Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc | Công Nghệ 11 | Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Công nghệ 11 - Bài 2


1. Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.

2. Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.

Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng của vật thể, chúng được vẽ theo một trong hai phương pháp sau đây :

I – PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT (PPCGI)

– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể. Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh như hình 2.1.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-vuong-goc-3216-0

Hình 2.1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

– Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 90° và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 90° để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng (được chọn là mặt phẳng bản vẽ).

– Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng như hình 2.2.

   + Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.

   + Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước châu Âu thường dùng phương pháp chiếu góc thứ nhất.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-vuong-goc-3216-1

Hình 2.2. Vị trí các hình chiếu theo PPCG1

II – PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ BA (PPCG3)

– Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể. Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh như hình 2.3.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-vuong-goc-3216-2

Hình 2.3. Phương pháp chiếu góc thứ ba

– Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 90° để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng (được chọn là mặt phẳng bản vẽ).

– Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng như hình 2.4 :

   + Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A.

   + Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

Nhiều nước châu Mĩ và một số nước khác thường dùng phương pháp chiếu góc thứ ba.

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-vuong-goc-3216-3

Hình 2.4. Vị trí các hình chiếu theo PPCG3

(?) Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba, vật thể có vị trí như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu và người quan sát ?

Câu hỏi

1. Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

2. So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bài tập

Cho vật thể có các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 (hình 2.5).

a) Đánh dấu (x) vào mẫu bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.

b) Ghi số thứ tự hình chiếu vào ô của mẫu bảng 2.2 và 2.3 để chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bảng 2.1. Quan hệ giữa hướng chiếu và hình chiếu

Hình chiếu Hướng chiếu A B C Tên gọi hình chiếu
1        
2        
3        

hinh-anh-bai-2-hinh-chieu-vuong-goc-3216-4

Hình 2.5

Chú ý : Chép các bảng 2.1, 2.2, 2.3 vào vở bài tập để trả lời các câu hỏi.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc | Công Nghệ 11 | Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 11

  1. Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở
  2. Chương 2: Vẽ Kĩ Thuật Ứng Dụng
  3. Chương 3: Vật Liệu Cơ Khí Và Công Nghệ Chế Tạo Phôi
  4. Chương 4: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại Và Tự Động Hóa Trong Chế Tạo Cơ Khí
  5. Chương 5: Đại Cương Về Động Cơ Đốt Trong
  6. Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
  7. Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.