Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ | Toán 10 - Tập 2 | Chương VII: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán tập 2 - Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ - Phương trình đường tròn - Phương trình tiếp tuyến của đường tròn - Lập phương trình đường tròn, xác định tâm, bán kính, lập phương trình tiếp tuyến của đường tròn.


(Trang 43)

THUẬT NGỮ

• Đường tròn

• Tâm

• Bán kính

• Phương trình đường tròn

• Phương trình tiếp tuyến

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

• Lập phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính hoặc biết toạ độ ba điểm thuộc đường tròn.

• Xác định tâm và bán kính của đường tròn khi biết phương trình của nó.

• Lập phương trình tiếp tuyến của đường tròn khi biết toạ độ của tiếp điểm.

• Vận dụng kiến thức về phương trình đường tròn để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn.

Cũng như đối với đường thẳng, việc đại số hoá đường tròn gồm hai bước.

• Thiết lập đối tượng đại số tương ứng với đường tròn, gọi là phương trình của đường tròn.

• Chuyển các yếu tố liên quan tới đường tròn từ hình học sang đại số.

1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

Đường tròn tâm I, bán kính R là tập hợp những điểm M thoả mãn điều kiện IM = R. Do đó, để lập phương trình đường tròn đó, ta cần chuyển điều kiện hình học IM = R thành một điều kiện đại số.

HĐ1. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường tròn (C), tâm I(a, b), bán kính R (H.7.13). Khi đó, một điểm M(x; y) thuộc đường tròn (C) khi và chỉ khi toạ độ của nó thoả mãn điều kiện đại số nào?

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-0

Hình 7.13

Điểm M(x; y) thuộc đường tròn (C), tâm I(a, b), bán kính R khi và chỉ khi

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-1 (1)

Ta gọi (1) là phương trình của đường tròn (C).

Ví dụ 1. Tìm tâm và bán kính của đường tròn (C) có phương trình: hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-2.

Viết phương trình đường tròn (C') có tâm J(2; – 1) và có bán kính gấp đôi bán kính đường tròn (C).

Giải

Ta viết phương trình của (C) ở dạng hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-3.

Vậy (C) có tâm I = (2;−3) và bán kính R= 4.

Đường tròn (C') có tâm J (2; – 1) và có bán kính R' = 2R= 8, nên có phương trình

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-4

(Trang 44)

Luyện tập 1. Tìm tâm và bán kính của đường tròn (C): hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-5

.

Nhận xét. Phương trình (1) tương đương với

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-6

Ví dụ 2. Cho a, b, c là các hằng số. Tìm tập hợp những điểm M(x; y) thoả mãn phương trình 

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-7 (2)

Giải

Phương trình (2) tương đương với

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-8

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-9.

Xét I(a, b), khi đó, IM = hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-10

và phương trình trên trở thành

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-11   (3)

Từ đó, ta xét các trường hợp sau:

- Nếu hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-12 > 0 thì tập hợp những điểm M thoả mãn (2) là đường tròn tâm I(a, b), bán kính hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-13.

- Nếu hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-14= 0 thì (3) ⇔ IM =0. Do đó, tập hợp những điểm M thoả mãn (2) chỉ gồm một điểm là l(a, b).

- Nếu hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-15

<0 thì tập hợp những điểm M là tập rỗng.

Phương trìnhhinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-16

là phương trình của một đường tròn (C) khi và chỉ khi hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-17 >0. Khi đó, (C) có tâm I(a; b) và bán kính hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-18.

 Luyện tập 2. Hãy cho biết phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn và tìm tâm, bán kính của đường tròn tương ứng.

a) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-19

b) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-20

c) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-21

Ví dụ 3. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua ba điểm A(2; 0), B(0; 4), C(−7; 3).

Giải

Các đoạn thẳng AB, AC tương ứng có trung điểm là M(1;2), N hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-22. Đường thẳng trung trực hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-23 của đoạn thẳng AB đi qua M(1; 2) và có vectơ pháp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-24(-2; 4).

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-25

(–2; 4) cùng phương với hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-26 (1; – 2) nên hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-27 cũng nhận hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-28(1; – 2) là vectơ pháp tuyến.

Do đó, phương trình của hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-29 là

1(x-1)-2(x-2)=0 hay x-2y+3=0.

(Trang 45)

Đường thẳng trung trực hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-30

của đoạn thẳng AC đi qua Nhinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-31 và có vectơ pháp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-32(-9; 3).

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-33(–9; 3) cùng phương với hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-34(3; -1) nên hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-35

cũng nhận hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-36(3; -1) là vectơ pháp tuyến.

Do đó, phương trình của hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-37

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-38

hay 3x-y+9=0.

Tâm I của đường tròn (C) cách đều ba điểm A, B, C nên I là giao điểm của hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-39hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-40

.

Vậy toạ độ của I là nghiệm của hệ phương trình hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-41.

Suy ra I(–3; 0). Đường tròn (C) có bán kính là IA = 5. Vậy phương trình của (C) là 

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-42
Luyện tập 3. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua ba điểm M(4; –5), N(2; −1), P(3; –8).

Vận dụng. Bên trong một hồ bơi, người ta dự định thiết kế hai bể sục nửa hình tròn bằng nhau và một bể sục hình tròn (H.7.14) để người bơi có thể ngồi tựa lưng vào thành các bể sục thư giãn. Hãy tìm bán kính của các bể sục để tổng chu vi của ba bể là 32 m mà tổng diện tích (chiếm hồ bơi) là nhỏ nhất. Trong tính toán, lấy hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-43 = 3,14, độ dài tính theo mét và làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai.

Hướng dẫn

- Gọi bán kính bể hình tròn và bể nửa hình tròn tương ứng là x, y (m). Khi đó, tổng chu vi ba bể là 32 m khi và chỉ khi

1,57x+2,57y-8=0.

- Gọi tổng diện tích của ba bể sục là S (mhinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-44). Khi đó

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-45

.

- Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, xét đường tròn (C):

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-46 có tâm O( 0; 0), bán kính hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-47 và đường thẳng hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-48: 1,57x+2,57y-8=0. Khi đó bài toán được chuyển thành: Tìm R nhỏ nhất để (C) và hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-49 có ít nhất một điểm chung, với hoành độ và tung độ đều là các số dương (H.7.15).

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-50

Hình 7.14

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-51

Hình 7.15

(Trang 46)

2. PHƯƠNG TRÌNH TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN

HĐ2. Cho đường tròn (C): hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-52 và điểm M(4; -2).

a) Chứng minh điểm M(4; –2) thuộc đường tròn (C).

b) Xác định tâm và bán kính của (C).

c) Gọi hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-53 là tiếp tuyến của (C) tại M. Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-54 (H.7.16). Từ đó, viết phương trình đường thẳng hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-55

.

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-56

Hình 7.16

 

Cho điểm Mhinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-57 thuộc đường tròn (C): hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-58 (tâm l(a;b), bán kính R). Khi đó, tiếp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-59 của (C) tại Mhinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-60

có vectơ pháp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-61 và phương trình

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-62

Ví dụ 4. Cho đường tròn (C) có phương trình hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-63. Điểm M(0; 1) có thuộc đường tròn (C) hay không? Nếu có, hãy viết phương trình tiếp tuyến tại M của (C).

Giải

Do hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-64 nên điểm M thuộc (C).

Đường tròn (C) có tâm là I(−1; 3). Tiếp tuyến của (C) tại M(0; 1) có vectơ pháp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-65

=(−1; 2), nên có phương trình

-1(x-0)+2(y-1)=0 ⇔ x-2y+2=0.

Luyện tập 4. Cho đường tròn (C): hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-66. Viết phương trình tiếp tuyến hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-67 của (C) tại điểm N(1; 0).

BÀI TẬP

7.13. Tìm tâm và tính bán kính của đường tròn

hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-68

7.14. Hãy cho biết phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn và tìm tâm, bán kính của đường tròn tương ứng.

a) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-69

b) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-70

c) hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-71

(Trang 47)

7.15. Viết phương trình của đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau:

a) Có tâm I(–2; 5) và bán kính R = 7;

b) Có tâm I(1; −2) và đi qua điểm A(-2; 2);

c) Có đường kính AB, với A(−1; –3), B(–3; 5);

d) Có tâm I(1; 3) và tiếp xúc với đường thẳng x + 2y +3=0.

7.16. Trong mặt phẳng toạ độ, cho tam giác ABC, với A(6; −2), B(4; 2), C(5 –5).
Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

7.17. Cho đường tròn (C): hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-72. Viết phương trình tiếp tuyến d của (C) tại điểm M(0; 2).

7.18. Chuyển động của một vật thể trong khoảng thời gian 180 phút được thể hiện trong mặt phẳng toạ độ. Theo đó, tại thời điểm t (0 ≤t≤180) vật thể ở vị trí có toạ độ hinh-anh-bai-21-duong-tron-trong-mat-phang-toa-do-12006-73.

a) Tìm vị trí ban đầu và vị trí kết thúc của vật thể.

b) Tìm quỹ đạo chuyển động của vật thể.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ | Toán 10 - Tập 2 | Chương VII: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.