Bài 26: Hệ Thống Làm Mát | Công Nghệ 11 | Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Công nghệ 11 - Bài 26


1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

2. Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

I − NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI

1. Nhiệm vụ

Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.

2. Phân loại

Theo chất làm mát, hệ thống được chia ra hai loại :

– Hệ thống làm mát bằng nước.

– Hệ thống làm mát bằng không khí.

II – HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC

1. Cấu tạo

Hệ thống làm mát bằng nước được chia ra ba loại : bốc hơi, đối lưu tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức. Bài này chỉ giới thiệu loại tuần hoàn cưỡng bức (hình 26.1) vì loại này tuy có cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm.

Nước làm mát được chứa trong các đường ống, bơm, két và áo nước. Bơm nước 10 tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống. Bơm nước và quạt gió 7 được dẫn động từ trục khuỷu thông qua đại truyền 9. Két nước 5 gồm hai bình chứa phía trên và dưới được nối thông với nhau bởi một giàn ống nhỏ 6. Nước nóng chảy qua giàn ống này sẽ được làm mát nhanh chóng nhờ diện tích tiếp xúc rất lớn của vỏ ống với không khí. Tốc độ làm mát nước còn được tăng thêm khi quạt gió 7 hút không khí qua giàn ống.

hinh-anh-bai-26-he-thong-lam-mat-3240-0

Hình 26.1. Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
1. Thân máy ; 2. Nắp máy ; 3. Đường nước nóng ra khỏi động cơ
4. Van hằng nhiệt ; 5. Két nước ; 6. Giàn ống của két nước ;
7. Quạt gió ; 8. Ống nước nối tắt về bơm ; 9. Puli và đai truyền
10. Bơm nước ; 11. Ống phân phối nước lạnh.

2. Nguyên lí làm việc

Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.

– Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước về két, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước 8 để nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm 10 rồi lại được bơm vào áo nước. Như vậy, nhiệt độ nước trong áo nước tăng nhanh, rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ.

– Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van 4 mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào két 5, vừa chảy vào đường nước 8.

– Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước 8, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước vào két 5, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két 5, được làm mát rồi được bơm 10 hút đưa trở lại áo nước của động cơ.

III – HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ

1. Cấu tạo

Cấu tạo chủ yếu của hệ thống làm mát bằng không khí là các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy (hình 26.2).

Để tăng lượng không khí đi qua các cánh tản nhiệt, trên các động cơ tĩnh tại hoặc động cơ nhiều xilanh có cấu tạo thêm quạt gió, tấm hướng gió và vỏ bọc (hình 26.3).

hinh-anh-bai-26-he-thong-lam-mat-3240-1

Hình 26.2. Động cơ làm mát bằng không khí

hinh-anh-bai-26-he-thong-lam-mat-3240-2

Hình 26.3. Hệ thống làm mát bằng không khí sử dụng quạt gió
1. Quạt gió ; 2. Cánh tản nhiệt ; 3. Tấm hướng gió ; 4. Vỏ bọc ; 5. Cửa thoát gió.

2. Nguyên lí làm việc

Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí. Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao.

Hệ thống có sử dụng quạt gió không chỉ tăng tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng đều hơn.

Câu hỏi

1. Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.

2. Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

3. Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng ? Tại sao ?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 26: Hệ Thống Làm Mát | Công Nghệ 11 | Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 11

  1. Chương 1: Vẽ Kĩ Thuật Cơ Sở
  2. Chương 2: Vẽ Kĩ Thuật Ứng Dụng
  3. Chương 3: Vật Liệu Cơ Khí Và Công Nghệ Chế Tạo Phôi
  4. Chương 4: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại Và Tự Động Hóa Trong Chế Tạo Cơ Khí
  5. Chương 5: Đại Cương Về Động Cơ Đốt Trong
  6. Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
  7. Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.