Nội Dung Chính
(Trang 61)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ không phải là một bài phát biểu cảm nhận đơn thuần. Kiểu bài viết này đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. Bởi vậy, người viết cần nắm chắc các tri thức về đặc trưng thi ca đã được giới thiệu trong bài học và được làm rõ qua các tiết đọc văn bản để có những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, kiểu bài này cũng vẫn khuyến khích người viết thể hiện những rung cảm và tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh bài thơ.
Yêu cầu
• Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).
• Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...).
• Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.
Bài viết tham khảo
Những điệu xanh của mùa xuân(Đọc Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính) Không phải vô cớ mà trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945), Nguyễn Bính lại được mệnh danh là “thi sĩ của mùa xuân”. Theo thống kê của Đỗ Anh Vũ, trong số 271 bài thơ sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Bính, có đến 35 bài trực tiếp nhắc đến mùa xuân, 41 bài nhắc đến chữ Tết(1). Bức tranh xuân trong thơ Nguyễn Bính có khi hiện lên với nét tươi tắn, hồn hậu, lại cũng có khi nặng trĩu nỗi niềm, tâm sự. Mùa xuân xanh thuộc mảng thứ nhất. Bài thơ nhỏ gọn, giản dị mà vẫn làm toát lên được sức sống phơi phới của vạn vật lúc xuân về và cả nét tình tứ đậm chất “chân quê”. ------------------------------ (1) Đỗ Anh Vũ, Nguyễn Bính: Tết và xuân, báo Đại đoàn kết, số ra ngày 18/1/2016. |
(Trang 62)
Mùa xuân xanh Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. 1937 (Nguyễn Bính, in trong Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 64) Hãy bắt đầu bằng những ấn tượng được gọi ra từ nhan đề và câu mở đầu bài thơ. Có lẽ mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận của riêng mình về sắc màu đặc trưng của mùa xuân. Xuân Diệu gọi tên mùa xuân bằng sắc hồng mơn mởn “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” (Vội vàng). |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn