ĐỌC | Ngữ Văn Tập 1 | BÀI 2: CÂU TỪ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ Văn - ĐỌC - Vợ nhặt (Trích – Kim Lân) - Chí Phèo (Trích - Nam Cao) - Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết


(Trang 54)

Yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ.
  • Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  • Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ: tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm.
  • Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) về một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ) theo lựa chọn cá nhân. TRI THỨC
  • Biết sống hoà đồng với con người, thiên nhiên; biết trân trọng những nỗi buồn trong sáng vốn thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

ĐỌC

TRI THỨC NGỮ VĂN

Cấu tứ trong thơ

Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất.

Sản phẩm của hoạt động cấu tứ trong thơ là tứ thơ (thường được gọi đơn giản là tứ). Tứ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống. Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm. Mỗi bài thơ

(Trang 55)

thường có một cách cấu tứ và một cái tứ riêng. Chú ý tìm hiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ về con người, cuộc sống và đánh giá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ.

Vì mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cấu tứ và tứ mà trong nhiều trường hợp, người ta đã đồng nhất hai khái niệm này. Lúc đó, có thể xem “tìm hiểu cấu tứ của bài thơ" và "tìm hiểu tứ thơ của bài thơ" là hai hình thức diễn đạt khác nhau về cùng một ý (nội dung).

Yếu tố tượng trưng trong thơ

Trong lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật nói chung, sáng tác thơ ca nói riêng, thuật ngữ tượng trưng trước hết được dùng để chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. Ở đó, người nghệ sĩ thường sử dụng các hình ảnh, sự vật có thể tri giác được hay các câu chuyện cụ thể để diễn tả hoặc gợi lên cảm nhận sâu xa về những vấn đề có ý nghĩa bao trùm và mang tính bản chất. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kết hợp từ: hình ảnh, hình tượng tượng trưng; yếu tố tượng trưng; tính chất tượng trưng; chủ nghĩa tượng trưng....

Trước một hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi lên những cảm nhận đa chiều, người ta có căn cứ để nói đến sự hiện diện của yếu tố tượng trưng. Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ.

Mọi hình ảnh, hình tượng thơ, xét từ bản chất, đã có tính chất tượng trưng. Nhưng với những sáng tác thuộc trường phái thơ tượng trưng hoặc thuộc loại hình thơ tượng trưng, tính chất này đã đạt một chất lượng mới. Điều này liên quan đến sự ý thức sâu sắc của nhà thơ về các mối tương giao bí ẩn trong đời sống, nổi bật là tương giao giữa con người với tạo vật, vũ trụ. 

Ở bài thơ có yếu tố tượng trưng, các tác giả thường chú ý làm nổi bật tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc,... bằng những cách thức khác nhau. Bên cạnh đó, việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ cũng rất được quan tâm. Với một số nhà thơ tượng trưng, trong số nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, không thể không nói đến việc hoà trộn cảm nhận của các giác quan, việc diễn tả chi tiết những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, hiện tượng,..

Ngôn ngữ văn học

Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học. Trên cơ sở ngôn ngữ chung của đời sống do nhân dân sáng tạo nên, ngôn ngữ văn học hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người viết. Tính hình tượng và tính thẩm mĩ là hai tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học, chi phối các tính chất khác như tính chính xác, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, tính cá thể hoá,...

Đa nghĩa là một trong những tính chất rất nổi bật của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Ở đây, từ ngữ không chỉ có nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh, do chúng thường được đặt trong những cấu trúc hay ngữ cảnh đặc biệt.

(Trang 56)

VĂN BẢN 1

Nhớ đồng

Tố Hữu

Khởi động

  • Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?
  • Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?

Đọc văn bản

Tặng Vịnh(1)

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre(2) mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sẵn bùi?

Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?

Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

rof Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...

So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

 

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hi vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai(3)?

Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay... vài giống tung trời".

(1) Vịnh: tên đầy đủ là Nguyễn Vịnh, tức Nguyễn Chí Thanh (1914–1967), người bạn cùng hoạt động cách mạng với tác giả từ trước năm 1945, sau này trở thành Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

(2) Ruồng tre: rặng tre, luỹ tre.

(3) Vãi giống tung trời những sớm mai: hình ảnh người gieo hạt thóc trên ruộng vào lúc sáng sớm.

(Trang 57)

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mểm xao xác ở ven sông

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước(1)

Một giọng hò đưa hố(2) não nùng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa

Những hồn quen dãi gió dầm mưa

Những hồn chất phác hiển như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đối tượng được gọi là “hồn thân" ở đây gồm những ai?

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

"Tôi" ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với "tôi" ở khổ thơ trên?

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi(3)

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời... 

Hình ảnh "cánh chim buồn nhớ gió mây" biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Cho tới chừ(4) đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám(5) bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Tháng 7/1939

(Nguyễn Minh Hồng – Nguyễn Thanh Hoa (tuyển chọn), Tố Hữu – Thơ gửi bạn đường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr. 39–41)

(1) Xe lùa nước: guống (có hình dạng như cái bánh xe lớn) dẫn nước từ sông, suối vào ruộng hoặc về nhà để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

(2) Hố: tiếng đệm thường dùng trong một số điệu hò.

(3) Chim cà lơi: chim chiền chiện, còn gọi là chà chiện hoặc sơn ca.

(4) Chử: bây giờ

(5) Khám: nhà giam, nhà tù.

(Trang 58)

hinh-anh-doc-11228-0

Tố Hữu

Nguồn: Thông tấn xã

Việt Nam

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông từng được tôn vinh là “lá cờ đầu" của nền thơ cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ XX.

Thơ Tố Hữu là tiếng nói trữ tình nhiệt huyết về những vấn đề lớn của đất nước và cách mạng, mang đậm tính sử thi, tràn đầy niềm tin ở tương lai, tất cả được thể hiện bằng một hình thức thơ giàu tính dân tộc, gần gũi với đại chúng.

Các chặng đường sáng tác của Tố Hữu được đánh dấu bằng 7 tập thơ chính, gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ XX: Thơ (1946, từ lần in thứ hai trở đi vào năm 1959, tập thơ mang nhan đề mới là Từ ấy), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2000).

Nhớ đồng được viết trong thời gian tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, bài thơ được đưa vào tập Thơ (tức Từ ấy). Cũng như nhiều bài thơ khác được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh tù đày, Nhớ đồng thể hiện rõ tâm sự của một người thanh niên yêu nước giàu nhiệt huyết, khao khát tự do, nôn nóng muốn trở về sát cánh với đồng chí, đồng bào lúc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ.

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản

1. Theo bạn, nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thế nào về nghĩa của từ "đồng" trong nhan để?

2. Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung của các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bố theo "quy luật" nào?

3. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì? Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh?

4. Từ "đâu" xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?

5. Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản.

6. Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy.

7. Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình? Nêu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc “nhớ đồng" trong bài thơ.

(Trang 59)

VĂN BẢN 2

Tràng giang

Huy Cận

Khởi động

  • Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?
  • Bạn có cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn biết nói về cảnh ấy, thời điểm ấy.

Đọc văn bản

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.

H.C.

Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ để từ.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa văn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sau chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Thế nào là "sâu chót vót"?

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vòi con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà(1),

Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy "dợn dợn".

(Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940, tr. 52 - 53)

(1) Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà: câu thơ mượn tử từ câu cuối trong bài Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) của Thôi Hiệu thời Đường (Trung Quốc): "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Khói sóng trên sông khiến người buồn).

(Trang 60)

hinh-anh-doc-11228-1

Huy Cận

Nguồn: Thông tấn xã

Việt Nam

Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ cách mạng Việt Nam từ sau năm 1945.

Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ, luôn thể hiện khát khao hoà điệu với cuộc đời và tạo vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống phương Đông và nền thơ Pháp, thơ Huy Cận đã tạo được sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.

Các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Nước triều đông (tập thơ song ngữ Việt - Pháp, 1994),...

Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận trên nhiều phương diện. Cảm hứng sáng tác bài thơ được khơi dậy từ những buổi chiều tác giả tới ngắm cảnh mênh mang của sông Hồng ở vùng Chèm – Vẽ vào mùa thu năm 1939. Trong Suy nghĩ về nghệ thuật (1982), Huy Cận cho biết Tràng giang “lúc sơ khai lại muốn là một bài lục bát và tên nguyên thuỷ của nó là Chiều trên sông"(1).

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản

1. Bạn có cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ?

2. Có thể dùng những từ ngữ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong bài thơ?

3. Bài thơ đã được cấu tử như thế nào? Bạn dựa vào đâu để xác định như vậy?

4. Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kế tiếp như thế nào?

5. Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ? Hãy làm rõ hiện tượng đó qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.

6. Nêu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cấu tứ của bài thơ?

7. Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng. Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào?

8. Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ vô biên?

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.

(1) Nguyễn Đăng Điệp (giới thiệu và tuyển chọn), Huy Cận – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 251.

(Trang 61)

VĂN BẢN 3

Con đường mùa đông

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (Aleksandr Sergeyevich Pushkin)

Khởi động

Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

Đọc văn bản

Dịch nghĩa

Xuyên qua những lớp sương mù gợn sóng

Mặt trăng nhô ra,

Nó buồn bã dội ánh sáng

Lên những khoảng trống u buồn.

 

Trên con đường mùa đông, buồn tẻ

Xe tam mã(1) lao nhanh,

Lục lạc đơn điệu 

Mệt mỏi rung lên

 

Nghe có gì thân thuộc

Trong những khúc ca ngân dài của người xà ích(2):

Lúc là trẩy hội tưng bừng,

Lúc là nỗi buồn tâm tình...

 

Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen...

Rừng sâu và tuyết... Ngược chiều tôi

Chỉ những cột sọc chỉ đường

Đơn độc rơi vào tầm mắt.

(1) Xe tam mã: xe ba ngựa kéo. Kiều xe này có thiết kế chỏ ngói phía sau gọn nhẹ; khi chạy nhanh, người ngói trên xe có cảm giác như được bay lên. Trong văn hoá Nga, xe tam mã được nhìn nhận là biểu tượng cho nước Nga.

(2) Người xà ích: người điều khiển xe ngựa.

(Trang 62)

Buồn tẻ, sầu đau... Ngày mai, Nhi-na (Nhina),

Ngày mai, về với em yêu thương,

Tôi sẽ được quên mình nơi lò sưởi,

Được ngắm nhìn em không chán mắt.

 

Kim đồng hồ vang tiếng

Sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình,

Và, xua đi xa lũ người phát ngấy,

Nửa đêm không rẽ chia đôi ta.

 

Sầu lắm, Nhi-na: con đường của tôi tẻ ngắt,

Bác xà ích của tôi lặng yên thiu thiu ngủ,

Lục lạc đơn điệu, Khuôn trăng mờ sương.

Dịch thơ

Xuyên những làn sương gợn sóng

Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,

Buồn rải ánh vàng lai láng 

Lên cánh đồng buồn giăng xa.  

Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại.

Trên đường mùa đông vắng vẻ

Cỗ xe tam mã băng đi

Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ

Đều đều khắc khoải lòng quê.

 

Bài ca của người xà ích

Có gì phảng phất thân yêu:

Như niềm vui mừng khôn xiết,

Như nỗi buồn nặng đìu hiu.

 

Không một mái lều, ánh lửa...

Tuyết trắng và rừng bao la...

Chỉ những cột dài cây số

Bên đường sừng sững chào ta.

Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?

(Trang 63)

Ôi buồn đau, ôi cô lẻ...

Trở về với em ngày mai

Nhi-na, bên lò lửa đỏ

Ngắm em, ngắm mãi không thôi.

Lời than "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ..." kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?

Kim đồng hồ kêu tích tắc

Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,

Và xua lũ người tẻ ngắt

Để ta bên nhau trong đêm.

Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?

Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng,

Ngủ quên bác xà ích lặng im

Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,

Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.

1826

(Thuý Toàn dịch, A-lếch-xan-đrơ Pu-skin,

Tuyển tập tác phẩm – Thơ, Trường ca, NXB Văn học – Trung tâm Văn hoá

và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, tr. 64–65)

hinh-anh-doc-11228-2

Pu-skin, tranh chân dung của

Õ-re-xto Kíp-ren-xki - Orest Kiprenski, 1827

Nguồn: wikipedia.org

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Sinh ra trong một gia đình trí thức quý tộc lâu đời, Pu-skin sớm bộc lộ thiên hướng văn chương, bắt đầu sáng tác thơ văn từ khi lên bảy, tám tuổi. Pu-skin đã tổng hoà được những gì tinh tuý nhất của văn hoá dân tộc, nhân loại và thời đại để trở thành “người duy nhất nói tiếng nói mới” – tiếng nói “toàn nhân loại" trong văn học Nga thế kỉ XIX (Phê-đo Đốt-xtôi-ép-xki - Fedor Dostoievsky). Vi những vần thơ ca ngợi tự do, chống lại chế độ nông nô chuyên chế(1) của chính quyền Nga hoàng, Pu-skin bị đày xuống Phương Nam (1820 – 1823), rồi lại bị đày ngược lên một trang trại hẻo lánh ở Phương Bắc (1824 – 1826). Đến giữa năm 1826, Pu-skin mới được mãn hạn đi đày. Ông qua đời năm 1837, sau một cuộc đấu súng.

(1) Chế độ nông nô chuyên chế: chế độ chuyên chế được thiết lập trên nền tảng quyền sở hữu của địa chủ đối với nông dân (nông dân được xem như tài sản).

(Trang 64)

Pu-skin đã để lại một di sản vô giá ở nhiều thể loại văn học, song trước hết ông được xem là “mặt trời của thi ca Nga", có cống hiến lớn nhất trong thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ đặc sắc. Ngôn từ trong thơ trữ tình của Pu-skin bao giờ cũng chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc. Những sắc màu, hình ảnh, âm thanh trong thơ của ông không chỉ thể hiện tâm trạng mà còn chuyên chở những vận động ý thức của nhân vật trữ tình, hướng tới hoá giải những khúc mắc trong lòng người để cuối cùng đạt tới một xúc cảm cân bằng, hài hoà đến kì lạ. Thơ Pu-skin tràn ngập tinh thần nhân văn, vừa cao cả, vừa trần thế, vì vậy mà có sức lay động tâm hồn mãnh liệt đối với người đọc mọi dân tộc, mọi thời đại.

Tháng 12 năm 1825, một cuộc khởi nghĩa do đông đảo những người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế đã nổ ra rộng khắp trên nước Nga. Đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng dập tắt. Vào mùa đông năm ấy, nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải, nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa, cùng ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc, đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác nên bài thơ Con đường mùa đông.

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản

1. Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?

2. Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường”) và âm thanh ("tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

3. Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vi sao?

4. Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5, 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.

5. "Xe tam mã", "bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa", "Nhi-na" có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông"?

6. Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời.

7. Bạn có nhận xét gì về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu cấu tứ này mà bạn biết.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.

(Trang 65)

Thực hành tiếng Việt 

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc

ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

1. Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở câu mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).

2. Phân tích lí do khiến cụm từ "sâu chót vót" trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.

3. Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa văn chợ chiều.

4. Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ "Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dầu hai chấm trong văn bản.

5. Trong bài Tì bà của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích Khê, Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)

Ở một số bản in về sau, hai câu thơ trên đã có một biến đổi:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở Văn hoá và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

  • Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
  • Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học:

- Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hoá” đối tượng được nói tới. Ví dụ:

+ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

(Xuân Diệu, Vội vàng)

+ Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em.

(Tế Hanh, Hà Nội vắng em)

- Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện. Ví dụ:

+ Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

(Hồ Xuân Hương, Đèo Ba Dội)

+ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)

- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. Ví dụ:

+ Vừa thoảng tiếng còi tàu

Lòng đã Nam đã Bắc

(Xuân Quỳnh, Sân ga chiều em đi)

+ Cột đèn rớm điện

Là chiều Bích Câu

(Lê Đạt, Chiều Bích Câu)

 

(Trang 66)

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi nêu trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở điểm này.

- Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy). Ví dụ:

+ Ngắng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ,

Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya

(Xuân Diệu, Buồn trăng)

+ Non xanh ngây cả buồn chiều,

– Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

(Huy Cận, Thu rừng)

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

ĐỌC | Ngữ Văn Tập 1 | BÀI 2: CÂU TỪ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.