Nội Dung Chính
(Trang 101)
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
- Nắm bắt được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào việc sử dụng tiếng Việt của bản thân.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại).
- Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hoá.
- Biết đồng cảm, yêu thương con người; biết trân trọng vẻ đẹp thuỷ chung trong tình yêu.
ĐỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
Truyện thơ và truyện thơ dân gian
Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,... nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật. Cũng có một số truyện thơ còn lưu lại dấu ấn của sử thi nhưng ở đó cảm hứng thế sự vẫn nổi trội so với cảm hứng lịch sử hướng về những diễn biến lớn trong đời sống cộng đồng. Truyện thơ hiện diện trong nhiều nền văn học, có lịch sử lâu đời, phát triển thành một số dòng riêng theo sự chi phối của các điều kiện văn hoá, xã hội cụ thể.
Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường. Kế thừa
(Trang 102)
truyền thống của dân ca với sự kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo. Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn liền với cách tư duy hình ảnh rất đặc trưng của những người sống hoà đồng, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây,...
Do những điều kiện văn hoá, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hoá, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ngoài một số truyện thơ có nội dung gần nhau bởi sự kế thừa, mô phỏng trong bối cảnh giao lưu văn hoá, mỗi dân tộc lại có riêng những truyện thơ tinh tuý, thể hiện được bản sắc của cộng đồng mình. Dân tộc Tày, Nùng có: Nam Kim – Thị Đan; Trần Châu; Quảng Tân – Ngọc Lương; Kim Quế; Chuyện chim sáo; Vượt biển;... Dân tộc Thái có: Tiễn dặn người yêu; Chàng Lú – nàng Ủa; Khăm Panh;... Dân tộc Mường có: Út Lót – Hồ Liêu; Nàng Nga – Hai Mối; Nàng Ờm – chàng Bồng Hương;... Dân tộc Mông có: Tiếng hát làm dâu; Nàng Dợ – Chà Tăng;... Dân tộc Chăm có: Hoàng tử Um Rúp và cô gái chăn dê; Têva Mưnô;... Dân tộc Khơ-me có: Si Thạch; Tum Tiêu;...
Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình
Thơ trữ tình không đặt trọng tâm vào việc kể một câu chuyện mà ở đó có nhân vật, có tính cách, có bối cảnh không gian và thời gian với rất nhiều chi tiết cụ thể như truyện thơ, mà ưu tiên hàng đầu cho việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, thơ trữ tình không hề chối bỏ yếu tố tự sự, thậm chí, ở sáng tác của một số nhà thơ, yếu tố này khá đậm nét. Đọc một bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự, độc giả dễ nhận ra bóng dáng của một câu chuyện, một sự kiện với những đường nét cốt yếu của nó. Câu chuyện lúc này có tác dụng làm nền cho tiếng nói trữ tình và luôn chịu sự chi phối của mạch cảm xúc mà tác giả triển khai. Do vậy, các câu chuyện thường chỉ được “kể” ở mức độ vừa đủ để cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trọn vẹn.
VĂN BẢN 1
Lời tiễn dặn(*)
(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
Khởi động
- Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm,...).
- Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
(*) Nhan đề văn bản được lấy theo sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 93.
Đọc văn bản
Chàng trai và cô gái yêu nhau tha thiết nhưng hoàn cảnh ngăn trở không cho họ được chung sống dưới một mái ấm hạnh phúc. Ngày cô gái phải về làm dâu nhà khác, chàng trai quyết đi theo trong vai người đưa tiễn để có cơ hội nói lời nguyện ước sắt son. |
Hình dung về bối cảnh câu chuyện. |
1. Quẩy gánh qua đồng rộng,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ót ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà(2) ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón(3) ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ(4) đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em(5) mới chịu quay đi,
[...]
Chú ý cách diễn tả đẩy hình ảnh về tâm trạng của cô gái. |
Xin hãy cho anh kể vóc mảnh(6),
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi(7),
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai. |
(1), (2), (3) Lá ớt, lá cà, lá ngón: những lá độc hoặc được cho là độc, không đem lại điều may mắn. Cả ba dòng thơ diễn tả cảm xúc đau đớn của cô gái trên đường về nhà chồng, mong ngóng mãi mà chưa thấy người yêu.
(4) Nhủ: nhắn nhủ, tâm sự.
(5) Anh yêu em: tức là anh – người yêu của em.
(6) Vóc mảnh: dáng vóc mảnh mai.
(7) Lửa xác đượm hơi: ý nói sau này lửa thiêu xác anh (theo phong tục hoả táng của người Thái) sẽ cháy đượm vì thân anh luôn quyện hơi, quyện hương người yêu.
(Trang 104)
Cho anh bế con dòng(1) đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng(2) đừng buồn.
[…]
“Đôi ta yêu nhau đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ(3) cá về,
Đợi chim tăng ló(4) hót gọi hè,
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.”
[…]
2. – “Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ(5),
Dậy phủi áo kẻo lắm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!"
Anh chặt tre về đốt gióng(6) đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa, hhun gióng giữa
Lam(7) ống thuốc này em uống khỏi đau.
Tơ rối đôi ta cùng gỡ,
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng(8);
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn(9),
Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng. |
(1) Con dòng: đứa con thuộc dòng dõi quý báu.
(2) Con rồng, con phượng: đứa con đẹp như rồng, như phượng; trong con mắt của chàng trai, cái gì thuộc về người yêu cũng đẹp đẽ, đáng nâng niu (kể cả đứa con mà nàng sinh với người chóng của mình).
(3) Mùa nước đỏ: mùa nước lũ.
(4) Chim tăng ló: một loài chim hót nhiều vào đầu mùa hè, giọng hót thường được cảm nhận là não nùng, buồn bã.
(5) Bọ: ở đây chỉ chung sâu bọ, côn trùng.
(6) Gióng: đoạn thân nằm giữa hai mắt của các loại cây như tre, nứa, mía,...
(7) Lam: nấu cơm, nấu thức ăn hay sắc thuốc với vật đựng là ống tre, ống nứa tươi (dùng thay cho nổi).
(8) Guồng: dụng cụ để cuốn sợi dệt vải, thường làm bằng tre, mây, có cán quay bằng gỗ.
(9) Thuôn: thon. Ở đây nói về cán của guồng quay sợi, có dáng thon, chuốt nhỏ dần về hai đầu.
(Trang 105)
Về với người ta thương thuở cũ.
Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi(1), ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát,
Nước ngập gốc đáng lụi(2), đừng lụi,
Nước ngập rễ đáng bềnh(3), đừng bềnh.
Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa(4) mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất,
Như bán trâu ngoài chợ(5),
Như thu lúa muôn bông(6).
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cúng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,
Ta yêu nhau tàn đời gió(7), không rung không chuyển,
Người xiểm xui(8) không ngoảnh, không nghe.
Lời thề nguyên thuỷ chung được diễn tả như thế nào? |
(Mạc Phi dịch và giới thiệu, Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao,
NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr. 122-124, 126, 138-140)
(1) Muôi: dụng cụ múc canh giống như chiếc thìa (muỗng) nhưng có kích thước lớn hơn, có địa phương gọi là môi.
(2) Lại: tàn (ở đây nói về tình trạng cây bị úng, chết).
(3) Bềnh: nổi hẳn trên mặt nước (ở đây nói về việc cây bị nổi lên do nước ngập làm long rễ).
(4) Lú - Ủa: hai nhân vật chính trong truyện thơ Chàng Lú – nàng Ủa của người Thái (có nguồn gốc từ truyện cổ tích), có tình yêu son sắt, thuỷ chung.
(5), (6) Bán trâu ngoài chợ, thu lúa muôn bông: nói về tình trạng một vật khi đã bị bán đi (như trâu) hay đã thu hoạch (như lúa) thì không còn xác định được nó đã về đâu hay vốn tồn tại ở nơi nào. Điều này khác với lời yêu, dù đã trao nhưng không bao giờ mất.
(7) Tàn đời gió: hết trận gió, hết gió. Ý nói dù các hiện tượng thiên nhiên (như gió) không tồn tại nữa thì tình yêu vẫn còn mãi.
(8) Xiểm xui: nói lời không tốt với dụng ý xấu.
(Trang 106)
Tiễn dặn người yêu là truyện thơ thuộc loại nổi tiếng và phổ biến nhất của dân tộc Thái sống ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.
Tiễn dặn người yêu kể về chuyện tình éo le, đẫm nước mắt của đôi nam nữ dân tộc Thái – hai nhân vật chính của tác phẩm. Ngay từ thời thơ ấu, họ đã gắn bó với nhau. Đến tuổi trưởng thành, tình cảm giữa hai người càng mặn nồng và họ mong ước được kết đôi chồng vợ. Nhưng khi chàng trai đến xin ở rể(1), cha mẹ cô gái không chấp thuận vì chê anh nghèo và quyết định chọn một chàng rể khác con nhà giàu có. Chàng trai đau khổ quyết đi xa để làm giàu với hi vọng sẽ về giành lại người yêu. Nhưng ngày anh trở lại bản làng quê hương với nhiều tiền bạc cũng là ngày cô gái phải về nhà chóng, vì thời hạn ở rể của người được cha mẹ cô chọn đã kết thúc. Không thể làm gì khác, chàng trai chỉ còn biết làm người đưa chân để nói những lời tiễn dặn tha thiết. Cô gái ở nhà chồng ít lâu thì bị đuổi về, sau khi phải chịu cảnh bị đối xử tàn tệ. Lần này, cô gái bị cha mẹ bán vào nhà quan. Quá tuyệt vọng và đau khổ, cô trở nên ương ngạnh, khiến nhà quan đem cô ra chợ bán. Người đẹp ngày xưa giờ đây “nghìn lần không đắt", cuối cùng bị đánh đổi ngang giá với một cuộn lá dong. Không ngờ người đổi được cô lại là chàng người yêu năm nào, nhưng lúc này anh đã lập gia đình riêng, có nhà cao cửa rộng. Đặc biệt, chàng trai không còn nhận ra cô trong dáng hình tiều tuỵ của một kẻ tôi đòi. Một ngày, đang lúc tủi phận, cô đem đàn môi(2) – kỉ vật tình yêu năm xưa – ra thổi. Nghe tiếng đàn ấy, chàng trai bàng hoàng nhận ra người yêu cũ. Anh quyết định chia tay với người vợ hiện tại và cưới người yêu năm xưa để hai người được chung sống hạnh phúc.
Trong tổng số 1 846 câu của Tiễn dặn người yêu có khoảng gần 400 câu là lời chàng trai tiễn dặn cô gái. Do tính đặc sắc, tiêu biểu của những câu này mà truyện thơ được đặt tên như vậy. Đoạn trích ở trên được ghép thành từ hai lời tiễn dặn trong tác phẩm: lời 1 thể hiện tâm sự của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng; lời 2 bộc lộ niềm thương xót của anh khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh đập, hành hạ. Cả hai lời đều tha thiết, cảm động, cho thấy tình yêu sắt son, bền chặt, mãi không nhạt phai của đôi nam nữ.
Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản
1. Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
2. Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
3. Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.
4. Qua đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
5. So sánh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
(1) Ở rể: một tục lệ hôn nhân cũ của người Thái, quy định người con trai khi muốn cưới vợ phải đến ở nhà người con gái một thời gian, trải qua hai giai đoạn là rề ngoài (đi làm cho nhà người con gái, ở như khách) và rẻ trong (sống cùng người con gái tại nhà cô ấy). Sau đó, cả hai người mới chính thức trở thành vợ chồng và người chồng được đưa vợ về nhà cha mẹ mình hoặc ra ở riêng.
(2) Đàn môi: một loại nhạc cụ nhỏ làm bằng miếng đồng mỏng, dài như lá tre.
(Trang 107)
6. Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
7. Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc.
VĂN BẢN 2
Dương phụ hành
(Bài hành về người thiếu phụ phương Tây)
Cao Bá Quát
Khởi động
- Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hoá khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy?
- Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hoá giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.
Đọc văn bản
Phiên âm
Tây dương thiếu phụ y như tuyết,
Độc bằng lang kiên toạ minh nguyệt.
Khước vọng Nam thuyền đăng hoả mình,
Bả duệ nâm nâm hướng lang thuyết.
Nhất uyển để hồ thủ lần trì,
Dạ hàn vô ná hải phong xuy.
Phiên thân cánh sảnh lang phù khơi,
Khởi thức Nam nhân hữu biệt li.
(Trang 108)
Dịch nghĩa
Người thiếu phụ Tây dương(1) áo trắng như tuyết,
Tựa vai chồng ngồi dưới bóng trăng thanh.
Nhìn thuyền người Nam thấy đèn lửa sáng,
Kéo áo nói rì rầm với chồng.
Một cốc sữa hững hờ trên tay,
Gió bể thổi hơi lạnh ban đêm không chịu nổi.
Vươn mình đời chồng nâng đỡ dậy,
Há biết người Nam có cảnh biệt li.
Dịch thơ
Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu.
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,
Kéo áo, rì rầm nói với nhau.
Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây. |
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ đây,
Biết đâu nỗi khách biệt li này.
Hình dung về nhân vật trữ tình. |
(Lê Tư Thực dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX,
NXB Văn học, Hà Nội, 1978, tr. 748-749)
Cao Bá Quát (1808 - 1855) quê ở huyện Gia Lâm, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao, đỗ cử nhân sớm (1831) nhưng lận đận trên con đường làm quan. Năm 1841, khi làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, vì vi phạm quy định nghiêm ngặt của việc chấm bài, Cao Bá Quát bị khép tội chết, sau đó được giảm án, cho theo phục dịch phái bộ đi công cán một số nước vùng Hạ Châu (In-đô-nê-xi-a - Indonesia, Ma-lai-xi-a - Malaysia,..) để chuộc tội. Chuyến đi này đã tác động lớn đến nhận thức, tư tưởng của ông khi được tiếp xúc với nền văn minh khác, với những màu sắc mới của cuộc sống nơi xứ lạ, phương xa.
(1) Tây dương: biển, đại dương ở phía Tây; ở đây dùng để chỉ phương Tây, người phương Tây.
(Trang 109)
Năm 1852, Cao Bá Quát phải rời kinh đô, nhận chức Giáo thụ phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Năm 1854, ông tham gia lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa ở Mỹ Lương (nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) và bị tử trận. Triều đình nhà Nguyễn đã ra lệnh “tru di tam tộc” với dòng họ Cao.
Cao Bá Quát sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Sau bản án thảm khốc với dòng họ Cao, tác phẩm của ông bị tiêu huỷ, cấm đoán nhưng vẫn còn lại 1 327 bài thơ chữ Hán, hơn 20 tác phẩm viết bằng chữ Nôm (phú, hát nói, truyện,...). Thơ văn Cao Bá Quát rất phong phú về đề tài, thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, quê hương; đồng cảm với những thân phận cùng khổ. Ông mang đến cái nhìn nhân văn, tinh thần dân chủ của một nghệ sĩ có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, sẵn sàng đón nhận và trân trọng những nét đẹp mới mẻ, xa lạ với truyền thống.
Dương phụ hành được Cao Bá Quát sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực 2 năm 1844. Bài thơ được viết theo thể hành, một hình thức thông dụng của thơ cổ thể (3),
Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản
1. So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.
2. Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.
3. Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.
4. Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.
5. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.
6. Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được những gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.
(Trang 110)
VĂN BẢN 3
Thuyền và biển
Xuân Quỳnh
Khởi động
- Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
- Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.
Đọc văn bản
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ? |
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển biến khơi khởi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Theo dõi diễn biến câu chuyện. |
Những đêm trăng hiển từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
(Trang 111)
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyển
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai câu thơ này. |
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện? |
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyển đau - rạn vỡ
Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào? |
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
4/1963
(Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối (tuyển thơ), NXB Hội Nhà văn –
Công ti cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2011, tr. 15-16)
Xuân Quỳnh
Ảnh: Tư liệu gia đình
cung cấp
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Sáng tác của bà bao gồm cả thơ và văn xuôi, viết về nhiều đề tài khác nhau, trong đó tình yêu, hạnh phúc gia đình và trẻ em là các đề tài chiếm vị trí nổi bật. Thơ Xuân Quỳnh giàu yếu tố tự thuật. Bên cạnh việc bộc lộ niềm khát khao được yêu thương, chia sẻ và ý thức chắt chiu, gìn giữ hạnh phúc đang có, thơ bà còn chứa đựng những dự cảm đấy lo âu về cái mong manh của đời sống, của tình yêu. Xuân Quỳnh được nhìn nhận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Các tác phẩm chính của bà: Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974), Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn viết cho thiếu nhi, 1982), Sân ga chiều em đi (thơ, 1984), Tự hát (thơ, 1984), Bến tàu trong thành phố (truyện viết cho thiếu nhi, 1984), Hoa cỏ may (thơ, 1989),...
(Trang 112)
Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản
1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?
2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể" soi rọi, khám phá?
3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?
4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?
5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?
6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.
Kết nối đọc – viết
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình có câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm này.
Thực hành tiếng Việt
Lỗi về thành phần câu và cách sửa
1. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi về thành phần câu? Phát hiện và đề xuất phương án sửa lỗi cho những trường hợp đó. a. Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn.
| Nhận biết lỗi về thành phần câu và cách sửa
- Câu thiếu chủ ngữ Ví dụ: Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. “Với tác phẩm này” là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ. Cách sửa thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp. Chẳng hạn: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. |
(Trang 113)
b. Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng. c. Những con người vị tha giàu đức hi sinh ấy. d. Theo báo Tuổi trẻ cho biết, tình trạng ùn ứ nông sản của nông dân miền Tây đã bước đầu được giải quyết. e. Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân. g. Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác. h. Khổ thơ chỉ có một câu, rất đặc biệt. 2. Phát hiện lỗi về thành phần câu ở các trường hợp sau và sửa lại: a. Truyện ngắn, thể loại linh hoạt ấy. b. Đã vẽ bức tranh tường hoành tráng này một nhóm hoạ sĩ đến từ thành phố. c. Số đỏ không chỉ là một tác phẩm trào phúng đặc sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam trước 1945. d. Văn bản nghị luận, loại văn bản được viết ra với mục đích thuyết phục người đọc. | Cách sửa thứ hai: Lược bỏ quan hệ từ (kết từ) ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy. - Câu thiếu vị ngữ Ví dụ: Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt. Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, "một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt” là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải là vị ngữ. Kiểu lỗi này có thể do người viết nhầm thành phần chêm xen là vị ngữ. Cách sửa thứ nhất: Thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt. Cách sửa thứ hai: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn. - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: NO TRITHUC Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế. Trong hoan Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hề có nội dung thông tin, vì thế, chưa phải là câu. Cách sửa: Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu. Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ.
Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Nhưng để phục vụ cho mục đích nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ có thể đảo vị trí của hai thành phần này. Ví dụ: Nơi đây sống một người tóc bạc (Nguyễn Đình Thi, Quê hương Việt Bắc) Tuy nhiên, trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, việc đảo vị trí các thành phần câu như vậy rất khó được chấp nhận. Chẳng hạn, không thể nói: Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội. |
(Trang 114)
3. Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai? a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuồng văn. Bị đạo ý. (Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10) b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú. (Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng) c. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành! (Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu người câm) | Ở trường hợp này, người nói nhất thiết phải trả chủ ngữ (một đơn vị bộ đội) và vị ngữ (đang hành quân trong rừng) về với trật tự quen thuộc mới được xem là nói đúng: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng.
Trong câu văn tiếng Việt, có một số quan hệ từ luôn đòi hỏi được kết hợp với một quan hệ từ khác để tạo thành cặp như: vì... nên...; chẳng những... mà còn...; tuy... nhưng...; càng... càng..... Nếu không chú ý đến đặc điểm này, câu dễ bị mắc lỗi về thành phần. Ví dụ: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ. Cách sửa: Bổ sung quan hệ từ phù hợp, tương ứng với quan hệ từ đã có ở vế câu trước, chẳng hạn: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến bằng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ mà còn đe doạ sự sống của muôn loài. Lưu ý: Có những câu nếu tách ra, có vẻ như bị lỗi thành phần câu, nhưng đặt trong ngữ cảnh, đó không phải là câu sai. Ví dụ: Rừng Hoành Bồ nhiều nương dó. Rộng sâu lắm. (Nguyễn Tuân, Xác ngọc lam). Tách ra, Rộng sâu lắm không thể là một câu, nhưng nhờ câu trước đó mà ta hiểu rằng "rộng” và “sâu” ở đây là những đặc điểm của rừng dó Hoành Bồ. Loại câu như thế thường được dùng trong văn bản văn học. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn