Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10- Tập 1 - Nói và nghe -Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Xác định rõ vấn đề cần thảo luận. Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm,...)


(Trang 92)

Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Yêu cầu

• Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.

• Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm,...).

• Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.

• Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể).

• Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

Chuẩn bị thảo luận

Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài

– Đề tài thảo luận cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra hoặc ngay đầu tiết học.

– Nếu tiếp tục triển khai một đề tài nào đó của phần Viết trong bài học này, cần có những điều chỉnh cần thiết về diễn đạt. Ví dụ: xung quanh chuyện điện thoại thông minh, nếu “bài luận thuyết phục” khuyên ta “cai nghiện" điện thoại thông minh thì bài nói tham gia thảo luận sẽ hướng tới trả lời câu hỏi: Chúng ta nên sử dụng điện thoại thông minh thế nào cho hợp lí?

(Trang 93)

– Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt, có được nhiều ý kiến hay, nên chọn những đề tài gắn với đời sống của các bạn, đồng thời có ý nghĩa chung với cộng đồng. Ví dụ: xây dựng văn hoá đọc, tôn trọng sự khác biệt, tham gia hoạt động thiện nguyện,...

Tìm ý và sắp xếp ý

Để ý kiến tham gia thảo luận thực sự có nội dung, cần chú ý trả lời các câu hỏi theo trình tự: Vấn đề chúng ta bàn có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta đã có ý kiến khác nhau ra sao? Sự khác biệt đó có nguyên nhân từ đâu? Ý kiến của tôi là gì và tôi đã dựa vào cơ sở nào để nêu ý kiến đó? Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những điểm nào?

Xác định từ ngữ then chốt

Với những cuộc thảo luận thuộc loại này, từ ngữ thường được dùng là: quan điểm (quan điểm của tôi là,... ), góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với bạn,... ), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng,...

Chuẩn bị nghe

Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý kiến tham gia thảo luận. Những điều cụ thể cần tìm hiểu trước: Vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học? Vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm ?...

– Phác thảo trước trong sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại khi theo dõi cuộc thảo luận.

Thảo luận

Khi thảo luận về một vấn đề xã hội có những ý kiến khác nhau, các thành viên tham gia cuộc thảo luận luân phiên trình bày quan điểm của mình, đồng thời lắng nghe ý kiến của người khác để phản hồi. Mỗi cá nhân vừa ở tư cách người nói, vừa ở tư cách người nghe. Đích đến cuối cùng là tìm được tiếng nói chung, xác định một cách hiểu thống nhất về vấn đề.
Việc thảo luận được thực hiện theo các bước sau:

Mở đầu: Người điều hành nêu vấn đề xã hội cần thảo luận, đề nghị thư kí ghi chép các ý kiến.

Triển khai: Lần lượt từng người phát biểu ý kiến về vấn đề. Người phát biểu tiếp sau có thể tán thành hoặc phản đối ý kiến của người nói trước đó và trình bày ý kiến của mình.

Nếu phản đối, cần có sự phân tích, đưa ra lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, cụ thể. Người bị phản đối có thể giải thích thêm hoặc tranh luận lại để bảo vệ quan điểm của mình. Khi tồn tại

(Trang 94)

những bất đồng giữa các ý kiến, người điều hành cần định hướng thảo luận một cách tập trung để đi đến thống nhất.

–  Kết thúc: Căn cứ vào bản ghi chép của thư kí, người điều hành tóm tắt các ý kiến, rút ra điểm đồng thuận thể hiện qua cuộc thảo luận.

Tự đánh giá sự tham gia thảo luận của bản thân và đánh giá cuộc thảo luận theo các nội dung sau đây:

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Chọn được vấn đề thảo luận đích đáng và bám sát vấn đề đó trong suốt quá trình thảo luận.    
2 Nắm bắt được sự tiến triển của cuộc thảo luận để điều chỉnh nội dung ý kiến cho phù hợp.    
3 Thể hiện được sự đa dạng của những góc nhìn khác nhau về vấn đề (mỗi ý kiến góp một góc nhìn, một cách đánh giá riêng).    
4 Biết chốt lại những điểm đạt được sự nhất trí giữa những người tham gia thảo luận.    
5 Gợi ra được những điều cần tiếp tục suy nghĩ sau cuộc thảo luận.    
6 Góp phần tạo được không khí đối thoại cởi mở, tôn trọng lẫn nhau.    

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.