Bài 35: Động Cơ Đốt Trong Dùng Cho Tàu Thủy | Công Nghệ 11 | Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Công nghệ 11 - Bài 35


Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.

I – ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ

Động cơ dùng trên tàu thuỷ thường có đặc điểm sau :

– Thường là động cơ điêzen.

– Có thể sử dụng một hoặc nhiều động cơ làm nguồn động lực cho một tàu.

– Đối với tàu thuỷ cỡ nhỏ, cỡ trung, thường sử dụng động cơ có tốc độ quay trung bình và cao.

– Tàu thuỷ cỡ lớn thường sử dụng động cơ có tốc độ quay thấp và có khả năng đảo chiều quay.

– Công suất động cơ trên tàu thuỷ có thể đạt trên 50000kW.

– Số lượng xilanh nhiều, có thể tới 42 xilanh.

– Động cơ trên tàu thường được làm mát cưỡng bức bằng nước.

II – ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN TÀU THUỶ

Hệ thống truyền lực của tàu thuỷ rất đa dạng, cách bố trí chúng thường tuân thủ theo nguyên tắc chung như hình 35.1 và 35.2.

hinh-anh-bai-35-dong-co-dot-trong-dung-cho-tau-thuy-3249-0

Hình 35.1. Bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ
1. Vỏ ; 2. Buồng lái ; 3. Động cơ ; 4. Li hợp
5. Hộp số ; 6. Hệ trục ; 7. Chân vịt ; 8. Bánh lái.

hinh-anh-bai-35-dong-co-dot-trong-dung-cho-tau-thuy-3249-1

Hình 35.2. Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ

Hình 35.3 là ví dụ của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.

hinh-anh-bai-35-dong-co-dot-trong-dung-cho-tau-thuy-3249-2

Hình 35.3. Sơ đồ hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ
1. Động cơ ; 2. Li hợp ; 3. Ổ chặn ; 4. Ổ đỡ ; 5. Trục
6. Ống bao ; 7. Trục ống bao ; 8. Chân vịt ; 9. Hộp số.

(?) Hãy quan sát hình 35.3, cho biết cách bố trí động cơ 1 so với vỏ của tàu như thế nào ?

Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ :

– Khoảng cách truyền momen quay từ động cơ đến chân vịt rất lớn.

– Một động cơ có thể truyền momen cho hai, ba chân vịt hoặc ngược lại một chân vịt có thể nhận momen từ nhiều động cơ. Khi đó cần có bộ phận phân phối hoặc hoà công suất cho phù hợp.

– Trên tàu thuỷ không có hệ thống phanh, mặc dù tàu thuỷ chuyển động với quán tính lớn. Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta cho chân vịt thay đổi chiều quay bằng cách đảo chiều quay của động cơ hoặc dùng hộp số có số lùi.

– Đối với hệ thống truyền lực có hai chân vịt trở lên, chân vịt có thể giúp cho quá trình lái được mau lẹ.

– Một phần trục lắp chân vịt ngập trong nước, do vậy vấn đề chống ăn mòn và tránh nước lọt vào khoang tàu rất quan trọng.

– Hệ trục trên tàu thuỷ gồm nhiều đoạn và ghép nối với nhau bằng khớp nối.

– Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác động lên vỏ tàu thông qua ổ chặn.

Câu hỏi

1. Nêu đặc điểm của động cơ đốt trong trên tàu thuỷ.

2. Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 35: Động Cơ Đốt Trong Dùng Cho Tàu Thủy | Công Nghệ 11 | Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 11

  1. Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở
  2. Chương 2: Vẽ Kĩ Thuật Ứng Dụng
  3. Chương 3: Vật Liệu Cơ Khí Và Công Nghệ Chế Tạo Phôi
  4. Chương 4: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại Và Tự Động Hóa Trong Chế Tạo Cơ Khí
  5. Chương 5: Đại Cương Về Động Cơ Đốt Trong
  6. Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
  7. Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.