Nội Dung Chính
(Trang 93)
CHƯƠNG VIII. CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN
• Quy trình nuôi và chăm sóc một số loại thủy sản phổ biến ở Việt Nam.
• Biện pháp đảm bảo vệ sinh ao nuôi và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
• Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
• Phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản phổ biến; ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến thủy sản.
• Thực hành bảo quản và chế biến thủy sản.
(Trang 94)
BÀI 19. CÔNG NGHỆ NUÔI MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
Sau khi học xong bài này, em sẽ:
Mô tả được quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam.
Mở đầu
Nuôi cá thương phẩm trong lồng (Hình 19.1) gồm những công việc gì và được thực hiện như thế nào?
Hình 19.1. Nuôi cá rô phi trong lồng
I. NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG LỒNG
1. Chuẩn bị lồng
a) Lựa chọn vị trí đặt lồng
Lồng nuôi cá rô phi chỉ được đặt ở nơi đã quy hoạch trên sông, hồ chứa, hồ thủy điện nơi có nguồn nước sạch, nước được lưu thông, chất được đảm bảo (Bảng 19.1); tránh xa khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.
Bảng 19.1. Yêu cầu chất lượng nước nơi đặt lồng
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | pH | 6,5 - 8,5 | |
2 | Oxygen hòa tan (DO) | mg/L | ≥ 4 |
3 | Amoni (NH4+, NH3) | mg/L | <1 |
4 | NO2 | mg/L | 0,02 |
5 | H2S | mg/L | 0 |
6 | Độ trong | cm | ≥ 30 |
7 | Độ kiềm | mg CaCO3/L | 60 - 180 |
(Nguồn: QCVN 02-22:2015/BNNPTNT)
(Trang 95)
Các lồng nuôi cá rô phi trên sông cần được đặt ở nơi thoáng gió, có mặt nước rộng, nước lưu thông vừa phải, tốc độ dòng chảy ổn định khoảng 0,2-0,3 m/s. Tổng diện tích các lồng nuôi nên dưới 0,2% tổng diện tích mặt sông; mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 40 ô lồng, khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 50-100 m.
Các lồng nuôi cá rô phi trên hồ chứa cần được đặt nơi thoáng gió, nên cách bờ trên 15 m, không nên đặt ở các eo ngách nhiều cây che phủ. Mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 30 ô lồng, khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 150-200 m. Với hệ thống lồng HDPE, nên bố trí lồng độc lập hoặc thành cụm từ 6 đến 8 ô lồng, cách xa nhau từ 30 m đến 50 m.
b) Kích thước lồng nuôi và nguyên vật liệu làm lồng
Hiện nay, lồng nuôi cá rô phi phổ biến là lồng lưới, khung thép không rỉ, thường dùng loại ống thép tuýp cỡ Φ = 44, lồng lưới 2 lớp, sâu 3 m, phía bề mặt thêm lưới lửng sâu khoảng 80 cm (50 cm phía trên mặt nước và 30 cm chìm dưới nước để chắn thức ăn). Các lồng nuôi cá rô phi thường có kích cỡ 6m x 6m x 3 m (108 m³) hoặc 9 m x 6m x 3 m (162 m³), mỗi ô lồng thường được nâng đỡ bởi hệ thống từ 8 phao đến 12 phao. Phao được sử dụng là các thùng phi nhựa, có thể tích khoảng 200 L, các ô lồng được neo bởi hệ thống dây dù. Mỗi cụm lồng cần được thiết kế nhà ăn, nghỉ cho công nhân; kho chứa thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh trong nuôi cá. Ngoài ra, người nuôi cần chuẩn bị đảm bảo các phương tiện bảo hộ, phao cứu sinh.
2. Lựa chọn và thả giống
Chọn cá khoẻ, đồng đều, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh. Cá giống thường được thả vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm. Thả cá giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả cá cần tắm cá trong dung dịch nước muối loãng 2% khoảng 5-10 phút. Thả cá từ từ cho cá làm quen với môi trường nước mới. Mật độ cá thả tuỳ thuộc vào kích cỡ và vị trí đặt lồng.
Bảng 19.2. Kích cỡ và mật độ cá rô phi trong lồng trên sông, hồ
STT | Loài cá | Kích cỡ cá thả (cm/con) | Khối lượng cá thả (g/con) | Mật độ thả (con/m³) |
1 | Cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) | 6 - 8 | 5 - 10 | 40 - 50 |
8 - 10 | 15 - 20 | 30 - 40 | ||
2 | Cá rô phi vằn | 6 - 8 | 5 - 10 | 40 - 50 |
8 - 10 | 15 - 20 | 30 - 40 |
3. Quản lí và chăm sóc
a) Thức ăn và cho cá ăn
Khi mới thả, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein khoảng 30-35%, kích cỡ từ 1 mm đến 2 mm. Khi cá lớn dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein khoảng 28-30%, kích cỡ từ 3 mm đến 4 mm.
(Trang 96)
Hằng ngày cho cá ăn 2 lần, vào khoảng 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ bằng thức ăn viên nổi (Hình 19.2) với lượng thức ăn hằng ngày chiếm khoảng 5-7% khối lượng cả nuôi trong 1 đến 2 tháng nuôi đầu và khoảng 3-5% vào các tháng nuôi sau. Lượng thức ăn giảm đi vào những ngày thời tiết xấu.
Hình 19.2. Thức ăn nuôi cá rô phi
Có thể cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
b) Quản lí lồng nuôi
Hằng ngày quan sát và kịp thời khắc phục ngay sự cố khi phát sinh: Rác trên sông, trên hồ dạt vào lồng nuôi cần được làm vệ sinh ngay, vớt bỏ cá chết ra khỏi lồng nuôi, xử lí xác cá chết theo quy định,...
Định kì vệ sinh lồng lưới tạo sự thông thoảng cho cá nuôi 1 tuần/lần (mùa hè), 2 tuần/1 lần (mùa đông) bằng cách dùng máy phun xịt rửa lồng (làm nhẹ nhàng, tránh cá nhảy ra khỏi lồng).
Hình 19.3. Nuôi cá rô phi trong lồng HDPE trên Hồ thủy điện Hòa Bình
c) Quản lí sức khỏe cá nuôi lồng
Đối với cá rô phi nuôi lồng, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Quản lí sức khoẻ đảm bảo tổng hợp kĩ thuật nuôi từ khâu chăm sóc, đánh bắt, vận chuyển, quản lí chế độ cho ăn, loại và lượng thức ăn, quản lí môi trường nuôi cá lồng, sát trùng nước định kì.
Khi nguồn nước nuôi cá không đảm bảo, cần treo túi với hoặc sử dụng thuốc sát trùng nguồn nước chậm tan giữa lồng để sát trùng nguồn nước. Định kì cho cá ăn thức ăn có bồ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường miễn dịch, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho cá. Định kì cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt nội, ngoại kí sinh trùng.
Khi dịch bệnh xảy ra cần tiến hành xử lí như sau: Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi (tuyệt đối không vứt xác cá chết ra khỏi khu vực nước xung quanh), kiểm tra lâm sàng, gửi mẫu cá có biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm gần nhất, xin tư vấn của nhà chuyên môn. Tiến hành sát trùng lưới, dụng cụ, nguồn nước nuôi lồng (treo túi või, treo viên TCCA hoặc phun BKC lồng lưới). Điều trị bằng các loại thuốc được phép theo quy định; liều lượng, cách dùng thuốc theo hướng dẫn.
4. Thu hoạch
Khi cá rô phi nuôi lồng đạt kích cỡ thương phẩm (> 1,0 kg/con) sau từ 6 đến 8 tháng nuôi thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch dùng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày. Khi đánh bắt cá trong lồng lưới cần kéo dồn cả nhẹ nhàng, cẩn thận về một góc để tránh làm cả nhảy ra khỏi lồng, giúp cho việc đánh bắt dễ dàng hơn. Cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển cả sống như lồ, thuyền, vợt mềm có lưới mịn, đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá. Đặc biệt lưu ý không đánh bắt, tiêu thụ cá thương phẩm khi
(Trang 97)
dừng sử dụng điều trị chưa hết thời gian quy định. Cá thương phẩm thường được lưu giữ, vận chuyển đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát, cung cấp đủ oxygen, nên tiêu thụ ngay trong ngày.
Hình 19.4. Dụng cụ vận chuyển cá rô phi thương phẩm đi tiêu thụ
II. KĨ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG AO
Kĩ thuật này chia thời gian nuôi tôm từ giống lên thương phẩm thành ba giai đoạn, giúp tăng tốc độ sinh trưởng của tôm, giảm rủi ro dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tỉ lệ sống của tôm và năng suất của vụ nuôi.
1. Hệ thống ao nuôi
Lựa chọn và chuẩn bị ao nuôi: Hệ thống ao nuôi gồm 3 ao cho 3 giai đoạn khác nhau, diện tích mỗi ao từ 1 000 m² đến 2 000 m². Ao có thể là ao đất hoặc ao được làm nổi trên mặt đất (ao giai đoạn 1 và 2), được lột bằng bạt HDPE. Ao có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật được bo tròn các góc, cống thoát nằm ở giữa trung tâm ao. Ao được lắp đặt hệ thống sục khí (ao giai đoạn 1) hoặc lắp đặt cả hệ thống sục khi và quạt nước với (ao giai đoạn 2 và 3). Ao nuôi giai đoạn 1 và 2 nên có mái che vào mùa nóng.
Vệ sinh ao nuôi: Đối với ao đất, cần tiến hành cải tạo ao theo đúng quy trình. Đối với ao lót bạt (Hình 19.5), cần xịt rửa, khử trùng bạt trước khi nuôi.
Hình 19.5. Ao nuôi tôm lót bạc
Lấy nước vào ao: Nước trước khi đưa vào ao phải được lọc và khử trùng theo đúng quy trình.
(Trang 98)
2. Lựa chọn và thả giống
Lựa chọn tôm giống khoẻ mạnh, chiều dài cơ thể từ 9 mm đến 11 mm (giai đoạn Postlarvae), đạt yêu cầu chất lượng và được sản xuất từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định. Trước khi đóng túi để vận chuyển, tôm cần được thuần hoá độ mặn và pH tương đương với điều kiện của ao ương giai đoạn một. Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý cân bằng nhiệt độ giữa môi trường nước cũ và nước ao mới trước khi tiến hành thả để tránh tôm bị sốc nhiệt (Hình 19.6). Mật độ thả từ 500 đến 1 000 con/m² đối với giai đoạn 1; 250 đến 500 con/m² ở giai đoạn 2; 100 đến 150 con/m² ở giai đoạn 3.
Hình 19.6. Ngâm túi tôm trước khi thả
Khám phá
Vì sao mật độ thả tôm thẻ chân trắng ở ba giai đoạn khác nhau?
3. Quản lí và chăm sóc
a) Thức ăn và cho ăn
Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao, khối lượng thức ăn và kích cỡ phù hợp với ngày tuổi theo khuyến cáo của nhà sản xuất thức ăn. Cho ăn từ 4 đến 6 lần/ngày tuỳ vào giai đoạn phát triển của tôm. Thường xuyên sử dụng sàng ăn kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Hình 19.7. Sàng cho tôm ăn
(Trang 99)
b) Quản lí môi trường
Hằng ngày, tiến hành xi phông để thu gom chất thải trong ao, kiểm tra chất lượng nước, để có biện pháp xử lí kịp thời, cấp bù lượng nước hao hụt do xi phông. Định kì khoảng 4 - 5 ngày/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao. Sử dụng chế phẩm vi sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4. Thu hoạch
Giai đoạn một: Sau 25 đến 30 ngày ương, khi tôm đạt cỡ từ 800 đến 1000 con/kg thì tiến hành thu và chuyển tôm sang ao nuôi giai đoạn hai.
Giai đoạn hai: Sau 25 đến 30 ngày nuôi, khi tôm đạt cỡ 200 con/kg thì tiến hành thu và chuyển tôm sang ao nuôi giai đoạn ba.
Giai đoạn ba: Sau 30 ngày nuôi, khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm (khoảng 30-50 con/kg) thì tiến hành thu hoạch bằng cách xả khoảng 50% lượng nước trong ao, sau đó dùng lưới kéo để thu tôm và xuất bản.
Kết nối năng lực
Tìm hiểu kĩ thuật nuôi tôm sú hoặc tôm càng xanh và so sánh với kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
III. KĨ THUẬT NUÔI NGAO BẾN TRE NGOÀI BÃI TRIỀU
1. Chọn và chuẩn bị bãi
Ngao Bến Tre (Hình 19.8) thường được nuôi ở bãi triều, thuộc eo vịnh có sóng, gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, vị trí thông thoáng, không bị ứ đọng nước và rác thải, có lượng nước ngọt nhất định đổ vào. Bãi có đáy là cát bùn (cát chiếm từ 60% đến 80%), độ mặn từ 15% đến 25%, thời gian phơi bãi không quá 8 giờ/ngày. Bãi nuôi không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay nước thải sinh hoạt.
Hình 19.8. Ngao Bến Tre
Trước khi thả giống, bãi cần được dọn rác, làm tơi xốp đáy, san phẳng sau đó tạo các rãnh nhỏ cho nước rút khi thuỷ triều xuống. Dùng lưới quây xung quanh bãi nuôi (Hình 19.9).
Hình 19.9. Bãi nuôi ngao
(Trang 100)
2. Lựa chọn và thả giống
Ngao giống được chọn là những con giống khoẻ, vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ. Trong một năm có hai vụ chính để thả ngao giống, từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 10. Giống được thả khi bãi nuôi ngập nước khoảng 10 cm, rải đều con giống lên khắp bề mặt bãi nuôi. Mật độ thả nuôi tuỳ vào kích cỡ giống thả (Bảng 19.3).
Bảng 19.3. Cỡ giống và mật độ thả ngao giống
Cỡ giống (con/kg) | Mật độ thả (con/m²) |
20 000 | 5 000 |
10 000 | 3 000 |
1 000 | 400 |
800 | 350 |
500 | 300 |
(Nguồn: Chu Chí Thiết & cs, năm 2018)
3. Quản lí và chăm sóc
Ngao là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là các sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước nên trong quá trình nuôi không cần cho ăn. Định kì san thưa mật độ, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lưới cây và bãi nuôi để loại bỏ địch hại, rác thải và ngao chết. Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, cần có biện pháp xử lí kịp thời.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 12-18 tháng nuôi, kích cỡ ngao từ 30 đến 50 con/kg thì có thể thu hoạch. Có hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu toàn bộ ngao trên bãi nuôi. Tiến hành thu hoạch ngao khi nước triều rút.
Kết nối năng lực
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và lợi ích của ngao đối với sức khỏe con người
Luyện tập
1. Mô tả kĩ thuật nuôi cá rô phi thương phầm trong lồng. Liên hệ thực tiễn ở địa phương em.
2. Mô tả kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao
3. Mô tả kĩ thuật nuôi ngao Bến Tre
Vận dụng
Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản phù hợp với thực tiễn địa phương em.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn