Trang 40
VĂN BẢN 1: Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng) - Ngô Tất Tố
• Theo bạn, ngoài lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp, người ta thường dùng từ "nghệ thuật” và "nghệ sĩ" để chỉ hoạt động hoặc con người như thế nào?
• Bạn hãy phân biệt tập tục (phong tục, tập quán) và hủ tục. Nêu ví dụ để làm rõ ý kiến của mình.
Chú ý cách tác giả dẫn dắt vào không gian của câu chuyện. |
Từ khi thôi học, tính ra đã gần mười năm, bây giờ tôi mới lại gặp Lăng Vân. Những chuyện tích lại trong một thời gian khá dài, lúc ấy được dịp xuất hiện, nó đã làm cho chúng tôi đều phải quên ngủ, tuy đêm đã khuya.
Ngoài sân trời tối như mực và mưa sùi sụt, nước mưa rả rích giội xuống đầu thềm, như thêm vẻ chứa chan cho mối tình cửu biệt.
Gà bắt đầu gáy. Dưới bếp bỗng có tiếng người khậm khoặc. Rồi thấy bóng đèn lập loè. Một lát sau, nghe có tiếng gà đập cánh phành phạch và kêu quang quác. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Người nhà đã sắp làm cơm đấy sao?
Lăng Vân lắc đầu:
- Không! Sáng mai nhà tôi phải chứa hàng xóm.
Chứa xóm cố nhiên không phải là một đầu để để nói chuyện. Chúng tôi lảng ra chuyện khác. Đồng hồ điểm hai tiếng, mới cùng trùm chăn nằm ngủ.
__________________________________________________________________
Khậm khoặc: tiếng ho khan (thường chỉ người họ lâu ngày chưa khỏi), khi họ âm thanh bị căn ở cổ họng.
Chứa hàng xóm: mời dân làng đến nhà mình theo lệ của làng.
Trang 41
Giấc ngủ của tôi đương ngon, thình lình bị tan bởi mấy tiếng lộc cộc của guốc, và gậy nện xuống thêm gạch. Tôi bùng mắt ra, trời đã sáng rõ, trong nhà lố nhố mấy ông cụ già khăn áo tề chỉnh, Lăng Vân đang xoăn xoe chào mời các cụ một cách cung kính. Giữ lễ xã giao với người lạ, tôi vội tung chăn ngồi dậy và đương lúng túng chưa biết nên ở đó hay lãnh đi đâu, Lăng Vân đã bung đến chỗ tôi ngồi một bộ bàn chè, một siêu nước sôi, bảo tôi cứ việc pha nước và uống tự nhiên.
Người đến mỗi lúc một đông. Già có, trẻ có, đứng bóng có. Toàn là đàn ông tất cả. Trong nhà giường phản chặt hết, người nhà phải quét cái thềm mưa ướt rờm rợp, rồi trải chiếu lên, để làm chỗ ngồi cho mấy ông tí nhau.
Hàng xóm vẫn lục tục kéo đến với những bàn chân đất lấm bê bé. Ai cũng như nấy, sau khi đã đến bể nước giội qua, người ta đi nhón lên thềm, chùi chân vào cái chổi rơm làm phép, rồi bước xàm xạp lên chiếu.
– Sao không lấy gì mà che, lại đi đội trời thế kia! Nước mưa ướt cả đồ lễ!
Tiếng thét dõng dạc của một ông già ở phản bên kia vừa dứt, thì ở dưới sân, một người vừa lù lù bưng mâm xôi gà lên thềm và đặt vào chiếc phản giữa. Rồi một người khác để luôn lên đó hai chai rượu lớn. Con gà cũng không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết. Cỗ xôi vừa kín cái lòng mâm đồng, nó phải độ bốn đấu gạo! Còn hai chai rượu thì đầy ăm ắp, hạng chai ba phần tư lít.
Việc đan xen giữa yếu tố miêu tả, tự sự và ngôn ngữ đối thoại có tác dụng, hiệu quả như thế nào? |
Mọi người ngồi yên, một ông đàn anh ra lệnh:
– Hàng xóm đã đến đông đủ! Thằng Mới đem làm cỗ đi!
Thì ra cái người đội mâm xôi gà lúc nãy chính là mõ làng. Hắn dạ một tiếng thật dài rồi khép nép đứng tựa bên cột:
– Thưa các cụ làm bao nhiêu cỗ?
Ông đàn anh ấy lại lên giọng:
– Mày trông xem có bao nhiêu người kiến tại
Thằng Mới liếc mắt một lượt từ trong nhà ra đến ngoài thềm, rồi thưa:
– Bẩm ba mươi người tất cả.
_____________________________________________________
Tí nhau: trẻ con (hàm ý vui đùa, thân mật).
Mõ: người chuyên đánh mõ rao việc làng thời trước, thường phải hứng chịu thái độ coi thường, định kiến của cộng đồng.
Kiến tại: trông thấy tại chỗ.
Trang 42
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn