Bài 24: Cơ Cấu Phân Phối Khí | Công Nghệ 11 | Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Công nghệ 11 - Bài 24


1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

2. Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

I – NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI

1. Nhiệm vụ

Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

2. Phân loại

Cơ cấu phân phối khí thường được chia ra các loại như sau :

hinh-anh-bai-24-co-cau-phan-phoi-khi-3238-0

Hình 24.1. Sơ đồ phân loại cơ cấu phân phối khí

II – CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ DÙNG XUPAP

1. Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí xupap treo được minh hoạ trên hình 24.2a. Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng. Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối. Nếu trục cam đặt trên nắp máy, thường sử dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung gian. Số vòng quay của trục cam bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu.

hinh-anh-bai-24-co-cau-phan-phoi-khi-3238-1

Hình 24.2. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap
a) Cơ cấu phân phối khí xupap treo ; b) Cơ cấu phân phối khí xupap đặt.
1. Trục cam và cam ; 2. Con đội ; 3. Lò xo xupap ; 4. Xupap ; 5. Nắp máy ;
6. Trục khuỷu ; 7. Đũa đẩy ; 8. Trục cò mổ ; 9. Cò mổ ; 10. Bánh răng phân phối.

(?) Tại sao trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu ?

Cơ cấu phân phối khí xupap đặt được minh hoạ trên hình 24.2b có cấu tạo đơn giản hơn. Do xupap được đặt trong thân máy nên con đội 2 trực tiếp dẫn động xupap 4 mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian (đũa đẩy, cò mổ).

(2) 1. Quan sát hình 24.2 và hãy cho biết những dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

     2. Chi tiết nào của động cơ 2 kì trên hình 21.3 làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí ?

Trong hai loại trên, cơ cấu phân phối khí xupap treo tuy có cấu tạo phức tạp nhưng lại có ưu điểm như cấu tạo buồng cháy gọn hơn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn, dễ điều chỉnh khe hở xupap nên được dùng phổ biến hơn.

2. Nguyên lí làm việc

Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo : Khi động cơ làm việc, trục cam 1 và các cam trên đó được trục khuỷu 6 dẫn động thông qua cặp bánh răng 10 sẽ quay để dẫn động đóng, mở các xupap nạp, thải 4. Cụ thể là :

– Khi vấu cam 1 tác động làm con đội 2 đi lên, qua đũa đẩy 7 làm cò mổ 9 xoay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục 8. Kết quả là xupap 4 bị ép xuống, cửa nạp mở để khí nạp đi vào xilanh (xupap nạp) hoặc cửa thải mở để khí thải trong xilanh thoát ra ngoài (xupap thải). Khi xupap mở, lò xo xupap 3 bị nén lại.

– Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về vị trí ban đầu, cửa nạp (hoặc thải) lại được đóng kín.

(?) Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt.

Câu hỏi

1. Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.

2. So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

3. Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 24: Cơ Cấu Phân Phối Khí | Công Nghệ 11 | Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 11

  1. Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở
  2. Chương 2: Vẽ Kĩ Thuật Ứng Dụng
  3. Chương 3: Vật Liệu Cơ Khí Và Công Nghệ Chế Tạo Phôi
  4. Chương 4: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại Và Tự Động Hóa Trong Chế Tạo Cơ Khí
  5. Chương 5: Đại Cương Về Động Cơ Đốt Trong
  6. Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
  7. Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.