ĐỌC: Vội vàng (Xuân Diệu) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 8 - Đọc - Vội vàng (Xuân Diệu)


(Trang 93)

VĂN BẢN 1

Vội vàng

Xuân Diệu

Trước khi đọc

• Cảm nhận của mỗi cá nhân về thời gian là giống nhau hay khác nhau? Vì sao?

• Theo bạn, ý niệm về thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ sống, lí tưởng sống của con người?

Đọc văn bản

Tặng Vũ Đình Liên

Chú ý các động từ, các biện pháp tu từ.

                              Tôi muốn tắt nắng đi

                              Cho màu đừng nhạt mất;

                              Tôi muốn buộc gió lại

                              Cho hương đừng bay đi.

 

Hình dung về bức tranh cuộc sống được miêu tả.

                  Của ong bướm này đây tuần tháng mật(1);

                  Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

                  Này đây lá của cành tơ phơ phất;

                  Của yến anh này đây khúc tình si;

                  Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

                  Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

                  Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần;

                  Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

                  Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân(2).

__________________________

(1) Tuần tháng mật: cũng như tuần trăng mật; cụm từ này được dịch từ tiếng Pháp: la lune de miel.

(2) Hoài xuân: nhớ xuân, tiếc xuân.

(Trang 94)

Chú ý sự cảm nhận về thời gian của nhân vật trữ tình.

                  Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

                  Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

                  Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

                  Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

                  Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

                  Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

                  Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!(1)

                  Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

                  Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

                  Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

                  Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...

                  Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

                  Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

                  Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

                  Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

 

Lắng nghe giọng điệu của nhân vật trữ tình.

                  Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

                  

                  Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

                              Ta muốn ôm

                  Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

                  Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

                  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

                  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                  Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

                  Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, 

                  Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

                  - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                                   (Xuân Diệu, Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938, tr.55 – 57)

__________________________

(1) Từ lần in thứ hai trở đi của tập Thơ thơ, câu này được tác giả sửa lại là "Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!". 

(Trang 95)

hinh-anh-doc-voi-vang-xuan-dieu-12129-0

Xuân Diệu

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Xuân Diệu (1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, với những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật và một giọng thơ sôi nổi, đắm say và tràn đầy tình yêu cuộc sống. Ngoài các tập thơ như Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Tôi giàu đôi mắt (1970),... Xuân Diệu còn viết các tập văn xuôi như Phấn thông vàng (1939), tiểu luận phê bình, nghiên cứu khoa học như Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập (1981, 1982),... Năm 1996, ông được truy Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Vội vàng được coi là một tuyên ngôn của Xuân Diệu về cuộc sống. Tác phẩm được in trong Thơ Thơ, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu và cũng là một trong những tập thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. 

Sau khi đọc

1. Nêu cảm nhận chung của bạn về nhịp điệu bài thơ.

2. Xuân Diệu được coi là người có nhiều cách tân trong việc sử dụng ngôn từ. Bạn có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?

3. Bức tranh thiên nhiên hiện lên như thế nào trong đoạn thơ thứ hai (từ "Của ong bướm này đây tuần tháng mật," đến "Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?")? Qua bức tranh đó, bạn nhận ra điều gì về cái nhìn thế giới của tác giả?

4. Nêu nhận xét khái quát về nhân vật trữ tình. Qua sự tự bộc lộ của nhân vật trữ tình, hãy phân tích mạch vận động cảm xúc trong bài thơ.

5. Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ có gì mới mẻ, độc đáo so với quan niệm về thời gian trong một số bài thơ trữ tình trung đại?

6. Bài thơ Vội vàng thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ? Bạn có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?

Kết nối đọc – viết

Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về thời gian và tuổi trẻ? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi này.

Tin tức mới


Đánh giá

ĐỌC: Vội vàng (Xuân Diệu) | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

  1. BÀI 6: HỒ CHÍ MINH -
  2. BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
  3. BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
  4. BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.