Thực hành đọc | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1 - Thực hành đọc - Hồn thiêng đưa đường - Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích tuồng Sơn Hậu (tuồng cung đình) với đoạn trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc ,Hến (tuồng dân gian) đã học trước đó.


(Trang 151)

Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

• Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích tuồng Sơn Hậu (tuồng cung đình) với đoạn trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc ,Hến (tuồng dân gian) đã học trước đó.

• Chất bi hùng của sự kiện và nghĩa vua tôi, tình huynh đệ  được thể hiện trong đoạn trích - một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn mê hoặc của tuồng đối với khán giả thời trước.

(Trang 152)

Hồn thiêng đưa đường(*)

----------------------------

(Trích tuồng Sơn Hậu)(1)

---------------------------

KIM LÂN:

Phá muôn vòng quân sĩ

Thẳng trăm trận pháo tên,

Kiếm Thứ phi(2) kiếm chẳng thấy tin,

Tìm mẫu hậu(3) tìm không ra tích(4)

Thương tử hoàng còn nhỏ

Khát sữa lại đói cơm.

Cắn máu tay thấm giọt nhi long(5)

Nhất thời trợ miễn ư cơ khát(6)

(Này)

Sau lưng không tiếng nhạc

Trước mắt thấy đầu non

Lạc vào chốn sơn trung(7)

Đã không dời nước bước (rồi đây!)

Xưa Hán Minh giúp nước

Mặt trời xuất tan canh(8).

--------------------------------

(*) Nhan đề đoạn trích do người biên soạn sách giáo khoa đặt.

(1) Sơn Hậu: vở tuồng cổ mẫu mực, ra đời từ khoảng giữa thế kỉ XVIII, chưa rõ tác giả, được nhiều nhà soạn tuồng nổi tiếng như Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh tham gia chỉnh lí. Tóm tắt tích truyện: Vua Tề băng hà, lũ gian thần đứng đầu là Thái sư Tạ Thiên Lăng âm mưu cướp ngôi, tống giam Phàn thứ phi ngay lúc nàng đang mang thai. Những người trung thành với vua như Nguyệt Hạo (cũng là một thứ phi khác), Tử Trình, Đổng Kim Lân, Khương Linh Tả,... quyết cứu Phàn thứ phi cùng hoàng tử mới sinh và đưa họ đi trốn. Linh Tả tự nguyện đi sau để cản đường quân phản nghịch do Tạ Ôn Đình chỉ huy. Trong cuộc giao tranh, Linh Tả bị chém rơi đầu, nhưng hồn Linh Tả đã hoá thành ngọn đuốc để đưa đường cho Kim Lân hộ tống hoàng tử và thứ phi về tới thành Sơn Hậu an toàn, chuẩn bị cho cuộc phục thù đánh đuổi gian thần, đưa hoàng tử nhỏ lên ngôi.

(2) Thứ phi: vợ vua, địa vị dưới hoàng hậu.

(3) Mẫu hậu: mẹ của vua.

(4) Tích: dấu vết.

(5) Nhi long: rồng nhỏ, chỉ hoàng tử.

(6) Nhất thời trợ miễn ư cơ khát: tạm thời giúp qua cơn đói khát.

(7) Sơn trung: trong núi.

(8) Mặt trời xuất tan canh: mặt trời mọc xua bóng đêm.

(Trang 153)

(Huống chi)

Nay ta giúp vận Tề quân(1)

Sao lại tuyệt kì đăng hoả(2)

(Hồn Linh Tá báo đèn hiệu)

HỒN LINH TÁ:

Đổng Kim Lân hiền hữu(3)

Đệ(4) biểu tự(5) Khương Linh.

Phút sa cơ(6) bị Tạ Ôn Đình

Hồn em đã xa chơi dị lộ(7).

KIM LÂN:

Xa nghe tiếng họ Khương đã phải

Những mơ màng lòng gẫm khó tin

Có đâu sự nhỡn tiền(8),

Thác mà còn hiện tại(9)?

HỒN LINH TÁ:

Xưa có lời đoạn thệ(10)

Nay phải đến báo tin.

Cậy anh phù(11) Hoàng tử Thứ phi

Khá gắng sức nghiệp Tề đem lại

KIM LÂN:

Ta(12) Linh Tá! Ta Linh Tá!

Mệnh dĩ vong(13)! Mệnh dĩ vong!

Thủ cấp lưu tại thử(14)

Công hà nhật tấn công(15).

-----------------------------------

(1) Tề quân: vua Tề.

(2) Tuyệt kì đăng hoả: không hề có lửa đèn gì hết.

(3) Hiền hữu: bạn hiền.

(4) Đệ: em trai ruột hoặc em trai kết nghĩa; cũng thường được dùng để tự xưng theo lối khiêm nhường.

(5) Biểu tự: tên chữ để cho người ngoài gọi.

(6) Sa cơ: rơi vào tình thế rủi ro.

(7) Dị lộ: đường khác.

(8) Nhỡn tiền: trước mặt.

(9) Thác mà còn hiện tại: đã chết mà còn thấy đây.

(10) Đoan thệ: lời thề nghiêm trang.

(11) Phù: trợ giúp, ủng hộ.

(12) Ta: thán từ, giống như ôi.

(13) Mệnh dĩ vong: mạng đã mất, cũng gần cách nói: người đã chết.

(14)Thủ cấp lưu tại thử: đầu còn giữ ở đây.

(15) Công hà nhật tấn công: ý nói biết ngày nào được mai táng chu tất.

(Trang 154)

(Ban)(1):

Kì ba linh lạc trường lưu thuỷ(2)

Kinh phá như hà đắc đoàn viên(3)

Thống thiết các can tràng đoạn đoạn(4)

Sầu đê mê ngọc lệ sái uông uông(5).

Đãn ước bách niên toàn huynh đệ(6)

Thuỳ tri nhất đán biệt Sâm Thương(7)!

Thuỳ tri nhất đán biệt Sâm Thương!

Tiếc bấy anh hùng,

Lầm tay phản tặc

Lấy ai phù bật,

Vây cánh cho nhau?

Vị quốc gia chi đại nghĩa(8)

Hoài cơ nghiệp tận kì trung(9).

(Yêng(10) ôi, như bây giờ)

Phò Hoàng tử đã đành có mỗ(11)

Ngăn tặc binh(12) sở cậy(13) nhà ngươi.

Hồn yêng đà chín suối xa chơi

Biết thuở nào cùng nhau thấy mặt.

HỒN LINH TÁ:

Đổng Kim Lân yêng ơi! Như em đây

Giữa đêm khuya hoá ngọn đèn hồng

(Đến đây)

Đưa chân bạn thoát vòng nguy biến

Gắng mà lần theo em yêng ơi!

--------------------------------

(1) Ban: từ dùng trong kịch bản tuồng, nhắc diễn viên chú ý chuyển điệu khi biểu diễn.

(2) Kì ba linh lạc trường lưu thuỷ: hoa lạ trôi nổi miên man theo dòng nước.

(3) Kinh phá như hà đắc đoàn viên: kinh thành hỗn loạn biết đến khi nào được sum họp.

(4) Thống thiết các can tràng đoạn đoạn: đau đớn như gan ruột bị cắt rời từng phần, từng khúc.

(5) Sầu đê mê ngọc lệ sái uông uông: buồn miên man, nước mắt chảy ròng ròng.

(6) Đãn ước bách niên toàn huynh đệ: những muốn trăm năm anh em toàn vẹn.

(7) Thuỳ tri nhất đán biệt Sâm Thương: đâu ngờ bỗng chốc cách biệt Sâm Thương (Sâm, Thương là tên hai chòm sao, một chòm ở phía tây (Sâm), một chòm ở phía đông (Thương), không bao giờ xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời).

(8) Vị quốc gia chi đại nghĩa: vì việc lớn của quốc gia.

(9) Hoài cơ nghiệp tận kì trung: ý nói luôn trung thành với cơ đồ, sự nghiệp của quốc gia.

(10) Yêng: anh.

(11) Mỗ: tôi.

(12) Tặc binh: quân giặc.

(13) Sở cậy: nhờ.

(Trang 155)

KIM LÂN:

Hiển hiện chân hiển hiện(1)

Anh linh thị anh linh(2)!

(Nếu vậy)

Gẫm âu thiên đạo(3)

Trợ ngã Tề triều(4).

Đoán bên non thấy ngọn hoả hào(5)

Giục tuấn mã(6) vội vàng theo dõi.

(Hát nam):

Tuấn mã vội vàng theo dõi,

Mặt đoái nhìn chói lọi dường sao.

Sau dù đem lại Tề trào

Dốc đền ơn đó mới đành dạ đây.

Hồn thương hồn tiếc hây hây

Âm dương một phút từ nay xa vời

(Hồn Linh Tá biến thành ngọn đèn đưa

Kim Lân qua đèo đến thành Sơn Hậu)

Ngọn đèn vừa phụt tắt

Chân trời đã hây hây

Anh ơi!

Chốn sơn đầu(7) anh ở lại đây

(Để cho em)

Nơi Sơn Hậu em tìm qua đó.

Нạ

(Hoàng Châu Ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 129 – 131)

------------------------

(1) Hiển hiện chân hiển hiện: ý nói sự thực hiện ra rõ ràng, không còn gì phải nghi ngờ.

(2) Anh linh thị anh linh: ý nói đích xác là anh linh của người đã chết.

(3) Gẫm âu thiên đạo: ưu tư về đạo trung quân (trung với vua).

(4) Trợ ngã Tề triều: giúp triều Tề của ta.

(5) Hoả hào: lửa hồng.

(6) Tuấn mã: ngựa hay, ngựa tốt.

(7) Sơn đầu: đầu núi.

Tin tức mới


Đánh giá

Thực hành đọc | Ngữ văn 10 - Tập 1 | Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.