Nội Dung Chính
(Trang 149)
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
(Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
Yêu cầu • Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề. • Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính. • Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đề nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn. |
Chuẩn bị nói
Mục đích của việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu là "tô đậm" những thông tin chính trong báo cáo nghiên cứu, thu thập thông tin phản hồi từ người nghe. Để thực hiện được mục đích này, ngoài việc chuẩn bị về nội dung (như hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, tr. 119), người nói cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các hình thức, phương tiện trình bày sao cho hiệu quả, phù hợp. Có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
-Tìm hiểu về người nghe và bối cảnh giao tiếp: Báo cáo kết quả nghiên cứu có thể được trình bày trong một hội thảo dành cho đối tượng học sinh, một diễn đàn chuyên môn, hoặc một buổi thuyết trình về một dự án,... Người nghe báo cáo có thể là học sinh, là nhà tài trợ hoặc một hội đồng chuyên môn. Trước khi trình bày báo cáo, cần tự đặt câu hỏi: Người nghe đã biết những thông tin gì, đang quan an tâm tâm tới tới điều điều gì, gì, chưa hiểu điều gì, từ đó lựa chọn nội dung và hình thức trình bày phù hợp.
- Xác định mục đích giao tiếp: Việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu có thể hướng tới nhiều mục đích: chia sẻ một ý tưởng sáng tạo, thu hút và kêu gọi tham gia một dự án mới, thông báo về những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu. Tuỳ từng mục đích giao tiếp cụ thể mà người nói lựa chọn và sử dụng các chiến lược giao tiếp khác nhau.
- Xác định những nội dung chính cần trình bày: Đề tài nghiên cứu của bạn là gì? Tại sao bạn chọn vấn đề đó? Những kết luận chính của bạn là gì? Đâu là vấn đề mới mẻ mà bạn đã phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu? Hãy tập trung vào những nội dung thực sự mới mẻ, gây hứng thú với người nghe.
(Trang 150)
- Xác định các hình thức, phương tiện trình bày phù hợp: Để gia tăng sức hấp dẫn và thuyết phục của bài trình bày, ngoài việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, bạn có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, đồ hoạ, bảng biểu,.. Việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Tối giản: Cần tập trung vào một vài phương tiện chính để làm nổi bật những thông tin quan trọng nhất trong bài trình bày, đồng thời khai thác một cách tối đa giá trị biểu đạt của những phương tiện này. Cần hạn chế tối đa các hình ảnh, kí hiệu chỉ mang tính hình thức, không thực sự cung cấp thông tin.
+ Trực quan hoá: Cần xác định những thông tin trừu tượng, phức tạp, khiến người nghe khó có thể lĩnh hội chỉ bằng phương tiện ngôn ngữ, từ đó lựa chọn các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,... góp phần cụ thể hoá thông tin, phù hợp với nhận thức của người nghe.
+ Ấn tượng: Các phương tiện phi ngôn ngữ cần tác động mạnh đến giác quan, cảm xúc và thu hút sự chú ý của người nghe. Màu sắc nổi bật, các hình ảnh mới mẻ, ngôn ngữ cơ thể sống động, sự thay đổi ngữ điệu,... là những yếu tố có thể tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho bài trình bày.
Thực hành nói
Bài thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu thường có những nội dung chính sau:
- Mở bài: Nêu tên, lí do chọn vấn đề nghiên cứu, các kết luận chính của báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Triển khai: Tóm tắt các luận điểm chính, lựa chọn một hoặc một vài phương tiện phi ngôn ngữ để minh hoạ, nhấn mạnh thông tin chính cũng như thu hút sự chú ý của khán giả.
- Kết luận: Khái quát những kết quả nghiên cứu chính, gợi mở các hướng đi mới của đề tài, thể hiện một thái độ sẵn sàng đối thoại một cách chân thành, cởi mở.
Trao đổi
Người nói | Người nghe |
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi và phản hồi về những phản biện của người nghe. - Tự đánh giá, sửa chữa, hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu. | - Đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sâu thêm về đề tài. - Phân biện lại những nội dung vừa trình bày hoặc đưa ra một cách kiến giải khác, một nguồn thông tin khác về vấn đề. |
(Trang 151)
Để đánh giá được một bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, có thể tham khảo các gợi ý trong bảng sau:
STT | Nội dung đánh giá | Kêt quả | |
Đạt | Chưa đạt | ||
1 | Nêu được các vấn đề nghiên cứu, lí do chọn đề tài, những kết luận và phát hiện chính. | ||
2 | Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc những luận điểm chính, các thông tin chi tiết để làm sáng tỏ luận điểm. | ||
3 | Lựa chọn các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,... phù hợp để trực quan hoá, cụ thể hoá thông tin. | ||
4 | Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu một cách hiệu quả. | ||
5 | Lắng nghe và phản hồi tích cực với những câu hỏi, phản biện của người nghe. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn