Bài 3: Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng | Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) | Chương II. Trồng và chăm sóc rừng - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ 12 - Chương II - Bài 3


(Trang 19)

CHƯƠNG II. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

• Vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.

• Quy luật sinh trưởng phát triển của cây rừng.

• Thời vụ trồng rừng, kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.

hinh-anh-bai-3-vai-tro-nhiem-vu-cua-trong-va-cham-soc-rung-12191-0

(Trang 19)

BÀI 3. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.

Mở đầu

Trồng và chăm sóc rừng (Hình 3.1) có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống? Nhiệm vụ của trồng rừng là gì?

hinh-anh-bai-3-vai-tro-nhiem-vu-cua-trong-va-cham-soc-rung-12191-1

Hình 3.1. Chăm sóc rừng trồng

I. VAI TRÒ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

1. Vai trò của trồng rừng

Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc: Các bãi bồi, rừng sau khai thác, rừng bị cháy, đốt rừng làm nương rẫy,... tạo thành các khu vực đất trống đồi núi trọc. Nơi đây thường xảy ra xói mòn, sạt lở gây ra các thảm họa về môi trường. Trồng rừng trên diện tích này giúp phục hồi hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống của con người và hệ động, thực vật tự nhiên.

Cung cấp lâm sản: Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu đối với các loại lâm sản ngày càng lớn. Trồng rừng giúp cung cấp gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu của con người, nhờ đó hạn chế nhu cầu khai thác rừng tự nhiên của con người, giúp bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên. Điều này rất có ý nghĩa khi rừng tự nhiên đã và đang bị suy thoái đến mức khó có khả năng phục hồi.

Khám phá

Kể tên một số loại lâm sản mà em biết. Chúng có vai trò gì đối với con người?

Phòng hộ và bảo vệ môi trường: Trồng rừng đặc biệt là trồng rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng với bảo vệ môi trường và hạn chế thiên tai. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn giúp điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ,... Trồng rừng phòng hộ ven biển giúp chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,... Trồng rừng phòng hộ cửa sông giúp ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới,... Trồng rừng phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị giúp điều hòa không khí, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

(Trang 21)

Khám phá

Quan sát Hình 3.2 và nêu các vai trò của trồng rừng.

hinh-anh-bai-3-vai-tro-nhiem-vu-cua-trong-va-cham-soc-rung-12191-2

Hình 3.2. Một số vai trò của trồng rừng

 

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... nêu thêm vai trò của trồng rừng đối với đời sống và nền kinh tế.

2. Vai trò của chăm sóc rừng

Chăm sóc rừng gồm các công việc như làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, tỉa thưa, bón phân, tưới nước,... Chăm sóc rừng có vai trò:

- Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng, nâng cao tỉ lệ sống, rút ngắn thời gian ổn định rừng trồng, tăng tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán.

- Tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm gỗ ở cuối chu kì khai thác.

- Hạn chế tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng, giúp cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.

II. NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

1. Nhiệm vụ của trồng rừng

Đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng (trồng mới và trồng sau khai thác): Trồng rừng mới ở những nơi mất rừng trong một khoảng thời gian dài trước đó, ở các bãi bồi mới hình thành hoặc trồng lại rừng trên những diện tích đã khai thác nhằm bảo đảm tái sinh rừng và phủ xanh các diện tích rừng này trong khoảng thời gian ngắn nhất.

(Trang 22)

Trồng rừng sản xuất để lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu: Để đáp ứng cho mục tiêu lấy gỗ lớn (gỗ xẻ), gỗ nhỏ (gỗ nguyên liệu) hoặc lấy các loại lâm đặc sản ngoài gỗ như nhựa, tinh dầu, gia vị, dược liệu,... thì lựa chọn loài cây và hệ thống biện pháp kĩ thuật trồng rừng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cung cấp nguyên liệu sản xuất sản phẩm đa dạng phục vụ đời sống hay xuất khẩu.

Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy, trồng rừng chắn gió, chắn cát bay và bảo vệ môi trường: Dựa trên việc phân cách phòng hộ tại các khu vực khác nhau để tiến hành thiết kế và triển khai các biện pháp kĩ thuật trồng rừng phòng hộ phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, giảm thiểu tác hại của các hiện tượng thiên nhiên bất lợi, cải tạo môi trường sinh thái của khu vực.

Trồng rừng đặc dụng ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng: Tại vùng đệm hay phân khu phục hồi sinh thái của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, việc trồng rừng nhằm hỗ trợ việc bảo vệ phân khu bảo tồn nghiêm ngặt, góp phần phục hồi các hệ sinh thái đã mất hay đang bị nguy hại, tăng cường đa dạng sinh học. Trồng rừng bằng các loại cây đặc trưng tại các di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng sẽ tạo cảnh quan làm tăng tính tôn nghiêm, tăng giá trị văn hóa, lịch sử,...

2. Nhiệm vụ của chăm sóc rừng

Nhiệm vụ của chăm sóc rừng là đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, phát triển bằng các biện pháp như: làm cỏ, vun xới, bón phân, tưới nước,... Làm tăng tỉ lệ sống của cây rừng sau khi trồng, rừng sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, sớm khép tán và nhanh chóng ổn định.

Tỉa cành giúp nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất và tránh khuyết tật sản phẩm gỗ sau này. Các cành già ở phía dưới tán có hiệu suất quang hợp kém, tiêu tốn dinh dưỡng nhưng tạo ra lượng sinh khối hạn chế cần được tỉa bỏ nhằm tập trung dinh dưỡng cho cành lá ở phía trên. Việc tỉa cành cần được thực hiện đúng kĩ thuật để cây mau liền sẹo, không để lại khuyết tật (mắt chết).

Trồng dặm và tỉa thưa: Tiến hành trồng dặm và tỉa thưa để đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo các chức năng của rừng.

Luyện tập

1. Trình bày vai trò của trồng và chăm sóc rừng đối với đời sống và nền kinh tế.

2. Hãy cho biết những nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới.

Vận dụng

Nêu một số vai trò của trồng rừng đối với địa phương em hợc đối với một địa phương khác  mà em biết.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 3: Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng | Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) | Chương II. Trồng và chăm sóc rừng - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.