VIẾT: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 8 - Viết - Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm


(Trang 80)

Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm

Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều lí do khiến chúng ta phải viết thư. Việc viết thư thường xuất phát từ những lí do riêng tư như để bày tỏ tình cảm, cảm xúc với người thân, bạn bè,... Khi đó, thư được coi thuộc về đời sống cá nhân. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, chúng ta viết thư để giải quyết công việc hoặc trao đổi suy nghĩ về một vấn đề được nhiều người quan tâm. Thư hướng tới mục đích đó có thể được chia sẻ rộng rãi. Trong bài học này, bạn sẽ thực hành viết một bức thư ở dạng cần được công bố.

Yêu cầu

• Xác định rõ đối tượng nhận thư (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức).

• Thể hiện rõ mục đích viết thư và vấn để chính được trình bày, trao đổi, bàn luận trong thư.

• Trình bày tường minh, mạch lạc các thông tin (nếu mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin) hoặc triển khai các nội dung phù hợp để khẳng định một quan niệm hay sự cần thiết phải tiến hành công việc hay hoạt động (nếu mục đích chủ yếu là thuyết phục)

• Sử dụng ngôn ngữ (gồm cả từ ngữ xưng hô) phù hợp với mục đích viết thư và người nhận.

• Sử dụng yếu tố bổ trợ để đạt được mục đích viết một cách hiệu quả.

Bài viết tham khảo

Địa điểm và thời gian viết thư.

Phri-đéc-Mi-xtếch (Frýdek-Místek),

ngày 22 tháng 02 năm 2009

Người nhận thư

       Ma-két-ta (Markéta) yêu quý!

Mở đầu thư bằng cách thăm hỏi sức khỏe, công việc.

       Em có khỏe không? Việc học hành năm nay ra sao rồi? Kể cho chị nghe về Luân Đôn đi chứ. Lâu lắm rồi em không về Phri-đéc thăm nhà. Cả nhà luôn mong gặp lại em đấy. Chị biết em đang dở kì thi (chắc là thế)

(Trang 81)

Dẫn dắt vào vấn đề cần trao đổi.

nhưng vẫn hi vọng khi thi xong em sẽ về thăm nhà dù chỉ trong ít ngày và rồi sẽ phải quay trở lại bằng máy bay (chị không thể nào quen được với việc em đang sống ở một nơi rất xa xôi). Đã lâu lắm rồi chị không viết thư cho em nhưng hôm nay, với tư cách là người chị, chị quyết định "sửa chữa khuyết điểm". Chị đã đúc kết được một kinh nghiệm vô cùng thú vị đó là "trông người mà nghĩ đến ta". Và ngay bây giờ chị sẽ giải thích cho em hiểu nhé.

Kể câu chuyện có liên quan đến vấn đề trao đổi.

       Sự việc diễn ra vào thứ Ba tuần trước. Hôm ấy đang lên cơn ghiền sô cô la thì tình cờ tìm thấy thanh kẹo em cho chị cách đó ít lâu. Thanh sô cô la đó cũng chẳng có gì đặc biệt ngoại trừ nó không được sản xuất tại Cộng hòa Séc. Chính em cũng đã có lần quả quyết rằng, thanh kẹo này chẳng có gì đặc biệt đâu và thậm chí, em còn kể cho chị nghe đôi điều về nó nữa. Và rồi theo thói quen, chị vẫn lắng nghe em diễn thuyết say sưa nhưng rất tiếc, hôm đó vì cho rằng, điều em kể chẳng có gì thú vị cả nên chị không hề chú ý. Vì thế lần ấy chị có nhập tâm được chút gì đâu cơ chứ. Đến khi nhìn vào lớp giấy bọc chị mới nhận ra trên đó chứa đầy đủ thông tin. Chị ngạc nhiên khi đọc được dòng chữ bằng tiếng Anh: "Mua sản phẩm thương mại tự do – một nghĩa cử cao đẹp!". Chị đoán có chút gì đó kì bí ẩn sau khẩu hiệu quảng cáo trên thanh sô cô la này. Nhưng chị chẳng phát hiện ra điều gì ngoài những thông tin về sản phẩm như thành phần và nguồn gốc xuất xứ là Dăm-bi-a (Zambia). Sau đó vì sốt sắng tìm hiểu thông tin đến nỗi quên cả cơn ghiền sô cô la nên chị đặt thanh kẹo sang một bên rồi vào internet tra cứu để giải tỏa cơn hiếu kì.

Tìm hiểu vấn đề được gợi ra từ câu chuyện: tình trạng bất công đối với nhiều người lao động ở châu Phi.

       Điều ngạc nhiên nhất đó là chị đã tìm thấy chủ đề cần tra cứu ngay trên một trang web bằng tiếng Séc được dịch từ tiếng Anh cho nên nó giúp chị dễ hiểu hơn. Chị bắt đầu đọc và ngay lập tức biết được bao điều vô cùng bổ ích. Thanh sô cô la chị vừa định ăn kia hóa ra lại là một thanh kẹo không hề bình thường. Người làm ra thanh kẹo sô cô la ở Dăm-bi-a đã nhận được khoản tiền lương đủ để giúp chính anh ta và gia đình có được cuộc sống khấm khá. Điều đó cũng chẳng có gì lạ nhưng sau đó chị còn đọc được rằng, có rất nhiều người trên toàn châu Phi, gồm cả trẻ em, phải làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ và tiền lương rất thấp. Hầu như không một ai kiếm được đồng lương kha khá cả. Thực tế này càng cuốn hút trí tò mò của chị và rồi chị cũng vui lên khi được biết đã có những tổ chức quan tâm tới những người như vậy. Họ mua toàn bộ số sản phẩm những người này làm ra rồi đem bán sang châu Âu với giá thành cao hơn để đảm bảo cho người lao động có được

(Trang 82)

Nêu bằng chứng cho vấn đề.

thu nhập thích đáng so với công sức lao động cực nhọc mà họ đã bỏ ra. Chị đã cố hình dung ra cuộc sống của những người lao động khổ cực đó. Họ phải lao động vất vả suốt cả ngày nhưng tiền lương nhận được quá ít ỏi khiến họ luôn bị đói. Chị không thể tưởng tượng được những con người đó phải chịu cơ cực đến nhường nào. Rồi sau đó, chị cứ nghĩ mãi về chuyện này và nhủ thầm rằng, phần lớn những người sống trong đất nước chúng ta đều không quý trọng điều kiện làm việc thuận lợi mà họ đang có được.

Đưa ra giải pháp góp phần giải quyết vấn đề đã nêu.

Khẳng định quan điểm của người viết.

       Chị còn đọc thêm được câu chuyện khác trên internet kể về một gia đình ở Kê-ni-a (Kenya) sống trong một căn nhà gỗ đã long rời từng mảnh. Người cha và sáu trong số bảy người con phải thường xuyên làm việc. Đứa con út mới lên bảy tuổi. Họ lao động từ sáng cho đến tận đêm và phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền để nuôi ăn cho gia đình. Bọn trẻ đều trong tình trạng suy dinh dưỡng, Gia đình đó lao động trong những đồn điền ca cao và cuộc sống của họ hoàn toàn thay đổi chỉ khi họ gia nhập thị trường thương mại bình đẳng quốc tế. Người chủ mới của họ đã thiết lập những điều kiện làm việc tốt hơn rất nhiều và chính nhờ vậy cuộc sống của gia đình đó đã được cải thiện gấp nhiều lần. Chỉ còn mỗi người cha và người con trai cả phải lao động. Số tiền lương họ nhận được không những giúp họ cải tạo ngôi nhà cũ nát mà còn đủ để trang trải học phí cho bọn trẻ được đến trường. Được sống trong những điều kiện như thế quả là hiếm. Những đứa trẻ ấy có cơ hội để tạo dựng một tương lai tươi sáng hơn.

 Chia sẻ tình cảm, cảm xúc.

       Chị chưa biết em có thấy câu chuyện này thú vị hay không nhưng với chị thì có, dù bất luận thế nào. Chị rất vui khi được biết rằng, chính điều kiện làm việc thuận lợi sẽ dẫn đến một cuộc sống vô cùng tốt đẹp. Tuy vậy, chị vẫn buồn vì nhận ra rằng, rất ít người có được cơ hội ấy. Chị nghĩ, ở châu Âu điều kiện lao động không có gì đáng chê trách, song như ở châu Phi chẳng hạn, một thực tế hiển nhiên rằng, những điều kiện làm việc tốt sẽ đem lại cho cuộc sống của con người một ý nghĩa hoàn toàn mới.

Thuyết phục người nhận thư đồng tình với quan điểm của mình.

       Cảm ơn em vì đã mua cho chị thanh sô cô la đó. Đó đúng là một thanh kẹo đặc biệt. Chị đã học được bao điều thú vị từ thanh kẹo này. Chị rất vui khi biết rằng trên trái đất này đã có biết bao người luôn giúp đỡ những người khác nhờ hình thức kinh doanh chân chính.

(Trang 83)

       Chính cách đó đã giúp điều kiện sống của nhiều người được cải thiện. Và cũng hoàn toàn chính xác rằng, chất lượng cuộc sống của con người sẽ tốt hơn nếu điều kiện làm việc của họ được cải thiện.

       Chị biết chắc rằng, em hiểu rõ những gì chị muốn giãi bày qua lá thư này, nếu không thì tại sao em lại mua cho chị thanh sô cô la đó? Tuy vậy, chị cảm thấy mình cần phải kể với một ai đó câu chuyện này và em đã hoàn toàn có lí.

       Mong sớm gặp lại em. Gọi điện cho chị khi nào rảnh dù chỉ là chốc lát em nhé!

Người viết thư.

Chị

Đô-mi-ni-ca (Dominika)

(Các bức thư hay nhất thế giới – Kỉ niệm 50 năm cuộc thi viết thư quốc tế UPU (1971 – 2021),

NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2022, tr. 126 – 128)

Câu hỏi

1. Giữa người viết thư và người nhận thư có mối quan hệ gì? Quan hệ đó thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ được dùng trong thư? Người nhận thư có đặc điểm gì đáng chú ý?

2. Bức thư này được viết nhằm mục đích gì? Thư trao đổi, bàn luận về vấn đề gì?

3. Phần mở đầu thư có gì đáng chú ý? Nội dung tiếp theo của bức thư triển khai theo trình tự nào? Trình tự đó có liên quan như thế nào với mục đích viết thư?

4. Người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào để thuyết phục người đọc về vấn đề được bàn đến trong thư?

5. Qua bức thư, bạn rút ra được kinh nghiệm gì khi viết thư?

Thực hành viết theo các bước

Chuẩn bị viết

Trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm là mục đích chung của văn bản thư bạn sẽ thực hành viết. Do mục đích cụ thể đa dạng nên đề tài viết cũng phong phú. Bạn có thể viết thư gửi người thân hoặc bạn bè để trao đổi, mong người nhận đồng tình với mình về một vấn đề nào đó trong công việc, cuộc sống: gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ điều bạn nghĩ về sáng tác của họ hoặc về một vấn để văn học. Bạn cũng có thể viết thư gửi đến một quan công ti để xin tài trợ trang thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn hoặc đến một cơ chức năng để kiến nghị một việc có liên quan đến đời sống của cộng đồng.

(Trang 84)

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Tuỳ vào mục đích viết cụ thể mà bạn có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau để tìm ý. Tuy nhiên, dựa trên yêu cầu của kiểu bài, có thể hình dung một số gợi ý áp dụng cho nhiều bức thư khác nhau.

- Người nhận thư là ai và có quan hệ như thế nào với người viết thư? Người nhận thư có những đặc điểm gì?

Thư có đối tượng tiếp nhận cụ thể; đó có thể là cá nhân (người thân, bạn bè, nhà thơ, nhà văn,.., với những đặc điểm riêng biệt về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, vốn sống, tâm lí, niềm tin, giá trị sống, vị thế, quan hệ với người viết,...; hoặc đại diện của một cơ quan, tổ chức Có chức năng, nhiệm vụ, linh vực hoạt động liên quan đến công việc hay vấn đề cần trao đổi. Trong bức thư tham khảo, người viết thư và người nhận thư có mối quan hệ gia đình, thân thuộc (chị – em). Qua các chi tiết dược tác giả bức thư kể lại, có thể thấy người nhận thư cũng là người có ý thức về nguồn gốc của một sản phẩm và vấn đề đời sống của người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm đó.

- Thư trao đổi công việc hay vấn đề gì và nhằm mục đích gì?

Nội dung thư và mục đích viết có liên quan mật thiết với nhau. Trong bức thư tham khảo, tất cả các nội dung được người viết kể ra đều hướng đến việc mong người nhận chia sė, đồng cảm với quan điểm của mình về sự cần thiết phải khuyến khích những hình thức kinh doanh chân chính để giúp người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm được nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.

- Nội dung của bức thư triển khai theo trình tự nào? Trình tự đó có liên quan như thế nào với mục đích viết thư?

Thư có bố cục rất linh hoạt, đặc biệt có thể thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào tính chất của nó. Nếu có tính chất thân mật thì thư có thể bắt đầu bằng những lời thăm hỏi. Nếu có tính chất trang trọng thì thư thường bắt đầu ngay vào nội dung công việc hay vấn đề cần trao đổi.

- Để phục vụ cho mục đích chủ yếu, người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào?

Dù mục đích viết thư là gì thì bạn cũng cần chú ý sử dụng các yếu tố bổ trợ một cách hiệu quả.

Lập dàn ý

Từ những ý tìm được ở trên, bạn sắp xếp thành một dàn ý hợp Ií. Bố cục của văn bản thư không thành khuôn mẫu, nhất là một bức thư có tính chất thân mật nhưng vẫn thường có ba phân: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Mở bài: Nêu được công việc hay vấn đề cần trao đổi. Với một văn bản thu không đòi hỏi tính chất nghi thức, có thể bắt đầu bằng một vài ý thăm hỏi thân tình.

Thân bài:

- Triển khai các nội dung phù hợp với mục đích viết thư.

- Sử dụng các yếu tố bổ trợ tuỳ thuộc vào tính chất của bức thư: thân mật hay trang trọng.

(Trang 85)

Kết bài: Nêu lại công việc hoặc vấn đề cần trao đổi dưới hình thức tóm tắt và thể hiện mong muốn được người nhận thư chia sė, đồng tình, ủng hộ.

Viết

Ngôn ngữ sử dụng trong thư phụ thuộc nhiều vào mục đích viết thư và mối quan hệ giữa người gửi và người nhận. Vì vậy, cần xem xét các yếu tố đó một cách thoả đáng để có ngôn ngữ phù hợp.

Dù viết thư cho một đối tượng gần gũi hay chưa quen biết, nhằm trao đổi về công việc hay một vấn đề đáng quan tâm thì văn bản thư cũng cân thể hiện tâm huyết, sự chân thành và những suy nghĩ có chiều sâu của người viết.

Tuỳ vào hình thức thư được lựa chọn (thư thông thường hay thư điện tử) mà thông tin ở đầu thư và cuối thư được trình bày theo đúng thể thức chung.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bức thư, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Cụ thể:

- Rà soát bố cục và nội dung: đảm bảo một phần của bức thư đều được triển khai đáp ứng yêu cầu nêu trong dàn ý.

- Xem xét phong cách ngôn ngữ của văn bản, đặc biệt là cách sử dụng từ xưng hô, để đảm bảo tính thân mật hay trang trọng nhất quán với mục đích viết và quan hệ giữa người viết với người nhận.

- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ ngữ, đặt câu; lỗi về mạch lạc và liên kết trong mỗi đoạn văn và giữa các đoạn văn.

Tin tức mới


Đánh giá

VIẾT: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm | Ngữ Văn 12 - Tập Hai | BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

  1. BÀI 6: HỒ CHÍ MINH -
  2. BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
  3. BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
  4. BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.