Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 4: Sức sống của sử thi - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1 - Nói và nghe - Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề - Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó. Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính ở phần trọng tâm của bài nói.


(Trang 119)

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Yêu cầu

• Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó.

• Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính ở phần trọng tâm của bài nói.

• Nêu thu hoạch bổ ích của bản thân khi tiến hành nghiên cứu về đề tài ở phần cuối bài nói.

Chuẩn bị nói và nghe

Chuẩn bị nói

Trong việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, người nói cần đưa tới cho người nghe những thông tin khái quát, trung thực về nội dung công việc đã hoàn thành ở phần Viết. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần thực hiện các thao tác sau:

– Tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu đã viết (trong khoảng 1 – 1,5 trang giấy).

– Gạch chân những luận điểm hoặc thông tin chính của bài viết. Ghi chú về các ngữ liệu minh hoạ quan trọng cần được nêu lên khi trình bày về từng luận điểm.

– Xác định đúng những từ ngữ then chốt gắn với từng luận điểm để dễ nhớ và dễ triển khai luận điểm, đảm bảo cho bài nói có trọng tâm, không sa vào lối kể chuyện, bình tán dông dài.

– Chuẩn bị PowerPoint (nếu có): PowerPoint cần được soạn với các thông tin chắt lọc, hình ảnh, video minh hoạ sinh động, thể hiện nét đặc trưng của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề.

Chuẩn bị nghe

Tìm hiểu trước về tên của báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Phác ra những câu hỏi ban đầu về vấn đề để dễ theo dõi nội dung của bài trình bày. Chẳng hạn, nếu báo cáo được nghe có tên là “Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hoá Việt Nam” thì câu hỏi có thể nảy sinh là: Bằng cách nào mà sử thi Ra-ma-ya-na có thể lưu truyền tới Việt Nam? Ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-ya-na đối với văn hoá Việt Nam thể hiện ở những điểm nào?... Với những câu hỏi loại này, người nghe sẽ thể hiện được một tâm thế nghe tích cực.

(Trang 120)

Thực hành nói và nghe

Người nói Người nghe


Mở đầu: Nêu tên và lí do chọn vấn đề nghiên cứu; trình bày ngắn gọn về quá trình thực hiện.

Triển khai: Trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong bản viết theo trình tự hợp lí, kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có). Có thể tổ chức lại nội dung từng luận điểm theo hình thức câu hỏi – lời đáp (vì thực chất của việc nghiên cứu là tìm lời đáp cho những thắc mắc nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với đối tượng).

Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính; cảm ơn người nghe và tỏ thái độ sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trao đổi, đối thoại.

– Theo dõi cách trình bày của người nói, ghi ra giấy những câu hỏi, ý nghĩ nảy sinh trong quá trình nghe.

– Hỗ trợ bạn trong việc sử dụng bản trình chiếu (nếu có).

Trao đổi

Người nghe

Dựa vào những gì đã chuẩn bị trước khi nghe và tiếp nhận được trong khi nghe, nêu câu hỏi hay bổ sung ý kiến về những nội dung cụ thể của báo cáo; nêu cách nhìn nhận và đánh giá khác (nếu có) về vấn đề được báo cáo đề cập. Cần góp ý kĩ về cách trình bày kết quả nghiên cứu của người nói.

Người nói

Trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ thêm các vấn đề được người nghe nêu lên; nêu hướng hoàn thiện báo cáo cũng như cách trình bày báo cáo.

Người nói tự đánh giá và người nghe đánh giá về bài nói (báo cáo kết quả nghiên cứu) theo các nội dung gợi ý sau:

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Vấn đề nghiên cứu nêu trong báo cáo có ý nghĩa và gây hứng thú.    
2 Báo cáo cung cấp thông tin rõ ràng về các thao tác nghiên cứu đã sử dụng.    
3 Báo cáo thể hiện được sự phù hợp giữa kết quả đạt được với mục tiêu nghiên cứu.    
4 Phong thái trình bày tự tin, chủ động.    
5 Các phương tiện hỗ trợ được sử dụng hiệu quả.    
6 Việc điều chỉnh cách trình bày nhằm thu hút sự chú ý của người nghe đã được quan tâm thích đáng.    

 

Tin tức mới


Đánh giá

Nói và nghe | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 4: Sức sống của sử thi - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.