Bài 22: Ba đường conic | Toán 10 - Tập 2 | Chương VII: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán tập 2 - Bài 22: Ba đường conic - Elip - Hypebol - Parabol - Một số ứng dụng của ba đường conic - Bài tập - Nhận biết ba đường conic bằng hình học. Nhận biết phương trình chính tắc của ba đường conic.


(Trang 48)

THUẬT NGỮ

 

• Conic, Elip, Hypebol, Parabol

• Tiêu điểm

• Tiêu cự

• Phương trình chính tắc

• Đường chuẩn, tham số tiêu

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

• Nhận biết ba đường conic bằng hình học.

• Nhận biết phương trình chính tắc của ba đường conic.

• Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với ba đường conic.

 

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-0

a)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-1

b)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-2

c)

Hình 7.17Trong thực tế, em có thể bắt gặp nhiều hình ảnh ứng với các đường elip (ellipse), hypebol (hyperbola), parabol (parabola), gọi chung là ba đường conic. Được phát hiện và nghiên cứu từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng các ứng dụng phong phú và quan trọng của các đường conic chỉ được phát hiện trong những thế kỉ gần đây, khởi đầu là định luật nổi tiếng của Kepler (Johannes Kepler, 1571–1630) về quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Để có thể tiếp tục câu chuyện thú vị này, ta cần tìm hiểu kĩ hơn, đặc biệt là tìm phương trình đại số mô tả các đường conic.

1. ELIP

HĐ1. Đỉnh hai đầu của một sợi dây không đàn hồi vào hai vị trí cố định hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-3, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-4  trên một mặt bàn (độ dài sợi dây lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-5

, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-6). Kéo căng sợi dây tại một điểm M bởi một đầu bút dạ (hoặc phấn). Di chuyển đầu bút dạ để nó vẽ trên mặt bàn một đường khép kín (H.7.18).

a) Đường vừa nhận được có liên hệ với hình ảnh nào ở Hình 7.17?

b) Trong quá trình đầu bút di chuyển để vẽ nên đường nói trên, tổng các khoảng cách từ nó tới các vị trí hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-7, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-8 có thay đổi không? Vì sao?

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-9

Hình 7.18

(Trang 49)

Cho hai điểm cố định và phân biệt hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-10
, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-11. Đặt hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-12hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-13 = 2c > 0. Cho số thực a lớn hơn c. Tập hợp các điểm M sao cho Mhinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-14 + Mhinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-15
= 2a được gọi là đường elip (hay elip). Hai điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-16, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-17 được gọi là hai tiêu điểm và hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-18hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-19 = 2c được gọi là tiêu cự của elip đó.

 

Tại sao trong định nghĩa elip cần điều kiện a >c?

Ví dụ 1. Cho lục giác đều ABCDEF. Chứng minh rằng bốn điểm B, C, E, F cùng thuộc một elip có hai tiêu điểm là A và D.

Giải

Lục giác đều ABCDEF có các cạnh bằng nhau và các góc đều có số đo là 120° (H.7.19). Do đó, các tam giác ABC, BCD, DEF, EFA bằng nhau (c.g.c). Suy ra AC=BD=DF= AE. Từ đó, ta có BA + BD = CA + CD = EA + ED= FA + FD>AD. Vậy B, C, E, F cùng thuộc một elip có hai tiêu điểm là A và D.

Luyện tập 1. Trên bàn bida hình elip có một lỗ thu bi tại một tiêu điểm (H.7.20). Nếu gậy chơi tác động đủ mạnh vào một bi đặt tại tiêu điểm còn lại của bàn, thì sau khi va vào thành bàn, bi sẽ bật lại và chạy về lỗ thu (bỏ qua các tác động phụ). Hỏi độ dài quãng đường bi lăn từ điểm xuất phát tới lỗ thu có phụ thuộc vào đường đi của bi hay không? Vì sao?

HĐ2. Xét một elip (E) với các kí hiệu như trong định nghĩa. Chọn hệ trục toạ độ Oxy có gốc O là trung điểm của hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-20

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-21 , tia Ox trùng tia hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-22 (H.7.21). 

a) Nêu toạ độ của các tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-23, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-24.

b) Giải thích vì sao điểm M(x;y) thuộc elip khi và chỉ khi

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-25
(1)

Chú ý. Người ta có thể biến đổi (1) về dạng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-26 , với hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-27

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-28

Hình 7.19

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-29

Hình 7.20

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-30

Hình 7.21

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, elip có hai tiêu điểm thuộc trục hoành sao cho O là trung điểm của đoạn nối hai tiêu điểm đó, thì có phương trình

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-31, với a>b>0. (2)

Ngược lại, mỗi phương trình có dạng (2), với a>b>0, đều là phương trình của elip có hai tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-32, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-33, tiêu cự hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-34 và tổng các khoảng cách từ mỗi điểm thuộc elip đó tới hai tiêu điểm bằng 2a.

Phương trình (2) được gọi là phương trình chính tắc của elip tương ứng.

(Trang 50)

Ví dụ 2. Cho elip có phương trình chính tắc hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-35

. Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của elip.

Tính tổng các khoảng cách từ mỗi điểm trên elip tới hai tiêu điểm.

Giải

Ta có: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-36, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-37 . Do đó hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-38 . Vậy elip có hai tiêu điểm là hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-39(–3;0); hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-40

(3;0) và tiêu cự là hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-41hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-42. Ta có hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-43, nên tổng các khoảng cách từ mỗi điểm trên elip tới hai tiêu điểm bằng 2a = 10 .

Luyện tập 2. Cho elip có phương trình chính tắc  hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-44 . Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của elip.

Vận dụng 1. Trong bản vẽ thiết kế, vòm của ô thoáng trong Hình 7.22 là nửa nằm phía trên trục hoành của elip có phương trình hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-45
.

Biết rằng 1 đơn vị trên mặt phẳng toạ độ của bản vẽ thiết kế ứng với 30 cm trên thực tế. Tính chiều cao h của ô thoáng tại điểm cách điểm chính giữa của đế ô thoáng 75 cm.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-46

Hình 7.22

2. HYPEBOL

Trên mặt phẳng, nếu hai thiết bị đặt tại các vị trí hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-47, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-48 nhận được một tín hiệu âm thanh cùng lúc thì vị trí phát ra tín hiệu cách đều hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-49hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-50
, do đó, nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-51hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-52. Nếu hai thiết bị nhận được tín hiệu không cùng lúc thì để giới hạn khu vực tìm kiếm nơi phát ra tín hiệu, ta cần biết một đối tượng toán học, gọi là hypebol.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-53

Hình 7.23

 

Cho hai điểm phân biệt cố định hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-54hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-55
. Đặt hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-56hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-57 = 2c. Cho số thực dương a nhỏ hơn c. Tập hợp các điểm M sao cho hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-58 được gọi là đường hypebol (hay hypebol). Hai điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-59, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-60
được gọi là hai tiêu điểm và hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-61hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-62 = 2c được gọi là tiêu cự của hypebol đó.

Tại sao trong định nghĩa hypebol cần điều kiện a < c?

Chú ý. Hypebol có hai nhánh (H.7.23), một nhánh gồm những điểm M thoả mãn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-63 và nhánh còn lại gồm những điểm M thoả mãn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-64 (hay hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-65

).

(Trang 51)

Ví dụ 3. Trên biển có hai đảo hình tròn với bán kính khác nhau. Tại vùng biển giữa hai đảo đó, người ta xác định một đường ranh giới cách đều hai đảo, tức là, đường mà khoảng cách từ mỗi vị trí trên đó đến hai đảo là bằng nhau. Hỏi đường ranh giới đó có thuộc một nhánh của một hypebol hay không?

Chú ý. Khoảng cách từ một vị trí trên biển đến đảo hình tròn bằng hiệu của khoảng cách từ vị trí đó đến tâm đảo và bán kính của đảo.

Giải.

Giả sử đảo thứ nhất có tâm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-66 và bán kính hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-67, đảo thứ hai có tâm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-68 và bán kính hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-69 (H.7.24). Do hai đường tròn (hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-70

, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-71 ), (hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-72, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-73 ) nằm ngoài nhau nên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-74hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-75
>hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-76+hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-77. Gọi M là một điểm bất kì thuộc đường ranh giới.

Vì M cách đều hai đảo nên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-78

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-79.

Vậy đường ranh giới thuộc một nhánh của hypebol với tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-80

trùng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-81, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-82 trùng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-83, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-84hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-85
hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-86, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-87.

Luyện tập 3. Cho hình chữ nhật ABCD và M, N tương ứng là trung điểm của các cạnh AB, CD (H.7.25). Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một hypebol có hai tiêu M điểm là M và N.

HĐ3. Xét một hypebol (H) với các kí hiệu như trong định nghĩa. Chọn hệ trục toạ độ Oxy có gốc O là trung điểm của hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-88hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-89, tia Ox trùng tia hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-90

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-91 (H.7.26). Nêu toạ độ của các tiêu
điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-92, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-93. Giải thích vì sao điểm M(x; y) thuộc (H) khi và chỉ khi

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-94 (3)

Chú ý. Người ta có thể biến đổi (3) về dạng

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-95

, với hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-96.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-97

Hình 7.24

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-98

Hình 7.25

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-99

Hình 7.26

 

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, hypebol có hai tiêu điểm thuộc trục hoành sao cho O là trung điểm của đoạn nối hai tiêu điểm đó, thì có phương trình
hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-100
, với a, b >0.
(4)


Ngược lại, mỗi phương trình có dạng (4), với a, b >0, đều là phương trình của hypebol có hai tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-101, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-102, tiêu cự hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-103 và giá trị tuyệt đối của hiệu các khoảng cách từ mỗi điểm thuộc hypebol đến hai tiêu điểm bằng 2a.

Phương trình (4) được gọi là phương trình chính tắc của hypebol tương ứng.

(Trang 52)

Ví dụ 4. Cho hypebol có phương trình chính tắc : hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-104. Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của hypebol. Hiệu các khoảng cách từ một điểm nằm trên hypebol tới hai tiêu điểm có giá trị tuyệt đối bằng bao nhiêu?

Giải

Ta có hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-105

, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-106, nên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-107. Vậy hypebol có hai tiêu điểm là hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-108(–5; 0), hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-109(5; 0) và có tiêu cự 2c = 10 . Hiệu các khoảng cách từ một điểm nằm trên hypebol tới hai tiêu điểm có giá trị tuyệt đối bằnghinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-110
.

Luyện tập 4. Cho (H): hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-111. Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của (H).

3. PARABOL

HĐ4. Cho parabol (P): hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-112. Xét F(0; 1) và đường thẳng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-113: y+1=0. Với điểm M(x;y) bất kì, chứng minh rằng MF = d(M, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-114) ⇔ M(x;y) thuộc (P).

Như vậy, parabol (P): hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-115

là tập hợp những điểm cách đều điểm F(0; 1) và đường thẳng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-116: y + 1 = 0.

Để ý rằng: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-117, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-118

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-119

 

Cho một điểm F cố định và một đường thẳng hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-120
cố định không đi qua F. Tập hợp các điểm M cách đều F và hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-121 được gọi là đường parabol (hay parabol). Điểm F được gọi là tiêu điểm, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-122 được gọi là đường chuẩn, khoảng cách từ F đến hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-123 được gọi là tham số tiêu của parabol đó.

 

HĐ5. Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F và đường chuẩn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-124. Gọi p là tham số tiêu của (P) và H là hình chiếu vuông góc của F trên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-125

. Chọn hệ trục toạ độ Oxy có gốc O là trung điểm của HF, tia Ox trùng tia OF (H.7.27).

a) Nêu toạ độ của F và phương trình của hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-126.

b) Giải thích vì sao điểm M(x; y) thuộc (P) khi và chỉ khi

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-127

Chú ý. Bình phương hai vế của phương trình cuối cùng trong HĐ5 rồi rút gọn, ta dễ dàng nhận được phương trình hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-128.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-129

Hình 7.27

(Trang 53)

Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F, đường chuẩn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-130

. Gọi H là hình chiếu vuông góc của F trên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-131. Khi đó, trong hệ trục toạ độ Oxy với gốc O là trung điểm của HF, tia Ox trùng tia OF, parabol (P) có phương trình

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-132 ( với  p>0) (5)

Phương trình (5) được gọi là phương trình chính tắc của parabol (P).

Ngược lại, mỗi phương trình dạng (5), với p>0, là phương trình chính tắc của parabol
có tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-133 và đường chuẩn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-134: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-135

.

 

Ví dụ 5. Cho parabol (P): hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-136.

a) Tìm tiêu điểm F, đường chuẩn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-137 của (P).

b) Tim những điểm trên (P) có khoảng cách tới F bằng 3.

Sử dụng M cách đều F và hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-138.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-139

Giải

a) Ta có 2p = 1 nên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-140

.

Parabol có tiêu điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-141 và đường chuẩn hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-142: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-143.

b) Điểm hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-144 thuộc (P) có khoảng cách tới F bằng 3 khi và chỉ khi hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-145

và MF. Do MF = d(M, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-146) nên d(M, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-147)=3.

Mặt khác hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-148: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-149hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-150

nên hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-151.

Vậy hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-152hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-153 hoặc hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-154.

Vậy có hai điểm M thoả mãn bài toán với toạ độ là hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-155

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-156

Vận dụng 2. Tại một vùng biển giữa đất liền và một đảo, người ta phân định một đường ranh giới cách đều đất liền và đảo (H.7.28). Coi bờ biển vùng đất liền đó là một đường thẳng và đảo là hình tròn. Hỏi đường ranh giới nói trên có hình gì? Vì sao?

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-157

Hình 7.28

(Trang 54)

4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA BA ĐƯỜNG CONIC

TÍNH CHẤT QUANG HỌC

Tương tự gương cầu lồi thường đặt ở những khúc đường cua, người ta cũng có những gương (lồi, lõm) elip, hypebol, parabol. Tia sáng gặp các gương này, đều được phản xạ theo một quy tắc được xác định rõ bằng hình học, chẳng hạn:

`• Tia sáng phát ra từ một tiêu điểm của elip, hypebol (đối với các gương lõm elip, hypebol) sau khi gặp elip, hypebol sẽ bị hắt lại theo một tia (tia phản xạ) nằm trên đường thẳng đi qua tiêu điểm còn lại (H.7.29).

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-158 hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-159

Hình 7.29

• Tia sáng hướng tới một tiêu điểm của elip, hypebol (đối với các gương elip, hypebol lỗi), khi gặp elip, hypebol sẽ bị hắt lại theo một tia nằm trên đường thẳng đi qua tiêu điểm còn
lại (H.7.30).

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-160
hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-161

Hình 7.30

• Với gương parabol lõm, tia sáng phát ra từ tiêu điểm khi gặp parabol sẽ bị hắt lại theo một tia vuông góc với đường chuẩn của parabol (H.7.31). Ngược lại, nếu tia tới vuông góc với đường chuẩn của parabol thì tia phản xạ sẽ đi qua tiêu điểm của parabol.

Tính chất quang học được đề cập ở trên giúp ta nhận được ánh sáng mạnh hơn khi các tia sáng hội tụ và giúp ta đổi hướng ánh sáng khi cần. Ta cũng có điều tương tự đối với tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền từ vệ tinh.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-162

Hình 7.31

(Trang 55)

MỘT SỐ ỨNG DỤNG

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-163

Nhà vòm hoa (Flower Dome) trong Khu vườn bên vịnh (Gardens by the Bay), Singapore

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-164

Công viên với hình elip ở phía nam Nhà Trắng, Hoa Kỳ

Ba đường conic xuất hiện và có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong cuộc sống, chẳng hạn:

• Tia nước bắn ra từ đài phun nước, đường đi bỗng của quả bóng là những hình ảnh về đường parabol;

• Khi nghiêng cốc tròn, mặt nước trong cốc có hình elip. Tương tự, dưới ánh sáng mặt trời, bóng của một quả bóng, nhìn chung, là một elip;

• Ánh sáng phát ra từ một bóng đèn Led trên trần nhà có thể tạo nên trên tường các nhánh hypebol;

• Nhiều công trình kiến trúc có hình elip, parabol hay hypebol.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-165

a)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-166

b)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-167

c)

Hình 7.32

• Trong vũ trụ bao la, ánh sáng đóng vai trò sứ giả truyền tin. Ánh sáng phát ra từ một thiên thể sẽ mang những thông tin về nơi nó xuất phát. Khi nhận được ánh sáng, các nhà khoa học sẽ dựa vào đó để nghiên cứu, khám phá thiên thể. Trong thiên văn học, các gương trong kính thiên văn (H.7.32a) giúp nhà khoa học nhận được hình ảnh quan sát rõ nét hơn, ánh sáng thu được có các chỉ số phân tích rõ hơn.

• Anten vệ tinh parabol (H.7.32b) là thiết bị thu tín hiệu truyền về từ vệ tinh. Tín hiệu sau khi gặp parabol bị hắt lại và hội tụ về điểm thu được đặt tại tiêu điểm của parabol.

• Đèn pha đáy parabol (H.7.32c) giúp ánh sáng có thể phát xa (chẳng hạn, giúp đèn ô tô có thể chiếu xa). Ánh sáng xuất phát từ vị trí tiêu điểm của parabol, chiếu vào đáy đèn, các tia sáng bị hắt lại thành các tia sáng nằm trên các đường thẳng song song.

• Trong y học, để tán sỏi thận, người ta có thể dùng chùm tia laser phát ra từ một tiêu điểm của gương elip để sau khi phản xạ sẽ hội tụ tại tiêu điểm còn lại cũng chính là vị trí sỏi.

• Tháp giải nhiệt hình hypebol trong lò phản ứng hạt nhân (H.7.17c) hay trong nhà máy nhiệt điện có kiến trúc đảm bảo độ vững chãi, tiết kiệm nguyên vật liệu và giúp quá trình toả nhiệt được thuận lợi.

(Trang 56)

• Bằng các quan sát và phân tích thiên văn, Johannes Kepler (1571 – 1630) đã đưa ra định luật nói rằng, các hành tinh trong hệ Mặt Trời chuyển động theo các quỹ đạo là các đường elip nhận tâm Mặt Trời là một tiêu điểm.

Vận dụng 3. Gương elip trong một máy tán sỏi thận (H.7.33) ứng với elip có phương trình chính tắc hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-168 (theo đơn vị cm). Tính khoảng cách từ vị trí đầu phát sóng của máy đến vị trí của sỏi thận cần tán.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-169

Hình 7.33

Đầu phát sóng

Gương elip

Bệnh nhân

Sỏi thận

BÀI TẬP

7.19. Cho elip có phương trình: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-170

. Tìm tiêu điểm và tiêu cự của elip.

7.20. Cho hypebol có phương trình: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-171. Tìm tiêu điểm và tiêu cự của hypebol.

7.21. Cho parabol có phương trình: hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-172. Tìm tiêu điểm và đường chuẩn của parabol.

7.22. Lập phương trình chính tắc của elip đi qua điểm A(5; 0) và có một tiêu điểm là hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-173(3; 0).

7.23. Lập phương trình chính tắc của parabol đi qua điểm M(2; 4).

7.24. Có hai trạm phát tín hiệu vô tuyến đặt tại hai vị trí A, B cách nhau 300 km. Tại cùng một thời điểm, hai trạm cùng phát tín hiệu với vận tốc 292 000 km/s để một tàu thuỷ thu và đo độ lệch thời gian. Tín hiệu từ A đến sớm hơn tín hiệu từ B là 0,0005 s. Từ thông tin trên, ta có thể xác định được tàu thuỷ thuộc đường hypebol nào? Viết phương trình chính tắc của hypebol đó theo đơn vị kilômét.

7.25. Khúc cua của một con đường có dạng hình parabol, điểm đầu vào khúc cua là A, điểm cuối là B, khoảng cách AB = 400 m. Đỉnh parabol (P) của khúc cua cách đường thẳng AB một khoảng 20 m và cách đều A, B (H.7.34).
(khoảng 2000m. Đình parabol (P) của

a) Lập phương trình chính tắc của (P), với 1 đơn vị đo trong mặt phẳng toạ độ tương ứng 1 m trên thực tế.

b) Lập phương trình chính tắc của (P), với 1 đơn vị đo trong mặt phẳng toạ độ tương ứng 1 km trên thực tế.

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-174

Hình 7.34

 

Em có biết?

Hệ thống định vị trên mặt đất LORAN (Long Range Navigation) được hoạt động dựa trên nguyên lí đo sự chênh lệch thời gian tiếp nhận tín hiệu và sử dụng tính chất của hypebol để xác định vị trí của nơi nhận tín hiệu. Ta có thể hình dung một tình huống đơn giản như sau: Hai trạm phát sóng radio đặt tại hai vị trí xác định A, B, cùng lúc phát tín hiệu và được một tàu thuỷ thu và đo độ lệch về thời gian tiếp nhận. Từ vận tốc truyền sóng, có thể xác định được hiệu khoảng cách từ tàu thuỷ đến các vị trí A, B. Như vậy,

(Trang 57)

tàu thuỷ nằm trên một nhánh hypebol hoàn toàn xác định. Tương tự, nếu có trạm phát sóng thứ ba C (hoặc một cặp trạm C, D), thì cặp trạm phát sóng A, C (hay C, D), cũng cho phép ta xác định một nhánh hypebol đi qua vị trí tàu thuỷ. Do đó, vị trí tàu thuỷ được xác định như là giao điểm của hai nhánh hypebol (H.7.35a).

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-175

a)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-176

b)

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-177

c)

Hình 7.35

Nền tảng toán học cho ứng dụng trên đã được biết đến từ hơn 2000 năm trước. Bài toán xác định đường tròn tiếp xúc với ba đường tròn cho trước đã được đặt ra và nghiên cứu bởi Apollonius (khoảng 262 – 190, TCN). Trong Hình 7.35c, với ba đường tròn màu đen cho trước, đôi một ngoài nhau, có tám đường tròn tiếp xúc với cả ba đường tròn đó mà ta có thể đếm được trên hình vẽ. Nói chung, bài toán Apollonius có tám nghiệm hình, tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, số nghiệm có thể khác. Trong Hình 7.35b, với ba đường tròn đôi một tiếp xúc ngoài với nhau cho trước (ba hình tròn được tô cùng màu), có hai đường tròn tiếp xúc với chúng. Gọi hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-178, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-179, hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-180

là bán kính của ba đường tròn cho trước trong Hình 7.35b và r, R (r < R) là bán kính của hai đường tròn nghiệm. Năm 1643, trong một bức thư gửi công chúa Elisabeth (1618 – 1680), Descartes ( 1596 – 1650) đã đưa ra các công thức sau, cho phép tính bán kính của các đường tròn nghiệm theo các đường tròn đã cho

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-181

hinh-anh-bai-22-ba-duong-conic-12012-182.


Định lí của Descartes còn được phát hiện một cách độc lập bởi Steiner năm 1826, Beecroft năm 1842, Soddy năm 1936. Soddy đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature dưới dạng một bài thơ với tên “The Kiss Precise".

Các thông tin trên cũng được đề cập trong bài báo của Coxter trên tạp chí American Mathematical Monthly, số 75, năm 1968.

Bài toán Apollonius còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, ở đó, ba đường cho trước có thể là đường tròn, đường thẳng, hay điểm. Để một đường tròn tiếp xúc ngoài (tiếp xúc trong) với hai đường tròn cho trước, thì tâm của nó phải thuộc một nhánh hypebol (hoặc elip). Do đó việc xác định tâm của đường tròn nghiệm của bài toán Apollonius có thể chuyển thành bài toán xác định giao của hai đường conic. Ta hoàn toàn có thể nhìn ra mối liên hệ giữa bài toán Apollonius với Ví dụ 3, Vận dụng 2 trong Bài 22, cũng như bài toán định vị trong hệ thống LORAN.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 22: Ba đường conic | Toán 10 - Tập 2 | Chương VII: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.