ĐỌC: Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI" - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 6 - Đọc - Mộ, Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)


(Trang 18)

VĂN BẢN 3,4

Mộ

(Chiều tối)

Nguyên tiêu

(Rằm tháng giêng)

Hồ Chí Minh

Trước khi đọc

• Theo trải nghiệm và vốn văn học của bạn, những thời điểm như buổi bình minh, lúc hoàng hôn, đêm trăng rằm,… có vị trí như thế nào trong cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ xưa và nay?

• Hãy cho biết hình dung của bạn về nội dung sáng tác của những nhà thơ vốn lấy lí tưởng cách mạng làm lẽ sống.

Đọc văn bản

Mộ

(Chiều tối)

Phiên âm

          Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

          Cô vân mạn mạn độ thiên không;

          Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

          Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa

          Cánh chim mỏi mệt(1) trở về rừng về tìm cây để ngủ,

          Chòm mây lẻ loi(2) lững lờ(3) trôi qua tầng không;

          Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

          Ngô xay vừa xong, lò đã cháy rực(4) (lò đã được đốt lên).

hinh-anh-doc-mo-chieu-toi-ho-chi-minh-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-ho-chi-minh-12018-0

Thủ bút của Hồ Chí Minh trong Ngục trung nhật kí (trang có chép bài Mộ)

__________________________

(1) Dịch từ quyện (mỏi, mỏi mệt): quyện trong Hán ngữ có bộ “nhân”, thường nói về trạng thái tinh thần của con người.

(2) Dịch từ cô (lẻ, lẻ loi, đơn độc); cô trong Hán ngữ thường chỉ tâm thế của con người; khác với các từ đơn, nhất thường để chỉ số lượng hoặc sự tồn tại.

(3) Dịch từ mạn mạn (chậm rãi, lững lờ); hình dung trạng thái vận động nhè nhàng, trong không gian tĩnh lặng, rộng lớn.

(4) Dịch từ hồng (đốt, hơ, sưởi - động từ); dễ nhầm với từ đồng âm hồng có nghĩa là màu hồng, màu đỏ (tính từ).

(Trang 19)

Dịch thơ

Hình dung cảnh ngộ nhân vật trữ tình phải trải qua trên đường đi đày.

          Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

          Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

          Cô em xóm núi xay ngô tối,

          Xay hết, lò than đã rực hồng.

Nam Trân dịch

Viện Văn học, Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù

Nhật kí trong tù (Bản dịch trọn vẹn), Sđd, tr.361 – 362
(Trang 19)

Nguyên tiêu

(Rằm tháng Giêng)

Phiên âm

          Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

          Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.

          Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

          Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

1948

Dịch nghĩa

          Đêm nay, rằm tháng Giêng, trăng vừa đúng độ tròn đầy(1),

          Sông xuân(2), nước xuân tiếp liền với trời xuân.

          Ở nơi khói sóng vắng lặng(3), bàn bạc việc quân,

          Nửa đêm trở về, ánh trăng ắp(4) đầy thuyền.

Dịch thơ

Chú ý hiện tượng điệm từ ở câu 2, mối tương quan giữa tính chất không gian và hoạt động của con người ở câu 3.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,(5)

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.(6)

Giữa lòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Xuân Thủy dịch

(Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967, tr.60)

__________________________

(1) Dịch từ viên (tròn, tròn trịa, tròn đầy); ở đây thể hiện ý niệm về sức sống căng tràn (viên mãn).

(2) Xuân: mùa xuân, sức sống mùa xuân. Cả ba từ xuân trong câu thơ đều có chức năng làm định ngữ cho danh từ, thể hiện sức sống, khí sắc của thiên nhiên, đất trời.

(3) Dịch cụm từ yên ba thâm xứ; hình ảnh thường gợi không gian mênh mang, tĩnh lặng trong thơ cổ. Lục Du (Trung Quốc): "Yên ba thâm xứ ngọa cô bồng,/ Túc tửu tỉnh thời văn đoạn hồng" (Khói sóng miền sâu thuyền cô lẻ,/ Giật mình tỉnh rượu ngỗng trời kêu); Cao Bá Quát: "Thế sự thăng trầm quân mạc vấn/ Yên ba thâm xứ hữu ngư châu" (Thế sự thăng trầm người chớ hỏi/ Miền sâu khói sóng chiếc thuyền câu);... 

(4) Dịch từ mãn (đầy, tràn đầy); trong nguyên văn, từ mãn được dùng như động từ (tràn xuống và làm đầy ăm ắp).

(5) Theo một số tài liệu, ở bản dịch đầu tiên, câu này là: “Rằm xuân trăng đẹp trăng tươi”.

(6) Theo một số tài liệu, ở bản dịch đầu tiên, câu này là: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.

(Trang 20)

Mộ là bài thơ số 30(1) trong tập Ngục trung nhật kí Của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết vào khoảng những tháng đầu của thời gian Người bị cầm tù lần thứ hai ở Trung Quốc (1942 – 1943), ở cuối chặng chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Tác phẩm thể hiện cảm xúc của nhà thơ trong hoàn cảnh bị xiềng xích, giữa không gian núi rừng buổi chiều tối.

Bài thơ Nguyên tiêu được sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Theo một số tư liệu, bài thơ được Hồ Chí Minh ứng tác sau một cuộc họp bàn về chiến dịch, giữa khung cảnh núi rừng; tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy dịch ứng khẩu ngay tại thời điểm đó. Giữa bản dịch phổ biến sau này và bản dịch lần đầu có khác nhau đôi chút.

MộNguyên tiêu là tác phẩm được sáng tác theo thể tứ tuyệt, tuy được viết ở những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều thể hiện rõ đặc trưng, phong cách cổ điển mà hiện đại của thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

Sau khi đọc

1. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên (hình ảnh, bút pháp) trong hai câu thơ đầu của mỗi bài thơ.

2. Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm, hãy chỉ ra tác động của thời điểm chiều tối và đêm trăng rằm tháng Giêng đến cảm xúc và tâm trạng nhà thơ trong mỗi bài.

3. Trong hai bài thơ MộNguyên tiêu, sự vận động của thời gian, của hình tượng thơ được tác giả thể hiện như thế nào? Bạn có cảm nhận gì về cách nhìn của tác giả đối với chiều hướng phát triển của sự vật?

4. Cả hai bài thơ đều có bút pháp hội họa đặc sắc. Bạn có đồng ý với ý kiến nhận xét này không? Vì sao?

5. Đối chiếu các bản dịch thơ với nguyên văn của mỗi bài thơ (thông qua các bản dịch nghĩa), từ đó chỉ ra những chỗ các bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

6. Bức tranh về cuộc sống con người được miêu tả ở hai câu sau bài thơ Mộ gợi cho bạn cảm nhận gì về tâm trạng và đời sống tâm hồn của người từ – nhà thơ?

7. Hình ảnh ánh trăng đầy thuyền trong hai câu sau bài thơ Nguyên tiêu có thể đưa đến những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ ở nhân vật trữ tình?

8. Chỉ ra dấu ấn của phong cách cổ điển trong mỗi tác phẩm.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích giá trị đặc sắc của hình ảnh là than rực hồng (Mộ) hoặc hình ảnh trăng đẩy thuyền (Nguyên tiêu).

__________________________

(1) Số thứ tự của bài thơ do tác giả tư ghi trong nguyên văn.

Tin tức mới


Đánh giá

ĐỌC: Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI" - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.