóng. Chân sau (chân đá bóng) cách chân trước một bước (Hình 4). Thân trên chếch với hướng đá bóng 30° – 45°.

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-3

Hình 4. Vị trí, khoảng cách giữa bàn chân trụ và bóng

(trang 69)

+ Thực hiện: Chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trụ, đồng thời khụy gối chân trụ và đưa nhanh chân đá bóng từ sau ra trước (Hình 3a), bàn chân hơi xoay vào trong và hơi chếch xuống dưới, hướng mu ngoài ra trước để đá vào phần giữa, phía sau, hơi chếch xuống dưới bóng (Hình 3b). Kết thúc, chân đá bóng và thân trên hơi xoay sang phía chân trụ (Hình 3c) và tiếp đất ở phía trước chân trụ một bước để giữ thăng bằng.

- Phối hợp một, ba, năm bước đà đá bóng:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau (chân đá bóng mặt trước, chân trụ đặt sau), cách bóng một, ba hoặc năm bước đà, thân người thẳng với hướng đá bóng.

+ Thực hiện: Chạy đà nhanh dần, ở bước cuối, chân trụ bước dài ra trước để hạ thấp trọng tâm cơ thể, bàn chân trụ tiếp đất từ gót đến cả bàn chân và đặt thẳng với hướng đá bóng. Khi chân trụ tiếp đất, chân đá bóng đưa nhanh ra trước, dùng mu ngoài bàn chân đá bóng. Sau khi bóng rời chân, tiếp tục bước ra trước một, hai bước để giảm tốc độ và giữ thăng bằng.

b) Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

Vị trí trán giữa (Hình 5a), vị trí tiếp xúc bóng (Hình 5b):

- TTCB: Đứng chân trước chân sau (hoặc hai chân đứng rộng bằng vai), thân người hướng về phía bóng đến, hai tay co tự nhiên, quan sát và xác định thời điểm, vị trí bóng đến.

- Thực hiện: Gối khuỵu, đầu và thân người ngả ra sau (Hình 6a), đạp chân sau để chuyển nhanh thân người ra trước, lên trên, dùng phần giữa trán đánh vào phía sau (theo hướng đánh bóng đi), chếch dưới bóng để đưa bóng bay lên cao, ra trước (Hình 6b), khi trán tiếp xúc bóng, không thả lỏng cơ vai và cổ, không nhắm mắt. Kết thúc, bước ra trước một, hai bước để giữ thăng bằng (Hình 6c).

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-4

Hình 5. Vị trí trán giữa và vị trí tiếp xúc bóng

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-5

Hình 6. Tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

(trang 70)

c) Một số điều luật thi đấu bóng đá 7 người

Sân thi đấu (luật 1)

Sân thi đấu hình chữ nhật có các kích thước: Đường biên dọc 50 – 75 m; đường biên ngang: 40 – 55 m. Đường thẳng song song và cách biên ngang 13 m, chạy suốt chiều ngang sân được gọi là “đường 13 m”. Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12 cm (Hình 7).

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-6

Hình 7. Sân thi đấu bóng đá 7 người

Thời gian trận đấu (luật 7)

Một trận đấu bóng đá 7 người được chia làm 2 hiệp: Đối với lứa tuổi thiếu niên, mỗi hiệp 25 phút; đối với lứa tuổi nhi đồng, mỗi hiệp 20 phút; giữa 2 hiệp được nghỉ 10 phút.

Trong các trận đấu của các cầu thủ trẻ, không được tăng thời gian thi đấu bằng những hiệp phụ. Sau khi kết thúc thời gian thi đấu theo quy định mà tỉ số hoà, nếu cần phân định thắng thua, sẽ cho đá luân lưu 9 m để xác định đội thắng.

3. Luyện tập

a) Luyện tập cá nhân

- Luyện tập không bóng:

+ Tại chỗ mô phỏng động tác đặt chân trụ và vung chân đá bóng bằng mu ngoài bàn chân; mô phỏng chạy đà phối hợp đặt chân trụ và vung chân đá bóng, thực hiện 2 – 3 phút.

+ Tại chỗ mô phỏng động tác ngả thân trên ra sau và đạp mạnh chân vươn người ra trước lên cao để đánh đầu vào bóng, thực hiện 5 – 7 lần.

- Luyện tập có bóng:

+ Tại chỗ đá bóng vào tường từ khoảng cách 3 – 5 m, 5 – 7 m bằng mu ngoài bàn chân, dùng lòng bàn chân hoặc mu giữa bàn chân dừng bóng nẩy ra, thực hiện 3 – 5 lần.

+ Tại chỗ tập đánh đầu với quả bóng treo, thực hiện 5 – 7 lần.

+ Tung bóng lên cao 1 – 1,5 m, tập kĩ thuật đánh đầu khi bóng rơi xuống, thực hiện 5 – 7 lần.

(trang 71)

b) Luyện cặp đôi

Luân phiên giúp bạn luyện tập:

- Đá bóng cho nhau bằng mu ngoài bàn chân từ khoảng cách 5 – 7 m, 7 – 10 m, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.

- Tung bóng cho bạn luyện tập tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa từ khoảng cách 2,5 – 3 m, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.

c) Luyện tập nhóm

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-7

Hình 8. Lần lượt từng bạn tập  đánh đầu bằng trán giữa với đường bóng do bạn tung đến

Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:

- Đặt bóng cố định, chạy đà và đá bóng bằng mu ngoài bàn chân vào cầu môn từ khoảng cách 5 – 7 m, 7 – 10 m, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần.

- Phối hợp nhóm ba, bốn bạn đứng theo hình tam giác hoặc hình vuông, đá bóng cho nhau bằng mu ngoài bàn chân, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần.

- Phối hợp nhóm: Chuyền bóng (bằng lòng bàn chân, bằng mu trong bàn chân), dừng bóng (bằng lòng bàn chân, bằng mu giữa bàn chân) và đá bóng vào cầu môn (bằng mu ngoài bàn chân), mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần.

- Một bạn tung bóng cho các bạn lần lượt đánh đầu bằng trán giữa từ khoảng cách 2,5 – 3 m (Hình 8), mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần.

d) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập

Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua các nội dung sau:

- Mức độ thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

- Vị trí đặt chân trụ khi đá bóng.

(trang 72)

- Tính nhịp điệu khi phối hợp chạy đà và đá bóng.

- Vị trí tiếp xúc giữa bóng và trán giữa.

- Khả năng phối hợp lực toàn thân khi đánh đầu bằng trán giữa.

e) Trò chơi vận động

Lò cò giữ bóng

hinh-anh-bai-1-ki-thuat-da-bong-bang-mu-ngoai-ban-chan-va-danh-dau-bang-tran-giua-8201-8

Hình 9. Trò chơi Lò cò giữ bóng

- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh và sự khéo léo.

- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi đứng thành các hàng ngang sau vạch xuất phát. Mỗi hàng gồm các cặp đôi, mỗi bạn trong cặp đôi dang ngang một tay để cùng bạn giữ một quả bóng ở ngang vai (tay duỗi thẳng, các ngón tay mở rộng giữ bóng).

- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, các cặp đôi trong mỗi hàng đồng thời lò cò và phối hợp dùng tay một tay giữ bóng để đến đích (Hình 9). Cặp đôi đổi chân lò cò hoặc để bóng rơi thì thua cuộc, cặp đôi đến đích đầu tiên của mỗi hàng là cặp đôi thắng cuộc.

4. Vận dụng

- Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa để luyện tập hằng ngày và thi đấu cùng các bạn.

- Khi đánh đầu bằng trán giữa để bóng bay sang phải, sang trái cần phải thực hiện như thế nào?

- Đường bóng bay trên không khi đá bóng bằng mu trong và mu ngoài bàn chân có sự khác nhau như thế nào?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa | Giáo Dục Thể Chất 8 | PHẦN BA_CHỦ ĐỀ 2. BÓNG ĐÁ - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giáo Dục Thể Chất 8

  1. PHẦN MỘT. KIẾN THỨC CHUNG
  2. PHẦN HAI_CHỦ ĐỀ 1. CHẠY CỰ LI NGẮN (100m)
  3. PHẦN HAI_CHỦ ĐỀ 2. NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA
  4. PHẦN HAI_CHỦ ĐỀ 3. CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH
  5. PHẦN HAI_CHỦ ĐỀ 4. BÀI TẬP THỂ DỤC
  6. PHẦN BA_CHỦ ĐỀ 1. CẦU LÔNG
  7. PHẦN BA_CHỦ ĐỀ 2. BÓNG ĐÁ
  8. PHẦN BA_CHỦ ĐỀ 3. BÓNG RỔ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.