ĐỌC: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI" - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 6 - Đọc - Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)


(Trang 13)

VĂN BẢN 2

Tuyên ngôn độc lập

Hồ Chí Minh

Trước khi đọc

• Bạn đã biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam từng được nhìn nhận như là “tuyên ngôn độc lập”? Điều gì khiến cho những tác phẩm ấy được nhìn nhận như vậy?

• Trình bày khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX theo những gì bạn đã được học.

hinh-anh-doc-tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh-12017-0

Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Đọc văn bản

Chú ý nội dung câu được trích dẫn và sự “suy rộng” của tác giả Hồ Chí Minh.

“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

Việc tác giả nêu “những lẽ phải không ai chối cãi được” nhằm mục đích gì?

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

(Trang 14)

Những chứng cứ về hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của thực dân pháp đã được tập hợp theo hệ thống nào?

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết, hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa" của thực dân Pháp đã được tập hợp theo hệ thống nào?

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay(1), từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Thực chất việc “bảo hộ” của thực dân Pháp đã bị vạch trần như thế nào?

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong năm năm, chúng đã “bán” nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

__________________________

(1) Cuối năm 1944, đầu năm 1945.

(Trang 15)

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ.

Dự đoán những luận điểm sẽ được triển khai sau việc tác giả khái quát về “sự thực” và sự bảo hộ của thực dân Pháp.

Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ(1).

Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự(2) tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

Bởi thế cho nên, chúng tôi – Lâm thời Chính phủ(3) của nước Việt Nam mới – đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng quyết liệt chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Việc nhắc đến những điều được các nước Đồng minh công nhận có ý nghĩa gì?

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng (Teheran)(4) và Cựu Kim Sơn(5)”, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam(6).

__________________________

(1) Bản in trên báo Cứu quốc, số 36, 5/9/1945 ghi là: "lập nên nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ".

(2) Tự: từ.

(3) Lâm thời Chính phủ: tức Chính phủ Lâm thời, được thành lập ngày 25/8/1945 theo đề nghị của Hồ Chí Minh, trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam vốn ra đời trước đó theo quyết định của Quốc dân đại hội Tân Trào họp trong các ngày 16, 17, 18/8/1945.

(4) Hội nghị Tê-hê-răng: hội nghị do đại diện của ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh tổ chức vào ngày 28 /11 đến ngày 01/12/1943 tại thủ đô nước I-ran (Iran) để thảo luận kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, mở mặt trận thứ hai ở châu Âu trước ngày 1/05/1945 và thông qua nghị quyết đảm bảo nền hòa bình lâu dài trên thế giới sau chiến tranh.

(5) Hội nghị Cựu Kim Sơn: hội nghị quốc tế diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945 với sự tham gia của đại diện năm nước, tổ chức tại thành phố Xan Phan-xít-xcô (San Francisco) thuộc tiểu bang Ca-li-phoóc-ni-a (California) của Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Tên thành phố Xan Phran-xít-xcô thường được những người hoa sang định cư ở đây từ thế kỷ gọi là Cựu Kim Sơn (Cựu Kim Sơn Nghĩa là "núi vàng xưa").

(6) Bản in trên báo Cứu quốc, số 36, ngày 5/9/1945 ghi là: "quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam".

(Trang 16)

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi – Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Hai điều được đề cập trong lời “tuyên bố với thế giới” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1945 – 1946),

NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 1 – 3)

hinh-anh-doc-tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh-12017-1

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

5/9/1945

Tuyên ngôn độc lập được đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc (cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Việt Minh), số 36 với tên gọi đầy đủ là Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chiều 2/9/1945

Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

31/8/1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc lại, bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Đêm 28/8/1945

Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.

25/8/1945

Hồ Chí Minh cùng Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam về đến Hà Nội; Ủy ban này được cải tổ thành Chính phủ Lâm thời. Hồ Chí Minh ở nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô.

22/8/1945

Hồ Chí Minh cùng Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam rời Tân Trào về Hà Nội.

(Trang 17)

Tuyên ngôn độc lập được viết vào thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh vừa giành được chính quyền trong cả nước sau hơn 80 năm bị nô lệ. Tuy nhiên, đó cũng là lúc những thách thức to lớn đang chờ phía trước: thực dân Pháp đang nuôi dã tâm tái chiếm nước ta với sự tiếp tay của một số nước đế quốc thuộc phe Đồng minh. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc, Tuyên ngôn độc lập còn đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các thế lực thực dân, đế quốc đang âm mưu tước đoạt được độc lập mà nhân dân ta phải đổ bao xương máu mới gây dựng được.

Tuyên ngôn độc lập là một trong những văn kiện quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại. Đây cũng là án văn chính luận mẫu mực trên nhiều phương diện, vừa tiếp nối, vừa phát triển lên tầm cao mới truyền thống của văn chính luận trong văn học Việt Nam.

Sau khi đọc

1. Những tri thức về tiểu sử Hồ Chí Minh trong văn bản đã đem lại cho bạn cảm xúc, suy nghĩ gì?

2. Bạn hiểu như thế nào về sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học ở tác giả Hồ Chí Minh?

3. Khi nêu công khai quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh muốn hướng tới điều gì? Dựa trên sự suy luận và những kiến thức đã học, hay cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã có tác động như thế nào đến xu hướng phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam.

4. Vì sao có thể nói Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn? Trong di sản văn học đỏ, bộ phận nào chiếm ưu thế về khối lượng? Điều này có thể được giải thích như thế nào?

5. Hãy tìm một số bằng chứng khẳng định sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm do Hồ Chí Minh viết ra trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

6. Tìm trong văn bản những câu hay những ý II giải tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

7. Bạn có cảm nhận và đánh giá như thế nào về tài năng văn học và phẩm chất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh?

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu những thu hoạch bổ ích nhất của bạn khi đọc văn bản Tác giả Hồ Chí Minh.

Tin tức mới


Đánh giá

ĐỌC: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI" - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.