ĐỌC: Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 9 - Đọc - Thực hành tiếng Việt - Giữ gìn và phát triển tiếng Việt


(Trang 114)

Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

1. Xác định dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt trong những câu sau:

a. Tôi đã xem bộ phim đó rùi nhưng không thích lém.

b. Nhà trường quy định học sinh không được ghi các comment vào sách mượn của thư viện.

c. Do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến cho việc lựa chọn ngành nghề ngày nay có sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc.

2. Tìm những từ ngữ mới thể hiện sự phát triển của tiếng Việt tương tự các từ ngữ thuộc một trong hai nhóm sau:

a. thư viện số, kinh tế tri thức, chính phủ điện tử, cư dân mạng, công dân toàn cầu

b. photocopy, video, VIP

3. Mỗi từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có các nghĩa khác nhau. Hãy cho biết các nghĩa của mỗi từ ngữ, suy đoán xem trong những nghĩa đó, nghĩa nào có trước, nghĩa nào có sau và giải thích cơ sở của sự suy đoán.

a. Các cụ ông say thuốc

Các cụ bà say trầu

Còn con trai con gái

Chỉ nhìn mà say nhau.

(Phan Thị Thanh Nhàn, Đám cưới ngày mùa)

Nhận biết một số vấn đề về giữ gìn và phát triển tiếng Việt

• Ngôn ngữ được hình thành do quy ước. Quy ước trong ngôn ngữ dần dần trở thành những quy định nghiêm ngặt, được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp,… Tuân thủ những quy định ấy trong khi nói và viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, việc vi phạm những quy định ấy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, làm tổn hại sự chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ. Trong những văn bản đòi hỏi ngôn ngữ phải có tính chuẩn mực như bài tập luyện viết, đơn kiến nghị, biên bản họp lớp,…, những “kiểu” viết sau là khó chấp nhận: Mọi người đều zui zẻ tán đồng (viết sai chính tả); Khi đến lớp, các bạn cần mang theo computer (lạm dụng từ vay mượn); Để giảm hiệu ứng nhà kính đòi hỏi chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh (dùng câu sai ngữ pháp). Những "kiểu" viết lệch chuẩn chính tả như 9 xác (chính xác), tềnh iu (tình yêu), roài (rồi),... hay những từ ngữ tiếng nước ngoài như fan (người hâm mộ), sorry (xin lỗi), delay (hoãn),... chỉ có thể sử dụng trong một số ngữ cảnh giao tiếp hẹp hoặc thân mật nhằm tạo nét riêng cho lời nói, tạo không khí gần gũi hoặc chỉ để bông đùa,...

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện qua việc sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh, chẳng hạn, không dùng cách nói thân mật, suồng sã trong ngữ cảnh đòi hỏi cách nói lịch sự, trang trọng (xem Thực hành tiếng Việt, Bài 7), đặc biệt, cần tránh cách nói thô tục, thiếu văn hóa.

(Trang 115)

b. - Đội cứu hoả đến chữa cháy kịp thời, cứu được nhiều người và tài sản ở khu chung cư.

    - Đó chỉ là phương án chữa cháy, chứ không phải được dự tính từ trước.

4. Phân tích cách dùng từ ngữ theo cách rất riêng của Xuân Diệu ở đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: 

Ta muốn thâu trong một cái hồn nhiều 

Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đẩy ánh sáng, 

Cho no nê thanh sắc của thời tươi, 

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

5. Có những cách diễn đạt của Xuân Diệu khi mới xuất hiện bị chê là viết như Tây. Theo bạn, trong đoạn thơ trên của bài thơ Vội vàng, cách diễn đạt nào có thể được gọi là "Tây", xa lạ với cách nói thông thường của người Việt? Hiện nay, ấn tượng về nét "Tây" trong những cách diễn đạt đó của Xuân Diệu có thay đổi gì không? Bạn nhận xét như thế nào về điều đó?

6. Tìm một số dẫn chứng cho thấy sự độc đáo trong cách sử dụng tiếng Việt của các nhà văn, nhà thơ mà bạn biết.

• Những quy định tạo nên chuẩn ngôn ngữ không phải bất biến. Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt không phải chỉ giữ gìn những gì đã có mà còn cần sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới miễn là cái mới phù hợp với quy định chung, nhằm sách Tiếng Việt có khả năng biểu đạt ngày càng phong phú. Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực từ vựng. Có những cách thức cơ bản, phổ biến sau để phát triển vốn từ của tiếng Việt:

+ Cấu tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố có sẵn. Ví dụ, cấu tạo kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, chính phủ điện tử trên cơ sở các từ có sẵn: kinh tế, số, trí tuệ, nhân tạo, chính phủ, điện tử,…

+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác: mít tinh, ma-két-tinh, vắc-xin, vi-rút,...

Ngoài ra, thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có cũng là phương thức phát triển khả năng biểu đạt của vốn từ. Ví dụ, gần đây từ bệnh viện được dùng trong kết hợp mới như bệnh viện máy tính với nghĩa "nơi sửa chữa"; tương tự: ảo trong sống ảo với nghĩa rời "xa thực tế, theo đuổi niềm vui và những chia sẻ tương tác trên các mạng xã hội".

• Thông qua hoạt động sáng tạo, các nhà văn, nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ. Rất cần học hỏi kinh nghiệm của họ để viết, nói không chỉ đúng mà còn hay và hấp dẫn, từ đó góp phần giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

Tin tức mới


Đánh giá

ĐỌC: Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

  1. BÀI 6: HỒ CHÍ MINH -
  2. BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
  3. BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
  4. BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.