Bảng tra cứu thuật ngữ | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Ôn tập học kì I - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1 - Bảng tra cứu thuật ngữ - Bảng giải thích một số thuật ngữ - Bảng tra cứu một số yếu tố Hán Việt - Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài.


(Trang 160)

STT THUẬT NGỮ BÀI TRANG
1 bài luật 2 48
2 bài luận thuyết phục 3 72, 87, 92, ...
3 bát cú 2 48, 49
4 báo cáo kết quả nghiên cứu 4 97, 149, 151, ...
5 báo cáo nghiên cứu 4, 5 125, 140, 145, ...
6 bằng chứng 1, 3, 4, 5 29, 72, 117, ...
7 cận thể 2 48, 49
8 câu chuyện 1, 4 10, 20, 97, ...
9 chèo 4, 5 115, 125, 128, ...
10 chủ đề 1, 2, 3, 4, 5 9, 98, 118, ...
11 chủ nghĩa lãng mạn 2 51, 64
12 chủ nghĩa tượng trưng 2 51
13 chủ thể trữ tình  2 43, 44
14 chuyển thể 4 115
15 cổ thể 2 49
16 cốt truyện 1, 4 9, 31, 97, ...
17 cốt truyện đơn tuyến 1 10
18 cước chú 4 97, 112, 121, ...
19 đạo văn 4, 5 97, 125
20 đề tài 1, 2, 4, 5 20, 97, 125, ...
21 đối 2 43, 44, 48, ...
22 Đường luật 2 47, 49, 60, ...
23 giá trị thẩm mĩ 2 43, 58, 66, ...
24 hai-cư 2 45, 49, 60, ...
25 hành động (của nhân vật) 4, 5 104, 131, 149, ...
26 hình ảnh 2, 3, 4, 5 43, 46, 119, ...
27 hình thức nghệ thuật 1, 2 29, 32, 68, ...
28 hình tượng 1, 2, 5 14, 67, 146, ...
29 kết cấu 2 55
30 không gian (trong tác phẩm văn học) 1, 2, 4, 5 9, 46, 97, ...
31 kì ảo 1 14, 15, 20
32 lí lẽ 1, 3, 4, 5 29, 73, 104, ...
33 liên kết 2, 3 36, 72, 86, ...
34 liên thơ 2 48
35 lời người kể chuyện 1, 4 9, 31, 97, ...
36 lời nhân vật 1, 4 9, 97, 98
37 luận đề 3 72, 76, 94, ...
38 luận điểm 1, 2, 3, 4, 5 32, 73, 113, ...

(Trang 161)

STT THUẬT NGỮ BÀI TRANG
39 mĩ cảm 2 46, 64
40 miêu tả  1, 2, 4 10, 46, 111,...
41 mục đích 3, 4, 5 14, 76, 117,...
42 người kể chuyện 1, 4 10, 20, 98,...
43 nhạc điệu  2  44, 51, 61
44 nhân vật 1, 4, 5 9, 98, 125,...
45 nhân vật trữ tình 2 43, 59, 71,...
46 nhịp điệu  3 43, 63, 71,...
47 phiếm chỉ 1 10
48 phong trào Thơ mới 2 51, 53, 61,...
49 phương thức lưu truyền 5 125
50 quan điểm (của người viết, người nói) 3, 4, 5 67, 97, 140,...
51 quan điểm thẩm mĩ 2 51
52 quyền sở hữu trí tuệ 4, 5 97, 125
53 sự kiện 1, 4 9, 103, 121,...
54 sử thi  4 97, 104, 113,...
55 thần thoại 1, 4 9, 37, 101,...
56 thần thoại sáng tạo  1 10, 14
57 thần thoại suy nguyên 1 10, 14
58 thể loại  1, 2, 4 10, 47, 104,...
59 thể thơ 2 44, 46, 48, ...
60 thi luật 2 43, 44, 48, ...
61 thơ trữ tình 2 43, 53, 60
62 thời gian (trong tác phẩm văn học) 1, 2, 4 9, 46, 97,... 
63 thông điệp  1 9, 27, 32
64 tích truyện  5 125, 152
65 tính cách nhân vật 1, 5 20, 142
66 tình huống truyện 1 27, 31, 33,...
67 tính ước lệ  1, 5 10, 145
68 tính vô danh  5 125
69 tỉnh lược 4 97, 98, 112
70 trật tự từ  2 43, 44, 60,...
71 trích dẫn 1, 4, 5 33, 97, 125,...
72 truyện  1 9, 13, 14,...
73 truyện kể 1 9, 14, 37,...
74 tư tưởng 1, 2, 5 9, 73, 144,....
75 từ Hán Việt 1, 2 28, 34, 59,...
76 tứ thơ 2 49
77 tuồng  5 125, 132, 151,...
78 tuyệt cú 2 48
79 vắt dòng  2 63, 67
80 văn bản 1, 2, 3, 4, 5 9, 43, 125,...
81  văn bản nghị luận 1, 2, 3 9, 43, 72,... 
82 vần (thơ)  2 43, 44, 51,...
83 yếu tố tự sự 3 94

(Trang 162)

BẢNG GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ

STT THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH TRANG
1 bài luật một dạng kéo dài của thơ Đường luật, có yêu cầu vế đối và sự luân phiên của các chuỗi vần trong bài 48
2 báo cáo kết quả nghiên cứu hình thức thông tin khoa học, trong đó người nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu đạt được sau khi kết thúc một đề tài, một dự án nghiên cứu, thử nghiệm nào đó 97, 149, 151, ...
3 báo cáo nghiên cứu loại văn bản thông tin được tổ chức theo quy cách khoa học nghiêm ngặt, trình bày những thông tin mới về một vấn đề nào đó, kết quả của việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để khảo sát, đánh giá vấn đề theo một quan điểm nhất định 125, 140, 145, ...
4 bát cú một thể thơ Đường luật gồm 8 câu chia thành 4 liên thơ, trong đó các câu ở hai liên giữa bắt buộc phải đối nhau; có hai loại phổ biến là thất ngôn bát cú (mỗi câu 7 chữ) và ngũ ngôn bát cú (mỗi câu 5 chữ), tất cả đều có quy định về các phương diện như luật bằng trắc, niêm, vần, đối,... 48, 49
5 cận thể tên gọi chung các thể thơ được viết theo những nguyên tắc riêng định hình từ đời Đường (Trung Quốc), thường gọi là thơ Đường luật 48, 49
6 câu chuyện khối thống nhất giữa bối cảnh, nhân vật, hành động, diễn biến sự việc được kể tới trong tác phẩm văn học, có chứa đựng một thông điệp nhất định 10, 27, 97, ...
7 chèo một loại hình sân khấu dân gian Việt Nam mang tính tổng hợp, phổ biến ở vùng Bắc Bộ, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích truyện có sẵn 115, 126, 128, ...
8 chủ nghĩa lãng mạn một trào lưu thơ ở phương Tây thế kỉ XIX có ảnh hưởng lớn trên thế giới, ưu tiên cho việc bộc lộ cảm xúc của con người cá nhân 51, 64
9 chủ nghĩa tượng trưng một trào lưu thơ ở phương Tây thế kỉ XIX gây được ảnh hưởng rộng rãi, thường sử dụng biểu tượng và nhiều thủ pháp khác để biểu đạt cảm nhận của nhà thơ về những cái mơ hồ, khó nắm bắt 51
10 chuyển thể hình thức tạo một vẻ mặt mới, đời sống mới cho văn bản ngôn từ gốc trong các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh 115
11 cổ thể  những thể thơ có trước đời Đường, phân biệt với thơ cận thể 49
12 cốt truyện đơn tuyến loại cốt truyện đơn giản thường xoay quanh một nhân vật hoặc sự kiện chính nào đó 10
13 cước chú chú thích ở chân trang hoặc cuối văn bản cho một từ ngữ, đối tượng nào đó trong văn bản 97, 112, 118, ...
14 đạo văn hiện tượng biến sản phẩm khoa học, sáng tác nghệ thuật của người khác thành của mình mà không tuyên bố, bất chấp quy định về đạo đức trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật 97, 126, ...
15 đối (trong thơ Đường luật) một quy định trong thơ Đường luật về sự tương ứng với nhau cả về nội dung và hình thức giữa các cặp câu tạo nên hai liên giữa của bài bát cú 43, 44, 48, ...
16 Đường luật cũng gọi là thơ cận thể (xem cận thể ) 47, 49, 60, ...
17 giá trị thẩm mĩ một loại giá trị gắn với tác phẩm nghệ thuật, tác động vào cảm nhận về cái đẹp của người tiếp nhận, thưởng thức 43, 58, 66, ...
18 hai-cư một thể thơ truyền thống Nhật Bản có hình thức đặc biệt cô đọng, chỉ gồm 3 câu (câu 1 và câu 3 có năm âm tiết; câu 2 có bảy âm tiết) 45, 49, 60, ...
19 liên kết trong văn bản sự gắn nối với nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong văn bản được thực hiện bằng những biện pháp như lặp, thế, nối,... 36, 72, 86, ...
20 liên thơ tên gọi chung các cặp câu (1 và 2, 3 và 4, 5 và 6, 7 và 8) trong cấu trúc của một bài thơ bát cú Đường luật 48
21 lời nhân vật lời của nhân vật được tái hiện trong tác phẩm văn học, phân biệt với lời người kể chuyện 9, 97, 98

(Trang 163)

STT THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH TRANG
22 luận đề  vấn đề chính được tập trung trình bày, thể hiện trong văn bản 72, 76, 94,...
23 luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm,... của tác giả (gọi đơn giản là ý)  32, 73, 113, ...
24  mĩ cảm cảm xúc về cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật được tác phẩm văn học gợi lên 46, 64
25 nhân vật trữ tình còn gọi là chủ thể trữ tình chỉ người trực tiếp bộc lộ rung động, tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh, sự tình, con người nào đó 43, 59, 71, ...
26 phiếm chỉ chỉ chung, không xác định đối tượng cụ thể nào (người, vật, thời gian,...) 10
27 phong trào Thơ mới một phong trào thơ diễn ra từ năm 1932 đến năm 1945, đã làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca, đưa thơ Việt Nam thực sự bước vào quỹ đạo hiện đại 51, 53, 61, ...
28 phương thức lưu truyền cách phổ biến và lưu giữ tác phẩm trong thời gian và không gian 125
29 quyền sở hữu trí tuệ quyền bảo vệ đối với tài sản trí tuệ, sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người 97, 125
30 sử thi một loại hình sáng tác ngôn từ của thời cổ đại, có nguồn gốc từ các truyện truyền miệng như thần thoại, truyền thuyết; cốt truyện thường phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thể hiện niềm tin và quan niệm giá trị của cộng đồng 97, 104, 113, ...
31 thần thoại thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của các thị tộc, bộ lạc thời nguyên thuỷ 9, 37, 101, ...
32 thần thoại sáng tạo thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá của con người 10, 14
33 thần thoại suy nguyên thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài 10, 14
34 thể thơ hình thức cố định của thơ với những quy định riêng về bố cục, vần, nhịp, số câu, số tiếng (chữ) trong câu 44, 46, 48, ...
35 thi luật luật thơ, tức là những quy định mang tính bắt buộc đối với sáng tác thơ thuộc một thể nào đó 43, 44, 48, ...
36 thơ trữ tình phân biệt với thơ tự sự, có nội dung chính là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình  43, 53, 60
37 tích truyện còn gọi là tích trò, là câu chuyện chứa đựng thông điệp, có cốt lõi tương đối ổn định, được dùng làm cơ sở cho hoạt động biểu diễn của chèo, tuồng 125, 152
38 tính cách nhân vật những nét riêng, cốt lõi có tính chất ổn định thể hiện qua suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm tự sự hoặc kịch 20, 142
39 tính ước lệ một tính chất hay đặc điểm của sáng tác nghệ thuật nói chung, thể hiện rõ nét đặc thù của ngôn ngữ hay hình tượng trong tác phẩm, so với ngôn ngữ hay đối tượng tồn tại trong đời sống thực tế 10, 145
40 tính vô danh một tính chất của các sáng tác dân gian do tính tập thể và phương thức truyền miệng quy định 125
41 tỉnh lược (khi trích dẫn) lược bỏ một yếu tố hoặc một phần của văn bản gốc (cụm từ, câu, đoạn), giúp cho nội dung văn bản được tập trung và cô đọng hơn, theo quan niệm và mục đích sử dụng văn bản của người trích dẫn 97, 98, 112, ...
42 trật tự từ một phương thức ngữ pháp đòi hỏi tuân thủ những nguyên tắc riêng (tuỳ từng ngôn ngữ) trong việc sắp xếp vị trí của từ trong câu hay cụm từ, nhằm thực hiện các chức năng cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau 43, 44, 60, ...
43 trích dẫn việc dẫn lại câu văn hay ý tưởng của tác giả khác trong sản phẩm ngôn từ của mình kèm theo những dấu hiệu phân biệt riêng 33, 97, 125, ...
44 tuồng một loại hình sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở vùng Trung Bộ, gồm hai dòng dân gian và bác học, mang tính tổng hợp và ước lệ cao, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí độc đáo 125, 132, 151, ...
45 tuyệt cú một thể thơ Đường luật có nội dung đặc biệt hàm súc, gồm 4 câu với hai loại chính là ngũ ngôn tuyệt cú (4 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất ngôn tuyệt cú (4 câu, mỗi câu 7 chữ); còn được gọi là tứ tuyệt 48
46 tứ thơ cách lí giải và chiếm lĩnh mới về đối tượng được thể hiện trong thơ ca, là yếu tố cơ bản chi phối mạch triển khai bài thơ và tạo nên cấu trúc chỉnh thể của bài thơ 49
47 vắt dòng một loại câu thơ phổ biến trong thơ hiện đại mà ở đó câu trên phải gắn nối với câu dưới mới thành một câu ngữ pháp trọn vẹn 63, 67
48 yếu tố tự sự yếu tố kể chuyện có trong văn bản không thuộc loại hình tự sự như văn bản nghị luận, thơ trữ tình 94

(Trang 164)

BẢNG TRA CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT

STT YẾU TỐ HÁN VIỆT NGHĨA YẾU TỐ HÁN VIỆT
1 an/ yên

– yên tĩnh, lặng lẽ: an nhiên, an tĩnh,...

– sự yên ổn, tốt lành: an lạc, an ninh, an tâm, an toàn, bình an...

– làm cho yên, để yên: an cư, an định, an trí,...

2 anh

– đẹp, tinh hoa, tinh tuý: anh hoa, anh tú, tinh anh,...

– tài năng xuất chúng: anh hào, anh hùng, anh kiệt,...

3 bất không, chẳng, đừng (phủ định từ): bất an, bất bình, bất công, bất diệt, bất hạnh, bất tất, bất thường, bất trắc,..
4 dân

– chỉ người, mọi người nói chung: dân chúng, nhân dân,...

– thuộc về đại chúng, có tính bình dân: dân ca, dân gian,...

– phi quân sự: dân dụng, dân sự,...

5 đại

– giai đoạn, thời kì lịch sử, đời: cổ đại, hiện đại, triều đại,...

– chỉ thời gian nói chung: niên đại, thời đại,...

– thay thế: đại biểu, đại diện, đại từ,...

6 đạo

– con đường: địa đạo, độc đạo,...

– chân lí, lẽ phải cần tuân theo: đạo đức, đạo lí, nhân đạo,...

– tư tưởng, học thuyết, tôn giáo: tà đạo, truyền đạo,...

7 điển

– sách được coi là mẫu mực: kinh điển, tự điển, từ điển,...

– việc đời trước, câu chữ – lời nói của người xưa: điển cố, điển tích, dụng điển,...

8 đơn

– lẻ, một mình, chỉ có một: đơn độc, đơn vị, cô đơn,...

– giản dị, không phức tạp: đơn điệu, đơn giản, đơn thuần,..

– giấy tờ: đơn từ, đơn thư, truyền đơn,...

9 giác

– hiểu ra, tỉnh ngộ: giác ngộ, giác tính,...

– biết được, cảm nhận được, phát hiện ra: giác quan, cảm giác, phát giác, tri giác...

10 giải

– cởi bỏ, tháo ra: giải phóng, giải toả,...

– tiêu trừ, làm cho hết, phân tán, tan vỡ, tháo gỡ: giải khát, giải quyết, giải thể, giải trừ, hoà giải,... 

 – trình bày, phân tích, làm cho rõ: giải thích, biện giải, giảng giải, lí giải,...

11 giáp tiếp liền, gần sát nhau, áp sát nhau: giáp công, giáp giới, giáp lai...
12 giới

– mốc, ranh giới, mức: giới hạn, giới tuyến, cương giới, biên giới, địa giới, tô giới,...

– cảnh, cõi: hạ giới, tiên giới, thế giới,...

13 hào

– người có tài năng xuất chúng: anh hào, hào kiệt, thi hào, văn hào,...

– phóng khoáng, không bị câu thúc – trói buộc, nghĩa hiệp: hào hiệp, hào khí, hào phóng,...

14 hoạt

– sống, cuộc sống: hoạt động, sinh hoạt...

–  sống động, sinh động: hoạt bát, hoạt náo, linh hoạt,...

15 kế nối theo, nối dõi, tiếp theo: kế nghiệp, kế nhiệm, kế tiếp, kế tục, kế thừa kế vị,...
16 kinh

– đường, mạch, sợi dọc: kinh độ, kinh mạch, kinh tuyến,...

– trải qua, từng trải: kinh lịch, kinh niên, kinh nghiệm,...

– sửa sang, trông coi: kinh doanh, kinh lí, kinh luân, kinh lược,...

– sách vở được coi là khuôn mẫu, sách vở của các tôn giáo: kinh điển, kinh nghĩa, kinh sách, kinh truyện, kinh viện, ...

(Trang 165)

STT YẾU TỐ HÁN VIỆT NGHĨA YẾU TỐ HÁN VIỆT
17 kì

 lạ, khác thường, hiếm thấy: kì công, kì dị, kì diệu, kì quặc, kì tài, kì thú, kì vĩ,...

– bất ngờ, đột ngột: xuất kì,...

18 luật quy tắc, khuôn phép, cách thức, pháp lệnh: luật lệ, luật pháp, luật sư, điều luật, định luật...
19 mục

– mắt, nhìn, chăm chú, cái cốt yếu: mục kích, mục đích, mục tiêu,...

– điều khoản, phần, hạng, tiêu đề, bảng liệt kê: mục lục, điều mục, khoa mục, thư mục,...

20 nho

– người có kiến thức, học trò: nho sinh, đại nho,...

– đạo Nho, học thuyết tư tưởng do Khổng Tử khởi xướng: Nho giáo, Nho gia, Nho học, Nho sĩ,...

– có nề nếp, sáng sủa, đẹp đẽ: nho nhã, nho phong,...

21 phân/ phận/ phận

– chia cắt, phân tách, biện biệt: phân biệt, phân khai, phân số, phân tích,...

– một âm khác là phận, chỉ danh vị, phạm vi cụ thể: bộ phận, danh phận, chức phận, số phận...

– một âm là phần, kết quả của việc phân chia, phân loại: phần tử, học phần, thành phần, thị phần, ...

22 phi

– không, chẳng phải là (phủ định từ): phi nhân, phi ngã, phi phàm, phi thường,...

– sai trái, không đúng quy tắc – chuẩn mực: phi lí, phi pháp, phi nghĩa,...

23 phong

– gió, gió thổi: phong ba, phong sương, phong thanh, phong thuỷ, phong trần,...

– cảnh tượng tự nhiên: phong cảnh, phong quang,...

– tập tục, thói quen: phong hoá, phong tục, phong thổ, gia phong,...

– thần thái, dáng vẻ riêng: phong cách, phong độ, phong lưu, phong mạo, phong thái, phong vị, tác phong,...

24 sáng mới, khởi đầu, tạo ra đầu tiên: sáng chế, sáng tác, sáng tạo, khai sáng,...
25 số

– con số, phép toán: số hiệu, số học, số lượng, đại số,...

– vận mệnh, số mệnh: số phận, tướng số,..

26 tuấn

– tài giỏi, tài trí vượt bậc: tuấn kiệt, anh tuấn,...

– đẹp đẽ, to lớn: tuấn nhã, tuấn tú,...

27 tuyên

truyền bá, nói rõ, nói rộng rãi cho mọi người cùng biết: tuyên bố, tuyên ngôn, tuyên truyền,...

28 tưởng nghĩ, suy nghĩ, suy tư; nhớ mong, hoài niệm: tưởng tượng, cảm tưởng, tư tưởng, suy tưởng, tưởng niệm,...
29 thanh

– xanh, màu xanh: thanh thiên, thanh thuỷ, đạp thanh,...

– trẻ, tuổi trẻ: thanh niên, thanh nữ, thanh xuân,...

30 thời

– thời gian, năm tháng: thời đại, thời gian, thời kì,...

− lúc, khi; hiện tại; đúng lúc, hợp thời: thời điểm, thời hiệu, thời sự, thời thế, thời thượng, thời trang, đồng thời,....

– cơ hội, vận hội: thời cơ, thời vận,...

31 thuyết

 nói, giảng, trình bày, giải thích: thuyết minh, thuyết phục, thuyết trình, diễn thuyết,...

– ngôn luận, chủ trương: học thuyết, lí thuyết,...

thể văn: luận thuyết, tiểu thuyết,...

32 vĩ to lớn, lớn lao, rộng lớn: vĩ đại, vĩ nhân, hùng vĩ, kì vĩ,...
33 viễn

xa, xa xôi, dài lâu: viễn cảnh, viễn chinh, viễn du, vĩnh viễn,...

vượt khỏi mức thường; sâu xa, uyên thâm: cao viễn, thâm viễn,...

34 vũ chỉ chung không gian, thế giới: vũ trụ, hoàn vũ,...
35

ý nghĩ, điều suy nghĩ trong lòng: ý chí, ý định, ý niệm, ý tưởng, ý vị,...

ý, nội dung, tư tưởng: ý kiến, ý nghĩa, hàm ý, hội ý, ngụ ý,...

(Trang 166)

BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI

STT PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI BÀI TRANG
1 Ác-gốt Argos   4 102
2 Ác-tê-mít  Artemis 4 101
3 A-ga-mem-nông Agamemnon  4 99
4 A-ga-xti-a Agaxtia     4 122
5 A-giắc  Ajax 4 101, 103
6 A-kê-en Achaean 4 99, 100, 102, ...
7 A-khin Achilles 4 99, 100, 103, ...
8 An-đrê Gít-đơ André Gide 3 84
9 Ăng-đrô-giê  Androgeus  1 40
10 Ăng-đrô-mác Andromache 4 99, 100, 102, ...
11 A-nhi Agni 4 124
12 An-na Ka-rê-ni-na Anna Karenina 3 83
13 A-ri-an Ariadne   1 41
14 A-ten Athens 1 38, 39, 41, ...
15 A-tê-na Athena 1 38, 41, 99, ...
16 A-tơ-rê Atreus    4 101
17 A-xchi-a-nắc Astyanax 4 100, 102
18 Ban-căng Balkan 1 38
19 Bha-ra-ta Bharat 4 123
20 Bô-va-ry  Bovary   3 83
21 Bra-ma Brahma 4 124
22 Bri-dê-ít Briseis  4 99
23 Các Phờ-ri-đơ-rích Đê-clơ Karl Friedrich Deckler 4 102
24 Cam-pu-chia  Campuchia  4 113, 114
25 Cô-ba-y-a-si Ít-sa  Kobayashi Issa 2 46, 58
26 Cơ-rét Crete  1 39, 40, 41
27 Crô-nốt Cronos 4 102
28 Dớt Zeus   4 99, 101, 102, ...
29 Đê-can   Deccan 4 123
30 Đê-đan Daedalus 1 40, 41
31 Đê-la Della      1 30, 31
32 Đi-ô-ni-dô-xơ  Dionysus 1 41
33 Ê-đi Ha-min-tơn Edith Hamilton 1 38, 42
34 Ê-ê-xi-ông  Eetion 4 100, 101
35 Ê-giê Aegeus 1 38, 39, 41, ...
36 E-rô-pô-lít   Aeropolis  1 41
37 Ét-mông Gia-bét Edmond Jabès 3 84
38 Gia-dông Jason 1 39
39 Gia-na-ka Janaka 4 121, 123
40 Gia-na-ki Janaki 4 121, 122, 123, ...
41 Giô-han Vôn-gang von Gớt  Johann  Wolfgang von Goethe 3 84
42 Gim Jim   1 30, 31
43 Guy-xta-vo Phlô-be  Gustave Flaubert 3 83
44 Ha-đét Hades haiku 4 103
45 hai-cư  haiku 2 45, 46
46 Ha-nu-man Hanuman       4 114, 115, 123, ...
47 Héc-to Hector  4 99, 100, 102, ...
48 Hê-cu-ba  Hecuba 4 102
49 Hê-ra-cờ-lét Heracles  1 39
50 Hi-pê-rê  Hypereia 4 102
51 Hô-me-rơ Hómèros 4 99, 103, 104, ...
52 I-đô-mê-nê Idomeneus  4 101
53 l-li-át Iliad 4 98, 99, 103, ...

(Trang 167)

STT PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI BÀI TRANG
54 I-i-ông Ilion  4 100, 102, 103
55 l-xra-en Israel 1 38
56  In-đô-nê-xia Indonesia 4 114
57 In-van  Ilvala  4 122
58 Ki-li-kiêng  Cilician 4 100, 101
59 Lắc-ma-na Laksmana  4 123, 124
60 Lan-ka Lanka 4 122
61 Lép Ni-cô-lai-ê-vích Tôn-xtôi Lev Nikolayevich  Tolstoy 3 83
62 Ma-dam E-loi Madame Eloise 1 31
63 Ma-ha-bha-ra-ta Mahabharata 4 98, 113
64 Ma-lai-xi-a Malaysia 4 114
65 Mát- chư-ô Ba-sô Matsuo Basho 2 46
66 Mát-xcơ-va Moskva 4 104
67 Mê-đê Medea 1 39
68 Mét-xê-ít  Messeis 4 102
69 Mi-kha-in Ga-xpa-rốp Mikhail Gasparov 4 104
70 Mi-nô-tơ Minotaur 1 40, 41
71 Mi-nô-xơ  Minos 1 39, 40, 41
72 Nanh-phơ Nymphe 4 101
73 Na-xô-xơ Naxos 1 41
74 Niu Oóc New York 1 30
75 Nô-ben  Nobel  3 84
76 O. Hen-ry O. Henry 1 30
77 Ô-đi-xê Odyssey 4 98, 103
78 Pa-blô Ru-ít Pi-cát-xô  Pablo Ruiz Picasso 3 84
79 Pa-đi-pha-ê Pasiphaë  1 40
80 Pa-ri Paris  3 84
81 Pa-tơ-rô-dơ  Patroclus 4 103
82 Pê-lê Peleus 4 101
83 Pê-lô-pôn-nét Peloponnese 4 101, 102
84 Phao-xtơ Faust 3 84
85 Phéc-năng- đô Pét-xoa Fernando Pessoa 3 84
86 Phu-gi Fuji 2 45, 46
87 Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô Fukumasuya Chiyo 2 45, 46, 59
88 Pla-cốt  Placos 4 100, 101
89 Pô-de-i-đông Poseidon  1 40
90 Pôn Va-lê-ri Paul Valéry 3 82
91 Pri-am Priam 4 102, 104
92 Pri-thi-vi Prithvi 4 121
93 Ra-bin-đra-nát Ta-go Rabindranath Tagore 3 84
94 Rắc-sa-xa Rakshasa 4 122, 124
95 Ra-ma Rama 4 114, 121, 124, ...
96 Ra-ma-ya-na Ramayana 4 98, 113, 115, ...
97 Ra-va-na  Ravana 4 115, 122, 123
98 Te-bơ Thebes 1 42, 100, 101
99 Tê-dê Theseus 1 38, 39, 41, ...
100 Thê-ti-xơ  Thetis 4 99
101 Ti-đê  Tydeus 4 101
102 Tơ-roa Troy 4 99, 100, 103, ...
103 Uy-li-am Sếch-xpia William Shakespeare 4 115
104 Va-na-ra  Vanara 4 123, 124
105 Van-mi-ki  Valmiki 4 113, 115, 121
106 Va-ta-pi  Vatapi  4 122
107 Véc-te  Werther  3 84
108 Vích-to Huy-gô  Victor Hugo 3 84
109 Vi-phi-sa-na Viphisana  4 122
110 Xa-a-đi Si-ra-di  Saadi Shirazi 3 84
111 Xa-lam-bô Salammbo 3 83
112 Xa-tru-na Xatruna 4 123
113 Xca-măng-đri-ốt Skamandrios 4 100
114 Xi-ta Sita 4 115, 117, 122, ...
115 Xkê  Skey  4 100, 104
116 Xu-gri-va Xugriva 4 123

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bảng tra cứu thuật ngữ | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Ôn tập học kì I - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.