Nội Dung Chính
(Trang 113)
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy. Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó.
Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác phẩm văn học mà bạn đã đọc.
Yêu cầu
• Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu đặt ra trong báo cáo.
• Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.
• Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy; sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.
• Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.
Bài viết tham khảo
Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na(1) trong văn hoá Việt Nam 1. Đặt vấn đề Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi lớn nhất của người Ấn Độ, bên cạnh Ma-ha-bua-ra-ta. Tương truyền, sử thi Ra-ma-ya-na do Van-mi-ki (Valmiki)(2), một tu sĩ Bà La Môn, sáng tác bằng tiếng Phạn vào thế kỉ III trước Công nguyên. Tác phẩm này cũng được coi là một trong những pho sử thi cổ đại đồ sộ nhất của văn học thế giới. Không chỉ có vị trí quan trọng trong văn hoá của Ấn Độ, Ra-ma-ya-na còn có sức ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á đều có những phiên bản Ra-ma-ya-na, gắn liền với những đặc thù lịch sử, văn hoá,
------------------------------ (1) Ra-ma-ya-na: một trong hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng thế kỉ III trước Công nguyên. Sử thi Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hoá Ấn Độ cũng như văn hoá của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia (Campuchia), Việt Nam,... (2) Van-mi-ki: nhà thơ Ấn Độ thời cổ đại (khoảng thế kỉ V trước Công nguyên), được coi là tác giả đầu tiên của sử thi Ra-ma-ya-na. |
(Trang 114)
tôn giáo của dân tộc mình. Có thể nói đến sử thi Riêm Kê của Cam-pu-chia, Sri Rama của In-đô-nê-xi-a (Indonesia),... Việt Nam và Ấn Độ vốn là hai đất nước có sự giao lưu văn hoá từ thời cổ đại và dấu ấn của Ra-ma-ya-na trong văn hoá Việt Nam cũng có những điểm thú vị, đáng khám phá.
2. Giải quyết vấn đề a. Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại
Trước hết, người Chăm có sử thi Tewa Mưnô được xem là một phiên bản bản địa của Ra-ma-ya-na. Đây là tác phẩm văn học được người Chăm yêu quý và tôn trọng, thậm chí là niềm tự hào của người Chăm về dân tộc mình. Tuy có nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sử thi này vay mượn cốt truyện từ tác phẩm Hikayat Deva Mưno của Ma-lai-xi-a (Malaysia) nhưng Hikayat Deva Mưno lại chính là một dị bản của Ra-ma-ya-na. Trong sử thi của người Chăm, đã có những biến đổi nhất định về cốt truyện, về nhân vật. Tác phẩm kể về hành trình tìm cha của hoàng tử Tewa Mưnô, lồng trong đó là chuyện tình của hoàng tử và công chúa Ratna và những cuộc chiến của chàng với đối thủ, Tewa Samuaik. Có lẽ nét đặc sắc nhất của sử thi Chăm là tính khoan dung của nó khi dân gian vẫn dành sự độ lượng cho ngay cả nhân vật đối thủ của Tewa Mưnô, thay vì nhân vật bị tiêu diệt.
Theo nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, ngay trong Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (chưa rõ năm sinh, năm mất),một tập truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần, truyện Dạ Thoa vương có thể xem là một phiên bản tóm lược sử thi này (1). Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, truyện này có nguồn gốc Chăm. Trong các cộng đồng dân tộc của Việt Nam, văn hoá Chăm-pa có nhiều mối quan hệ mật thiết với văn hoá Ấn Độ và dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hoá của cộng đồng Chăm cũng đậm nét nhất. Sử thi Ra-ma-ya-na để lại ảnh hưởng của nó lên nhiều loại hình nghệ thuật của người Chăm (2).
b. Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
Không chỉ ở lĩnh vực văn học, dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na hiện diện rất đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc – một thành tựu nghệ thuật nổi bật của văn minh Chăm. Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, người xem có thể quan sát nhiều hoạt cảnh trong sử thi Ra-ma-ya-na được tái tạo trên các bức phù điêu. Có lẽ thú vị hơn cả là hình tượng Ha-nu-man (Hanuman) – thần Khỉ, nhân vật trợ giúp cho hoàng tử |
(Trang 115)
Ra-ma (Rama), giúp chàng lập nên những chiến công kì vĩ – được khắc hoạ rất sống động, thể hiện sự cầu kì, công phu trong nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Theo tác giả Hồ Tấn Tuấn, đáng chú ý hơn cả là bức phù điêu Chiến sĩ và khỉ. Tác phẩm này đã tái tạo lại một cảnh tượng kì vĩ trong sử thi Ra-ma-ya-na: cuộc giao đấu giữa Ha-nu-man và quỷ Ra-va-na (Ravana). Nhìn vào những tác phẩm điêu khắc này, có thể thấy các nghệ nhân người Chăm đã bị hấp dẫn bởi sự kì vĩ, hoành tráng của pho sử thi Ấn Độ (3). c. Dấu ấn của sử thi Ra-ma ya na trong văn hoá đương đại
Không chỉ để lại những dấu ấn trong văn hoá Việt Nam thời cổ trung đại, sử thi Ra-ma-ya-na còn là nguồn cảm hứng cho một số tác phẩm nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Năm 1988, lần đầu tiên, sử thi này được dịch giả Phạm Thuỷ Ba dịch toàn văn sang tiếng Việt. Trong lời giới thiệu bản dịch tiếng Việt của sử thi này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng điều kì diệu nhất làm nên sự vĩ đại của Ra-ma-ya-na là sự khám phá tâm lí nhân vật. Ông khẳng định: “Có thể nói không quá đáng rằng chỉ đến lúc Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) xuất hiện, Van-mi-ki mới có đối thủ (4). Trên sân khấu Việt Nam, sử thi này đã được hai nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta (Sita). Vở diễn cho đến giờ vẫn được xem là một dấu son của nghệ thuật chèo hiện đại. Có thể nói, hai nhà soạn kịch đã có những cải biên thú vị để khiến sử thi Ra-ma-ya-na phù hợp với tâm lí và quan niệm đạo đức của người Việt Nam. Vở chèo này hiện vẫn còn thường xuyên được công diễn và nhận được sự yêu thích của công chúng. Mới nhất, trong tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011), nhà văn Nhật Chiêu đã sáng tạo một truyện cực ngắn có tên là Sử thi nàng Xi-ta. Không kể nhan đề, truyện ngắn này chỉ cô đúc trong mấy chữ: “Sử thi nàng Xi-ta” (mới phát hiện, tuyệt ngắn) Đất.
3. Kết luận
Không có nhiều tác phẩm văn học nước ngoài để lại dấu ấn sâu sắc lên nhiều cộng đồng văn hoá của người Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại như sử thi Ra-ma-ya-na. Việc nghiên cứu những dấu ấn này vẫn cần được tiếp tục với một quy mô mới, chiều sâu mới, để qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm và củng cố mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ.
(Nhóm biên soạn) |
(Trang 116)
Tài liệu tham khảo 1. Phan Đăng Nhật (2000), Sử thi Việt Nam trong mối quan hệ với 2. Vũ Quỳnh – Kiều Phủ (1960), Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh – Nguyễn Ngọc San phiên dịch, chú thích và giới thiệu, NXB Văn hoá, Viện Văn học, Hà Nội. 3. Hồ Tấn Tuấn (2016), Hiện thân của thần Ha-nu-man bất tử, https://baodanang.vn//bao-da-nang-xuan-2016. 4. Ra-ma-ya-na – Sử thi Ấn Độ (1988), NXB Văn học, Hà Nội.
|
1. Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
2. Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?
3. Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Thực hành viết
Chuẩn bị viết
Lựa chọn đề tài
Hãy bắt đầu bằng điều khiến bạn thấy hứng thú và quan tâm nhất sau khi đọc một tác phẩm văn học hay một tài liệu nào đó. Điều gì ở tác phẩm hấp dẫn bạn? Đâu là điều bạn muốn tìm hiểu thêm? Trong các tài liệu mà bạn đọc, liệu có điểm gì mâu thuẫn hoặc chưa sáng tỏ hay không? Ví dụ: sau khi đọc đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, có thể bạn muốn biết thêm về đời sống của người Ê-đê; sau khi đọc xong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác, có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử thành Tơ-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong tác phẩm trên bản đồ thế giới đương đại....; sau khi xem một bộ phim hay một tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ các nhân vật, cốt truyện trong sử thi, bạn có ý tưởng so sánh các tác phẩm đó với các sử thi thời cổ đại,... Trong số những ý tưởng đã được phác thảo ở phần trên, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc nhất để làm đề tài cho bài viết của mình. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể chọn một đề tài khác phù hợp.
Thu thập thông tin
Để có được thông tin cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, bạn cần tìm đọc các sách báo có liên quan. Các tài liệu trên internet cũng là nguồn cung cấp quan trọng mà bạn cần khai thác. Chỉ cần gõ những từ khoá có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vào ô quy định ở một số trang mạng hỗ trợ tìm kiếm phổ biến trên internet, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy đường dẫn để mở và đọc những tài liệu hữu ích. Trước khi quyết định sử dụng thông tin từ một tài liệu nào đó, xin nhớ kiểm tra độ tin cậy dựa vào những tiêu chí như: Tác giả
(Trang 117)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn