Nội Dung Chính
(Trang 56)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện đúng các bài tập chiến thuật phối hợp phòng thủ theo từng khu vực cụ thể.
- Vận dụng được chiến thuật phối hợp phòng thủ khu vực vào tập luyện và đấu tập; tự điều chỉnh, sửa sai động tác.
- Có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt trong tập luyện và thi đấu tập.
- Trung thực, tích cực, chăm chỉ; thể hiện sự yêu thích môn Bóng rổ; có tinh thần trách nhiệm và hợp tác với bạn trong quá trình tập luyện.
- Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
MỞ ĐẦU
1. Khởi động
- Khởi động chung: Chạy chậm vòng quanh sân bóng rổ, sau đó thực hiện các động tác căng cơ: Căng cơ vai, tay, cổ, cơ lưng, cơ đùi, ép dẻo dọc, ép dẻo ngang. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy hất gót, chạy tăng tốc.
- Khởi động chuyên môn: Thực hiện kĩ thuật chạy đổi hướng, chạy biến tốc, trượt ngang phòng thủ và kĩ thuật chạy 2 bước lên rồ không bóng. Thực hiện các động tác khởi động với bóng: Võ bóng bằng một tay, hai tay, tung bóng bằng một tay, hai tay lên cao rồi bắt lại, tung bóng bằng một tay, hai tay qua lại.
2. Trò chơi hỗ trợ khởi động
AI SẼ VƯỢT QUA?
Mục đích: Nâng cao khả năng tập trung. Bổ trợ khả năng linh hoạt và phối hợp vận động.
Dụng cụ: Cọc hình nón.
Cách thực hiện: Người chơi đứng thành hàng ngang sau vạch ném phạt, một người được chỉ định sẽ đứng ở sau đường giữa sân làm người "Giữ nhà". Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu", lần lượt từng người trong hàng sẽ tìm cách di chuyển để vượt qua đường giữa sân và chạy về khu vực dưới rồ. Trong khi đó, người "Giữ nhà" sẽ tìm cách chạm vào người vượt qua đường giữa sân (H.8).
Nếu người nào bị chạm trúng sẽ thay thế làm người "Giữ nhà" và người “Giữ nhà" sẽ di chuyển về khu vực dưới rổ.
(Trang 57)
Lưu ý:
- Người "Giữ nhà" không được bước qua đường giữa sân.
- Tuỳ vào thể lực của người chơi, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm khoảng cách giới hạn chiều ngang cho phù hợp. Mỗi lượt chỉ có 1 người thực hiện trò chơi.
- Nếu người “Giữ nhà để 4 – 5 người vượt qua thì nên thay người “Giữ nhà" mới.
- Có thể tổ chức cho nhiều nhóm thực hiện cùng lúc ở các khu vực khác nhau.
Hình 8. Sơ đồ trò chơi Ai sẽ vượt qua?
KIẾN THỨC MỚI
Chiến thuật phòng thủ khu vực là chiến thuật phòng thủ cơ bản. Các đấu thủ của đội phòng thủ sẽ phụ trách khu vực được phân công của mình ở xung quanh rồ nhằm hạn chế đối phương ném rổ hoặc đột phá ném rổ ghi điểm. Việc phòng thủ khu vực được tổ chức tốt không chỉ củng cố thành tích đạt được do tấn công mà còn ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức tấn công tiếp theo của đội sau khi giành được quyền kiểm soát bóng.
1. Nguyên tắc phòng thủ
- Mỗi đấu thủ chịu trách nhiệm phòng thủ trong khu vực mình được phân công và di chuyển lệch về hướng đấu thủ có bóng khi bóng của đội tấn công chuyền qua lại (H.9).
(Trang 58)
Hình 9. Khu vực phòng thủ và hướng di chuyển của đấu thủ phòng thủ
- Không để cho đối phương có thời gian ngắm ném bóng vào rồ.
- Bố trí các đấu thủ có thể hình tốt ở vị trí hậu vệ và trung phong nhằm tạo thuận lợi cho việc tranh chấp bóng bật bảng sau khi đối phương ném rổ hỏng.
- Không để cho đối phương đột phá vào khu vực dưới rồ.
- Ngăn cản sự di chuyển vào khu vực giới hạn để tranh cướp bóng bật bảng sau quả -ném bóng hỏng.
2. Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng
- Đầu thủ phòng thủ ở hướng đấu thủ đang có bóng thì nhanh chóng bước đến gần, đồng thời 1 tay đưa cao để hạn chế đối phương ném rổ. Tuy nhiên, cũng giữ khoảng cách không quá gần để tránh đối phương thực hiện dẫn bóng đột phá qua người vào khu vực dưới rồ. đối phương thực hiện dần bằng đột p NG
- Phòng thủ đối phương có bóng cần hạn chế đối phương chuyển bóng đến các khu vực có các đấu thủ tấn công giỏi hoặc ném rổ tốt.
- Nhanh chóng áp sát khi phát hiện đấu thủ có bóng đã hết quyền dẫn bóng để buộc đối phương phải chuyển bóng hoặc ném rổ mà không có thời gian chuẩn bị hoặc làm đối phương phạm Luật 5 giây.
- Hạn chế đấu thủ tấn công di chuyển vào khu vực dưới rồ sau khi ném rổ để tranh cướp bóng.
3. Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công không bóng
- Cần xác định vị trí đấu thủ có bóng đang ở đâu và đấu thủ tấn công không bóng gần khu vực mình chịu trách nhiệm để đảm bảo vị trí đứng của mình với đấu thủ có bóng và đấu thủ không bóng là 3 đỉnh của tam giác, giúp cho việc quan sát được cả 2 đấu thủ đội tấn công tốt nhất.
(Trang 59)
- Xác định bóng ở khu vực nào và di chuyển lệch về hướng bóng nhưng đảm bảo trong khu vực mình được phân công.
- Hạn chế các đường bóng chuyền ngang khu vực mình kiểm soát.
- Hạn chế đấu thủ mình đang phòng thủ di chuyển vào khu vực dưới rổ để nhận bóng ném rổ.
- Hạn chế đấu thủ mình đang phòng thủ di chuyển vào khu vực dưới rồ sau khi đối phương ném rổ để tranh cướp bóng.
* Những ưu điểm và hạn chế của chiến thuật phòng thủ khu vực
- Ưu điểm:
+ Các đấu thủ ít phải di chuyển hơn.
+ Rất hiệu quả khi phòng thủ các đội không có đấu thủ ném rồ ở cự li trung bình và xa.
+ Hiệu quả khi đội tấn công có thể hình thấp và nhỏ.
+ Hiệu quả trong việc yếm hộ đồng đội và tranh chấp bóng bật bảng.
- Hạn chế:
+ Chiến thuật phòng thủ này không hiệu quả khi đối phương có những đấu thủ ném rổ ở cự li trung bình và xa tốt.
+ Hạn chế trong việc tổ chức tấn công nhanh.
+ Không tạo được áp lực lớn trên các đấu thủ đang kiểm soát bóng ở ngoài vòng 3 điểm.
LUYỆN TẬP
1. Nội dung tập luyện
Bài tập 1. Di chuyển phòng thủ
Người tập đứng thành hàng ngang, theo hiệu lệnh sẽ tiến – lùi – sang phải – sang trái. Khi di chuyển, yêu cầu hai tay giơ cao nhằm hạn chế đối phương dẫn bóng, chuyền bóng hoặc ném rổ.
Bài tập 2. Di chuyển phòng thủ theo khu vực
Chia số người tập thành nhóm 5 người, lần lượt mỗi nhóm đứng ở khu vực quy định. Theo hiệu lệnh sẽ tiến – lùi – sang phải – sang trái. Khi di chuyển phòng thủ theo khu vực, người phòng thủ cần giơ cao hai tay nhằm hạn chế đấu thủ tấn công di chuyển, dẫn bóng, chuyến bóng hoặc ném rổ.
(Trang 60)
Bài tập 3: Di chuyển phòng thủ theo khu vực có đấu thủ tấn công
Từng nhóm 5 người đứng phòng thủ như bài tập 2. Một nhóm khác sẽ là đội tấn công và đứng theo vị trí như Hình 10. Nhóm tấn công sẽ chuyền bóng qua lại giữa các vị trí, nhóm phòng thủ sẽ di chuyển tiến – lùi – sang trái – sang phải theo -vị trí bóng.
Hình 10. Di chuyến phòng thủ theo khu vực có đấu thủ tấn công nửa sân
Lưu ý: Các đấu thủ phòng thủ ở vị trí đối phương đang kiểm soát bóng sẽ áp sát hơn, đồng thời giơ tay cao để hạn chế đối phương ném rổ hoặc chuyến bóng. Các đấu thủ còn lại sẽ di chuyển lệch về bên có bóng sao cho có thể vừa quan sát được đấu thủ cầm bóng, vừa quan sát được đấu thủ không bóng ở khu vực của mình.
Bài tập 4: Di chuyển phòng thủ theo khu vực có đấu thủ tấn công ném rổ
Tổ chức đội hình như ở bài tập 3, sau 5 – 7 đường chuyến thì thực hiện ném rổ hoặc ném rồ theo tiếng còi của người điều khiển. Sau khi ném rổ, đội tấn công sẽ chạy về sân nhà và tổ chức phòng thủ khu vực, đội vừa phòng thủ sẽ bắt bóng và tổ chức tấn công như bài tập 3.
Lưu ý: Yêu cầu người tập chuyển bóng liên tục từ chậm đến nhanh, sau khi ném rổ thì không cần tranh cướp bóng mà chạy nhanh về để tổ chức phòng thủ.
Bài tập 5. Đấu tập
Chia số người tạo thành nhóm 5 người đầu tập với nhau. Các nhóm phải thực hiện chiến thuật phòng thủ theo khu vực. Đội nào ghi được số điểm theo quy định trước thì sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: Khi thi đấu, cần tuân theo Luật bóng rổ đã học. Có thể quy định người tập chỉ được chuyển và ném hoặc thi đấu tự do.
2. Hình thức luyện tập
Hình thức 1. Luyện tập cá nhân
Người tập tự rèn luyện để hoàn thiện các động tác di chuyển tiến – lùi – sang phải -sang trái.
Hình thức 2. Luyện tập cặp đôi
Chia số người tập thành từng cặp, mỗi người trong cặp sẽ dẫn bóng di chuyển, sau đó ném rổ để bạn mình tập phòng thủ.
(Trang 61)
Hình thức 3. Luyện tập nhóm
Lớp chia thành từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên, thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5.
Hình thức 4. Luyện tập đồng loạt
Người tập đứng thành các hàng ngang cuối sân. Theo hiệu lệnh thực hiện như bài tập 1.
- Trò chơi bổ trợ chiến thuật phòng thủ khu vực
BÓNG CHUYỀN 6
Mục đích: Bổ trợ chiến thuật phòng thủ khu vực.
Dụng cụ: Quả bóng rổ, đồng hồ bấm giờ.
Cách thực hiện: Chia số người chơi thành các đội đều nhau, mỗi đội từ 5 – 7 người, mỗi lần thi đấu hai đội. Các đội thi đấu sẽ đứng bất kì vị trí nào trong khu vực nửa sân, một đội tấn công và một đội phòng thủ. Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu, đội tấn công sẽ liên tục chuyển bóng cho nhau, đội phòng thủ sẽ tìm cách ngăn cản hoặc lấy bóng từ đối phương. Nếu đội phòng thủ lấy hoặc chạm được bóng trước khi đội tấn công chuyền được 6 lần thì sẽ hết lượt thi đấu, sau đó hai đội đối vai trò cho nhau. Kết thúc trò chơi, đội nào có số lần chuyển bóng 6 lần thành công nhiều hơn trong thời gian quy định sẽ giành chiến thắng (H.11).
Lưu ý: Trong quá trình tham gia trò chơi, người chơi không được ôm bóng chạy, không được dẫn bóng. Tuỳ vào trình độ và thể lực người chơi, có thể tăng/giảm số người chơi hoặc thời gian cho phù hợp.
Có thể tổ chức đấu loại trực tiếp theo cặp để xác định đội chiến thắng cuối cùng.
Hình 11. Sơ đồ trò chơi Bóng chuyền 6
VẬN DỤNG
1. Thảo luận nhóm để làm rõ mục đích, hoạt động của đấu thủ tham gia thực hiện chiến thuật phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng hoặc không có bóng.
2. Hãy nêu những ưu điểm, hạn chế của chiến thuật phòng thủ khu vực trong thi đấu bóng rổ.
3. Vận dụng chiến thuật phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng hoặc không có bóng để rèn luyện và vui chơi hằng ngày.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn