Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1 - Nói và nghe - Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu - Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập, các luận điểm hay kết quả nghiên cứu đạt được...).


(Trang 148)

Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Yêu cầu

• Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

• Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập, các luận điểm hay kết quả nghiên cứu đạt được...).

• Nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

• Hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu,... khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

• Thể hiện thái độ trận trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

Chuẩn bị nói và nghe

Chuẩn bị nói

– Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kĩ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định hay được phân công thuyết trình, bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn ở Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, dựa trên bài hay công trình nghiên cứu đã có.

– Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu, các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lí lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm, đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để việc thuyết trình đạt hiệu quả cao, thu hút được sự chú ý của người nghe, bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,... nhằm cụ thể hoá, trực quan hoá nội dung bài thuyết trình.

Chuẩn bị nghe

– Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có được tâm thế chủ động khi nghe và phản hồi về bài thuyết trình. Cần hình dung được những câu hỏi cần giải đáp về vấn đề để dễ nhận ra nét riêng trong cách tiếp cận

(Trang 149)

và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện. Ví dụ: Nếu báo cáo được nghe có tên là “Sự chân thật trong hành động giả dại của Xuý Vân (trong đoạn trích Xuý Vân giả dại)", thì câu hỏi có thể nảy sinh lập tức là: Đã giả dại, tại sao lại còn chân thật? Nếu có sự chân thật thì sự chân thật được bộc lộ ở phương diện nào? Tác giả kịch bản cũng như diễn viên đã thể hiện mâu thuẫn này như thế nào trong văn bản ngôn từ cũng như diễn xuất?...

– Ghi những điều bạn đã biết và muốn biết vào bảng sau:

Điều bạn đã biết Điều bạn muốn biết
   

Thực hành nói và nghe

Người nói

Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới. 

Người nghe

– Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

– Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (luận điểm lớn, luận điểm nhỏ, bằng chứng, hình ảnh, số liệu,...). Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khoá, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

– Theo dõi và đánh giá được tác dụng tích cực các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

– Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

(Trang 150)

Trao đổi

Người nghe

Sau khi lắng nghe một cách tích cực nội dung bài thuyết trình, bạn có thể phản hồi lại bằng cách:

– Đặt các câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành đề nghị người thuyết trình làm rõ thêm một số vấn đề trong nội dung bài thuyết trình.

– Phản biện những điểm còn mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình với thái độ xây dựng: chỉ ra những lỗi về lập luận, đối chiếu các dữ liệu được trình bày với các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác để giúp người nói chỉnh sửa và hoàn thiện bài thuyết trình.

– Đánh giá khái quát về nội dung bài thuyết trình và sự thuyết trình, chỉ ra được những điểm tích cực và điểm chưa hợp lí.

– Trình bày góc nhìn, cách kiến giải khác về vấn đề được bài thuyết trình đề cập (có thể cung cấp tài liệu của các tác giả khác hoặc đưa ra quan điểm, góc nhìn của riêng bạn về vấn đề này).

Người nói

Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị (bảo lưu hoặc tiếp thu, nêu phương án sửa chữa, hoàn thiện,...).

Để tự đánh giá và đánh giá được một cách khách quan, toàn diện về bài thuyết trình, có thể tham khảo các nội dung đánh giá trong bảng sau:

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Vấn đề thuyết trình thú vị và có ý nghĩa, giúp người nghe có thêm hiểu biết mới.    
2 Thông tin về quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính được thuyết trình rõ ràng, mạch lạc.    
3 Bài thuyết trình có đủ ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.    
4 Người nói có phong thái tự tin, diễn đạt lưu loát, truyền cảm.    
5 Các phương tiện hỗ trợ (PowerPoint, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu,...) được sử dụng hiệu quả.    
6 Người nói tương tác tích cực với người nghe khi thuyết trình.    
7 Người nói có tinh thần cầu thị khi trao đổi, đối thoại với người nghe.    

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.