(Trang 78)
Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1. Tìm trong văn học Việt Nam thời trung đại một số trường hợp mượn ý tưởng hoặc mượn nguyên câu chữ từ một tác phẩm khác. 2. Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các dấu hiệu cho thấy người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn: Đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, | Một số quy định liên quan đến vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ• Có sự khác biệt đáng kể trong cách nhìn nhận vấn đề sử dụng ý tưởng, câu chữ của người đi trước ở những bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau. Trên thế giới, trước khi văn học hiện đại được hình thành, việc người viết đưa một ý văn, ý thơ, cách diễn đạt nào đó của một tác phẩm văn học khác vào sáng tác của |
(Trang 79)
chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại. [...] Hồi ấy, đối với những cái hiện tại ông thường chỉ dành cho những lời khinh bạc. Nhưng đối với những cái của ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu.". (Bài làm của học sinh) 3. Hãy viết lại các đoạn văn dùng cách dẫn trực tiếp dưới đây thành đoạn văn dùng cách dẫn gián tiếp, mang tính chất tóm lược. a. Trong "Yêu và đồng cảm" của Phong Tử Khải có đoạn viết: "Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ". (Phong Từ Khải, Yêu và đồng cảm, in trong Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr.80) b. A. Anh-xtanh (A. Einstein) quan niệm. "Chỉ cả thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí để ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống còng đồng hướng theo. Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tương; cũng như vậy, một cá thể đơn lẽ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng". (A. Anh xtanh, Cộng đồng và cá thể, in trong Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2023, tr.108) 4. Nêu quan điểm của bạn về vấn đề đạo văn. Tự nhận xét về việc bản thân sử dụng ý của người khác khi thực hiện các bài viết trong quá trình học tập. | mình được chấp nhận rộng rãi. Điều này nhiều khi được coi là dấu hiệu của sự học rộng, biết nhiều và được đánh giá cao. Ngày nay, tất cả những gì được kế thừa của người khác, từ ý tưởng, thông tin đến những cách diễn đạt đặc thù, có tính cá biệt, đều phải được dẫn nguồn, nếu không sẽ bị coi là đạo văn. Như vậy, "đạo văn" là một khái niệm có nội hàm biến động theo thời gian. Tuy nhiên, có những tri thức phổ quát, được mặc định là tài sản chung của cộng đồng hay nhân loại thì khi dùng không cần chú nguồn, ví dụ: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời; Văn học là nghệ thuật của ngôn từ; Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người;... • Khi trích dẫn trực tiếp và đặt phần trích dẫn trong ngoặc kép, cần dẫn đúng nguyên văn kể cả khi có những ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt trong văn bản gốc bị coi là sai. Người viết có thể dùng cước chú để thuyết minh về ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt bị coi là sai đó hoặc dùng kí hiệu [sic], một từ trong tiếng La-tinh có nghĩa là "nguyên văn như vậy". Nếu có phần nào đó bị cắt thì cần đánh dấu chỗ bị cắt bằng kí hiệu [...]. • Ngoài trích dẫn trong phần chính của văn bản, việc sử dụng kết quả lao động sáng tạo của người khác còn có thể được thể hiện qua cước chú. Với một số kiểu văn bản như báo cáo nghiên cứu, bài đăng ở tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, sách chuyên khảo,... còn có phần Tài liệu tham khảo, thường được đặt sau văn bản, liệt kê các công trình mà người viết tham khảo với đầy đủ thông tin về tác giả, tên công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn