Nói và nghe | Ngữ Văn Tập 2 | Bài 8: Dữ Liệu Trong Văn Bản Thông Tin - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Ngữ văn tập 2 lớp 10 Bài 8: Dữ Liệu Trong Văn Bản Thông Tin Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề đời sống


Trang 85

Tranh biện về một vấn đề đời sống

Yêu cầu

• Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

• Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của nhóm mình, phản bác lại quan điểm của nhóm đối lập.

• Thể hiện được sự tương tác tích cực trong quá trình tranh biện; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

• Có cử chỉ, điệu bộ và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp; biết sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để tăng thêm tính thuyết phục.

Trang 86

Chuẩn bị tranh biện

Lựa chọn đề tài

Để có thể trở thành đề tài của một cuộc tranh biện, vấn đề đưa ra cần tạo được các luồng ý kiến trái ngược và tương đối cân bằng với nhau, tức mỗi bên đều có những lí lẽ mạnh mẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Ngoài ra, vấn đề tranh biện cần có phạm vi phù hợp, không quá rộng hay quá hẹp; có tính thời sự, thiết thực với đời sống, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của những người tham gia để cuộc tranh biện trở nên có ý nghĩa, gây được hứng thú. Vấn đề tranh biện thường được phát biểu dưới hình thức một ý kiến, một nhận định; những người tham gia sẽ thể hiện quan điểm tán thành hoặc phản đối. Ví dụ:

– Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố.

– Nên chọn nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

– Cần phát triển hình thức học và làm việc trực tuyến để thay thế dần hình thức học và làm việc truyền thống.

– Giáo dục ở Việt Nam cần chú trọng định hướng giáo dục khai phóng.

Lập đội tham gia tranh biện

Một cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Mỗi đội có thể có 2 – 3 thành viên. Ngoài ra, cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn. Mỗi người có thể tham gia vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà mình tán thành hoặc vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà thực ra mình muốn phản đối. Sự linh hoạt trong việc lựa chọn đội tranh biện giúp những người tham gia có điều kiện hiểu rõ và khai thác điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi quan điểm để phát triển hiệu quả kĩ năng phản biện.

Nghiên cứu vấn đề đã chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện 

Để chuẩn bị nội dung cho cuộc tranh biện, người tham gia cần chú ý:

– Tìm hiểu kĩ về vấn đề tranh biện, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ để nhận ra khả năng có những quan điểm khác biệt, đối lập.

– Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác để suy nghĩ cách bảo vệ.

– Phân biệt ba loại lập luận để chuẩn bị và vận dụng hiệu quả trong quá trình tranh biện: Lập luận để chứng minh quan điểm của nhóm mình là đúng đắn; Lập luận để chứng minh quan điểm của nhóm đối lập là sai trái; Lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình trước ý kiến phản biện của đối phương.

Tìm hiểu quy tắc tranh biện

– Tranh biện là hình thức giao tiếp nhằm phân định sự đúng – sai, thuyết phục – không thuyết phục của các quan điểm. Tuy vậy, một cuộc tranh biện cần được diễn ra trên tinh thần
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Muốn vậy, các bên tham gia tranh biện cần tuân thủ một số quy tắc (xem Tìm hiểu quy tắc tranh biện trong Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, tr. 87).

– Chú ý dùng cử chỉ phù hợp khi tranh biện. Trong quá trình tranh biện, có thể có những ý kiến phản biện gai góc, mỗi người cần điềm tĩnh, kiểm soát được thái độ và ngữ điệu nói.

Trang 87

Thực hành tranh biện

– Mở đầu cuộc tranh biện, người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện và có trách nhiệm đảm bảo cuộc tranh biện diễn ra theo đúng quy định. Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình như đã được thực hành ở Bài 8, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, tr. 87.

– Mỗi đội tham gia tranh biện có quyền khiếu nại với người điều hành nếu thấy đội kia vi phạm quy tắc tranh biện. Tuy vậy, các bên tham gia cần thể hiện thái độ cầu thị và có thể điều chỉnh ý kiến nếu thấy cần thiết.

– Sau khi hai phía hoàn thành phần tranh biện, cử toạ có thể đặt một số câu hỏi cho các đội tham gia.

– Phần kết thúc cuộc tranh biện, người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện, có thể có một nhóm được chỉ định làm “trọng tài".

Tin tức mới


Đánh giá

Nói và nghe | Ngữ Văn Tập 2 | Bài 8: Dữ Liệu Trong Văn Bản Thông Tin - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.