VIẾT | Ngữ Văn Tập 1 | BÀI 5: NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn tập 1 - Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch - Viết


(Trang 142)

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Ở lớp 10, bạn đã được thực hành viết báo cáo nghiên cứu, bước đầu rèn luyện kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề mà bạn quan tâm. Trong phần thực hành viết của Bài 5 này, bạn sẽ lựa chọn một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để viết báo cáo nghiên cứu nhằm phát triển kĩ năng sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; kĩ năng trích dẫn, ghi cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Yêu cầu

• Nêu được đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.

• Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

• Biết thực hiện các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy.

• Biết sử dụng các trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.

Bài viết tham khảo

Rồng thành bậc điện Kính Thiên(*) và kiểu thức phương Nam

Trần Hậu Yên Thế (1)

1. Đặt vấn đề

Kiểu thức rồng chầu lan can thành bậc rất phổ biến trong trang trí kiến trúc Đại Việt. Rồng được chạm khắc uốn lượn nhịp nhàng tạo thành lan can thành bậc đã làm nên vẻ uy nghi, hùng vĩ cho các cung điện, lăng tẩm của nước Nam. Đôi rồng đá thành bậc ở điện Kính Thiên là đôi rồng đá hùng vĩ nhất

Giới thiệu vẫn để nghiên cứu.

(*) Điện Kính Thiên: công trình kiến trúc lớn được xây dựng năm 1428 (thời Hậu Lê), nơi cử hành những nghi lễ quan trọng của triều đình.

(1) Trần Hậu Yên Thế sinh năm 1970, quê ở Hà Tĩnh, là hoạ sĩ, nhà nghiên cứu lịch sử mĩ thuật.

(Trang 143)

hiện nay, một báu vật Hoàng thành, xứng đáng là Bảo vật quốc gia. Đây là kiểu thức đặc trưng của trang trí kiến trúc người Việt, không hề xuất hiện ở Trung Hoa. Vậy nó thực sự đến từ đâu?

2 Giải quyết vấn đề

Trình bày các kết quả nghiên cứu.

Rồng chấu thành bậc ở điện Kính Thiên là một hạng mục trang trí kiến trúc. Nó có công năng cụ thể là làm lan can thành bậc. Điện Kính Thiên vốn có chín bậc, do phải tôn nền lên, nên hiện chỉ còn tám bậc. Từ sân Long Trì, bước lên chín bậc là tới điện Kính Thiên. Đây là không gian thiêng liêng và quyền lực bậc nhất của kinh thành. Thời Lê, trong Hoàng thành Thăng Long, ngoài điện Kính Thiên có khoảng 30 toà điện lớn nhỏ như điện Cần Chánh, Càn Đức, Phụng Tiên, Hội Anh, Văn Minh, Giảng Võ, Bảo Quang, Hoàng Cực, Quỳnh Văn, Thuy Quang.... [...]

Sử dụng hình minh hoạ hỗ trợ cho kênh chữ.

hinh-anh-viet-11983-0

Rồng điện Kình Thiên

Nghiên cứu kiến trúc cung điện Đại Việt, chúng ta luôn gặp một tình huống khó xử: tên gọi các công trình kiến trúc, các chỉ tiết kiến trúc, thậm chí là công cụ xây dụng đều có nguồn gốc Trung Hoa. Bản thân chữ lan can cũng là chữ Hán, cũng có khi còn gọi là câu lạn. Đây là hạng mục kiến trúc có từ rất sớm trong kiến trúc Trung Hoa, với tác dụng dẫn hướng, đảm bảo an toàn cho lối đi, vịn tay khi di chuyển. Nhưng cũng như nhiều hạng mục kiến trúc Việt mang tên gọi Trung Hoa mà không thể tìm thấy bóng dáng của nó ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Trung Hoa. Lan can thành bậc điện Kính Thiên là một ví dụ tiêu biểu.

(1) Sân Long Trì: khoảng sân lớn nối từ Đoan Môn tới điện Kính Thiên.

(2) Hoàng thành Thăng Long: trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam, gồm một quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được khởi công xây dựng từ thời nhà Lý và tiếp tục được xây dựng, cải tạo ở các triều đại sau.

(Trang 144)

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn.

Khi ngắm đôi rồng ở điện Kính Thiên, ta sẽ bắt gặp những đường nét phương Bắc với mắt tròn to, mũi cao, sừng dài và có chạc(1) như sừng hươu. Đó là con rồng với bàn chân năm ngón, móng sắc nhọn, thân hình lực lưỡng, khí tượng đế vương, gần giống với con rồng thời Minh (Trung Hoa) hơn là thời Lý, Trần (Đại Việt). Ta cũng cảm nhận như thế khi ngắm nhìn con rồng ở Lam Kinh, Thanh Hoá thời Lê sơ. Lạ thay, nếu soi vào từng chi tiết thì thấy rất giống những con rồng thời Nguyên, thời Minh; nhưng hễ đứng từ xa mà ngắm bậc thềm điện Kính Thiên, thì thấy cái tinh thần Lý, Trần của đôi rồng đá này. Không gì khác đó chính là kiểu thức rồng thành bậc mà ta đã từng thấy ở chùa Phổ Minh(2) (thời Trần), ở thành nhà Hồ(3) (thời Hồ). Gần đây, trong khu vực Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ cũng khai quật được một phần của hạng mục rồng chầu thành bậc thời Trần. Dù đến nay, chưa tìm thấy rồng thành bậc thời Lý, nhưng có thể phòng đoán kiểu kiến trúc này đã có từ thời Lý, thậm chí có thể đã manh nha từ thời nhà Đinh và Tiền Lê.

hinh-anh-viet-11983-1

Long bệ thạch điện Thái Hoà

Nguồn: Sách Long Phượng đó điền

Mĩ thuật Trung Hoa có thể tự hào với những bức tranh hay phù điêu rồng cực lớn. Nhưng ở hình thức tượng tròn thì những con rồng Trung thông tin. Hoa có phần khiêm tốn về kích thước, nhỏ bé hơn nhiều so với những con rồng mà ta thường thấy trên thành bậc ở Việt Nam. Khi tham quan các cung điện Trung Hoa, chúng ta thường bắt gặp

Phân tích, đánh giá

(1) Chạc: nhánh của sừng hươu, nai.

(2) Chùa Phổ Minh: còn gọi là chùa Tháp, ở thôn Tức Mạc, tỉnh Nam Định, xây dựng từ thời nhà Lý và được tu bổ ở các triều đại sau, nay còn lưu nhiều dấu ấn của nghệ thuật điêu khắc thời nhà Trần.

(3) Thành nhà Hồ. còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Kinh, là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu nước Việt Nam thời nhà Hồ), nay nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

(Trang 145)

kiểu thức long bệ thạch(1), bắt nguồn từ văn hoá Trung Hoa. Việc các cung điện Trung Hoa khắc những đồ án bệ rồng như lưỡng long tranh châu hay long vẫn là có liên hệ với danh xưng “bệ hạ”. Ngày xưa, bá quan văn võ khi cần tấu bẩm với hoàng thượng thì phải đứng quỳ phía dưới mà nói vọng lên, do đó mà có từ bệ kiến. Bệ đá trên lối lên vào cung điện – ngự đạo – nơi hoàng thượng thiết triều được khắc rồng, tượng trưng cho sự hiện diện của nhà vua. Ở đây, đồ án rồng thể hiện đầy đủ uy thế oai phong của hoàng đế. Cùng với ngai vàng, ngọc tỉ, bệ rồng là biểu tượng cho hoàng gia nói chung và cho hoàng đế nói riêng. Trong đó, bệ rồng là biểu tượng hoành tráng nhất. Bệ rồng ở Cố cung Bắc Kinh có chín con rồng được chạm khắc với khí thế phi phàm, được đục nguyên từ một phiến đá dài hơn 17 mét, rộng hơn 3 mét, nặng hơn 200 tấn. Long bệ thạch thường được chạm khắc hình ảnh hai con rồng đang trong tư thế tranh giành ngọc báu nên gọi là lưỡng long tranh châu hoặc nhị long hí châu.

Kiểu thức long bệ thạch này xuất hiện ở hầu hết các di tích cổ Trung Hoa, từ cung điện, đền miếu đến lăng tẩm. Với dạng thức phù điêu này, rồng luôn được phô diễn với kích thước lớn nhất trong các đồ án rồng trong không gian kiến trúc cung điện, đền miếu, lăng tẩm. Nhưng do chỉ được tạo khối ở dạng phù điêu nên mặc dù kích thước có lớn, chạm khắc có tinh xảo nhưng rồng ở các long bệ thạch Trung Hoa không thực sự tạo được ấn tượng trong không gian. Hạn chế về tầm nhìn do góc hút đã giảm đáng kể hiệu quả thị giác của kiểu thức đồ án này. So sánh về mặt hiệu quả, kiểu thức rồng chầu thành bậc của Việt Nam hiển nhiên gây ấn tượng trong không gian hơn. Nhà Nguyễn tuy vẫn tiếp tục kiểu thức rồng phương Bắc bắt đầu từ thời Lê sơ, nhưng lại trung thành với kiểu thức rồng chầu lan can thành bậc ở Huế. Có điều, khác với các triều đại trước, lan can rồng thành bậc ở các cung điện Huế lại nhỏ bé và khiêm nhường hơn rất nhiều so với lan can rồng thành bậc ở các lăng mộ, như ở lăng vua Minh Mạng, Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, lăng Thiệu Trị.

3. Kết luận

Nếu như kiểu thức rồng thành bậc không thể thấy ở trong kiến trúc của Trung Hoa thì lại luôn xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia (Campuchia). Chỉ có khác một chút là thay vào hình rồng thì đó là

Khẳng định quan điểm của người viết.

(1) Long bệ thạch: bệ đá tạc hình rồng, tượng trưng cho quyền lực của nhà vua.

(2) Ngọc tỉ: một loại ấn triện làm bằng ngọc, tượng trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua, được dùng trong những nghi thức và văn bản quan trọng nhất của quốc gia.

(Trang 146)

thuỷ quái Ma-ca-ra (Makara). Có thể nói, chính kiểu thức kiến trúc này đã lan từ Nam ra Bắc. Về đặc điểm tạo hình đầu rồng thời Lý, Trần, tôi đồng tình với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu rằng đó là kiểu thức phương Nam, kết quả ảnh hưởng của hình tượng thuỷ quái Ma-ca-ra. Nhưng, dù rất say mê và yêu mến nghệ thuật Chăm-pa, dù biết rằng kiểu thức rồng thành bậc có nguồn gốc phương Nam, nhưng tôi cho rằng nó không đến từ đất Chăm, mà có lẽ nó đến từ đất nước vạn đảo In-đô-nê-xi-a (vương quốc Xri-vi-giay-a - Srivijaya).

hinh-anh-viet-11983-2

Ma-ca-ra thành bậc, Can-đi Pram-ba-nan

(Candi Prambanan), In-đô-nê-xi-a

(Trần Hậu Yên Thế, Mỹ thuật Việt soi từ phía khác, NXB Mỹ thuật -

Công ti TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 107-115)

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Hà (2019), Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê, Luận án tiến sĩ, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Kiều Thu Hoạch (2014), Từ góc nhìn tử linh khám phá tâm thức văn hoá rồng của 1, người Việt và người Hán, tạp chí Văn hoá học, số 1, tr. 15-26.

3. Tống Trung Tín (2016), Hoàng thành Thăng Long, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc bài viết tham khảo

1. Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?

2. Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?

3. Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?

4. Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?

(Trang 147)

Thực hành viết

Chuẩn bị viết

Lựa chọn đề tài

Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hoá – lịch sử, một vấn đề thời sự, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,... Để lựa chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên bạn cần xác định phạm vi vẫn đề mà mình thực sự quan tâm, hứng thú, sau đó, lựa chọn một góc độ tiếp cận phù hợp với vấn đề, có thể là từ góc độ lịch sử, địa lí, khoa học hay nghệ thuật, hoặc liên ngành – kết hợp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Từ mỗi góc độ tiếp cận, hãy đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và chọn một câu hỏi mà bạn hứng thú nhất và viết một nhận định về mục tiêu nghiên cứu của mình. Ví dụ, khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê, có thể tham khảo sơ đồ gợi ý sau:

hinh-anh-viet-11983-3

KINH THÀNH THĂNG LONG THỜI HẬU LÊ

Lịch sử:

Các sự kiện quan trọng

nào đã diễn ra ở kinh thành

Thăng Long?

Địa lí:

Vị trí, địa hình, khí hậu và dân cư có đặc điểm gì?

Nghệ thuật:

Các thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất là gì?

Văn hoá:

Các phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng có gì đặc biệt?

Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

Mỗi nguồn tài liệu có thể cung cấp những loại thông tin khác nhau, phù hợp với những chủ đề khác nhau. Các từ điển bách khoa có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề. Các tài liệu tham khảo chuyên môn cho biết những thông tin chi tiết, cụ thể. Các bản ghi chép như bài phỏng vấn, diễn văn giúp hiểu hơn về các chủ đề lịch sử, văn chương, khoa học. Báo và tạp chí cung cấp những tin tức, sự kiện,... mới nhất về vấn đề mà bạn quan tâm.

(Trang 148)

Các văn bản quảng cáo cho biết thêm thông tin về các chủ đề liên quan đến kinh tế, văn hoá đại chúng. Các ảnh chụp, video clip, bản ghi âm, tư liệu về hiện vật được trưng bày trong bảo tàng; các hình ảnh minh hoạ, bản đồ, bảng biểu, số liệu;... cho biết những tri thức cụ thể, chi tiết về vấn đề;... Trước khi tìm kiếm thông tin, hãy cân nhắc nguồn tư liệu nào có ý nghĩa nhất đối với nghiên cứu của bạn.

Xét về nguồn gốc, có thể chia các tài liệu thành hai loại: tài liệu gốc và tài liệu phái sinh. Tài liệu gốc là nguồn tài liệu được tạo ra bởi những người trực tiếp chứng kiến, tham gia các sự kiện, ví dụ: thư từ, nhật kí, diễn văn, ảnh chụp, tự thuật, email, bản tường thuật từ ngôi thứ nhất,... Nguồn tài liệu gốc có thể giúp bạn hình dung ra được không khí và các chi tiết cụ thể về sự kiện, song thường chứa đựng cái nhìn có tính chất thiên kiến của tác giả. Nguồn tài liệu phái sinh là những bản ghi được tạo ra sau các sự kiện, bởi những người không trực tiếp chứng kiến, tham gia, ví dụ: tiểu sử, từ điển bách khoa, bản ghi lời kể của người được chứng kiến,... Tài liệu phái sinh có thể đưa lại cái nhìn tổng quan, đa chiều về vấn đề, nhưng độ tin cậy lại phụ thuộc vào nguồn tài liệu mà chúng dựa vào.

Sau khi đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy, bạn cần lưu trữ chúng một cách hệ thống, khoa học. Có một số cách phổ biến để lưu trữ thông tin như: tóm tắt, trích dẫn. Tóm tắt là nắm bắt các nội dung cốt lõi của tài liệu và diễn đạt chúng một cách ngắn gọn dựa vào các từ khoá. Trích dẫn là ghi chép nguyên văn các thông tin và sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những phần trích dẫn (trích dẫn trực tiếp) hoặc diễn giải lại các thông tin bằng ngôn ngữ của mình (trích dẫn gián tiếp).

Xây dựng đề cương

Sau khi đã có được những thông tin bao quát về vấn đề, bạn có thể tìm thấy một cách triển khai vấn đề riêng của mình. Hãy tham khảo phần hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu đã được học ở sách giáo o khoa khoa Ngữ Ngữ văn văn 10, 10, tập tập một một, t: tr. 117 117 117-118 - 118 để để ph phác thảo đề cương chi tiết cho đề tài của bạn.

Viết

- Khi viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu (tham khảo phần hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, tr. 118).

- Lưu ý, bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:

- Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết văn để, kết luận, tài liệu tham khảo.

- Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

- Các luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ.

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp).

Tin tức mới


Đánh giá

VIẾT | Ngữ Văn Tập 1 | BÀI 5: NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.