Nội Dung Chính
Trang 102
VĂN BẢN 3: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Trích)
Lưu Quang Vũ
Hãy nhớ lại một tình huống mà bạn tự mâu thuẫn với chính mình. Khi ấy bạn đã cảm thấy ra sao? Chia sẻ về những trải nghiệm cụ thể đó.
HỒI VII: NHÀ TRƯƠNG BA
(Tóm lược các lớp của hồi VII: Trưởng Hoạt chê trách Hồn Trương Ba đã thay đổi tâm tính, trở nên thực dụng, thô lỗ. Lí trưởng lấy cớ đã che chở cho Hồn Trương Ba sống trong thân xác hàng thịt để sách nhiễu, châm biếm ông. Con trai ông trở nên hư hỏng. Vợ ông muốn ra đi vì không chấp nhận sự thay đổi của chồng. Cháu gái không nhận ông. Con dâu than phiền rằng ông không còn là Trương Ba xưa kia. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ khi nhận ra ông ngày càng bị Xác Hàng Thịt lấn át.)
[...]
Hình dung về cảnh tượng được tái hiện trên sân khấu (ánh sáng, âm thanh, hình ảnh,...). |
HỒN TRƯƠNG BA – (ngôi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kênh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!
(Tới đây, bắt đầu lớp kịch "Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xúc". Trên sân khấu, Hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chống và lúc này chỉ còn là thân xác.)
XÁC HÀNG THỊT – (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...
Trang 103
HỒN TRƯƠNG BA – A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...
XÁC HÀNG THỊT – Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
HỒN TRƯƠNG BA – Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!
XÁC HÀNG THỊT – Có thật thể không?
HỒN TRƯƠNG BA – Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt,...
XÁC HÀNG THỊT – Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại,... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...
Xác định giọng điệu và lập luận của các nhân vật Hồn Trương Ba, Xác Hàng Thịt. |
HỒN TRƯƠNG BA – Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày,...
XÁC HÀNG THỊT – Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!
HỒN TRƯƠNG BA – Ta... ta... đã bảo mày im đi!
XÁC HÀNG THỊT – Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!
HỒN TRƯƠNG BA – Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,...
XÁC HÀNG THỊT – Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
HỒN TRƯƠNG BA – (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
XÁC HÀNG THỊT - (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi... Ha ha!
Trang 104
HỒN TRƯƠNG BA – Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
XÁC HÀNG THỊT - Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bé cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!
HỒN TRƯƠNG BA – Nhưng... Nhưng..
XÁC HÀNG THỊT – Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ. (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn...
HỒN TRƯƠNG BA – Chiều chuộng?
XÁC HÀNG THỊT -Chứsao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi! HỒN TRƯƠNG BA – Lí lẽ của anh thật ti tiện!
XÁC HÀNG THỊT – Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!
HỒN TRƯƠNG BA – (như tuyệt vọng) Trời!
XÁC HÀNG THỊT – (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!
(Hồn Trương Ba bất thần nhập lại vào Xác Hàng Thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại Xác Hàng Thịt mang Hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chống... Vợ Trương Ba vào.)
Trang 105
Chú ý thái độ, tâm trạng của các nhân vật vợ |
VỢ TRƯƠNG BA – Cái Gái chưa về hả ông?
HỒN TRƯƠNG BA – (thẫn thờ) Chưa.
VỢ TRƯƠNG BA – Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị Trương Ba, cái Gái, người bị ốm nặng.
HỒN TRƯƠNG BA – Ốm nặng? Vậy mà tôi không con biết!
VỢ TRƯƠNG BA - Ông bây giờ còn biết đến ai nữa! Cu Tị ốm thập tử nhất sinh, từ đêm qua tới giờ bắt đầu mê man, mẹ nó khóc đỏ con mắt. Khổ! Thằng bé ngoan là thế! Cái Gái thương bạn, ngơ ngẩn cả người... Không hiểu thằng bé có qua khỏi được không, khéo mà... (một lát) Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh! HỒN TRƯƠNG BA – Sao bà lại nói thế?
VỢ TRƯƠNG BA – (nghĩ ngợi) Tôi nói thật đấy... ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ: Có lẽ tôi phải đi...
HỒN TRƯƠNG BA – Đi đâu?
VỢ TRƯƠNG BA – Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được... đi biệt (rưng rưng). Để ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt... Còn hơn là thế này... (khóc).
HỒN TRƯƠNG BA – Bà! (sau một hồi lâu) Sao lại đến nông nỗi này?
VỢ TRƯƠNG BA – Tôi biết, ông vốn là người hết lòng thương yêu vợ con... Chỉ tại bây giờ... (khóc). Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông biết không: Thằng Cả đã quyết định dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt.
HỒN TRƯƠNG BA – Thật sao? Không được!
VỢ TRƯƠNG BA – Ông bảo không được nhưng tôi biết rồi sự thể sẽ cứ dẫn
đến như vậy, ông sẽ đành ưng chịu như vậy... Thôi tuỳ ông, tôi chỉ muốn ông được thảnh thơi sung sướng... Tôi không còn giúp ông được, tốt nhất là... là... không có tôi nữa, cũng như không có khu vườn nữa! (bỏ ra)
HỒN TRƯƠNG BA – Bà! (ngồi xuống, tay ôm đầu)
(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Cái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mới.)
HỒN TRƯƠNG BA – (như cầu cứu) Gái, cháu...
CÁI GÁI – (lùi lại) Tôi không phải là cháu của ông!
Trang 106
HỒN TRƯƠNG BA – (nhẫn nhục) Gái, rồi lớn lên cháu sẽ hiểu... ông đúng là ông nội cháu...
CÁI GÁI – Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi.
HỒN TRƯƠNG BA – Dù sao... Cháu... Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao: Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế...
CÁI GÁI - Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cả nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!
HỒN TRƯƠNG BA - Ông không dè... Đấy là ... tại...
CÁI GÁI – Còn cái diều của cu Tị nữa, chiều hôm kia nó mang điều sang đây
chơi, ông cầm lấy đòi chữa cho nó, thể là ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý! Lúc nãy, trong cơn sốt mê man, cu Tị cứ khóc bắt đền cái diều, nó tiếc...
HỒN TRƯƠNG BA – Thế ư? Khổ quá...
CÁI GÁI – Đùng vờ! Chính ông làm cu Tị thêm khổ thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi! (via khóc vì chạy vụt đi)
(Chị con dâu Trương Ba ở trong nhà ra, nghe thấy những lời cuối cùng của cái Gái.)
CHỊ CON DÂU – (gọi theo con) Gái, quay lại đây, Gái! (nhìn thấy Hồn Trương Ba đang run rẩy, liền đi tới bên cạnh) Thầy, thầy đừng giận con trẻ... Nó rất yêu thương ông nội. Đêm nào nó cũng khóc thương ông... Nó cất giữ nâng niu từng chút kỉ niệm của ông: đôi guốc gỗ, bỏ đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn... Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội của nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe... (rưng rưng) Khổ thân thầy...
HỒN TRƯƠNG BA – Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa.
CHỊ CON DÂU – Hơn xưa nữa, thưa thầy. Hơn cả hôm thầy mới từ nhà người hàng thịt trở về. Bởi con biết giờ thấy khổ hơn xưa nhiều lắm... (khẽ) Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm. U đã định bỏ đi đâu thật xa, cho thấy được thảnh thơi. Nhà ta như sắp tan hoang ra cả...
Trang 107
HỒN TRƯƠNG BA – Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ.
CHỊ CON DÂU – Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dẫn, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa... Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thấy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?
HỒN TRƯƠNG BA – (mặt lặng ngắt như tảng đá) Giờ thì cả con cũng
CHỊ CON DÂU – Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải.
HỒN TRƯƠNG BA - Không, ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì... đi đi, cho ta được ngồi yên một lát. Đi đi!
(Chị con đầu từ từ lui ra.)
HỒN TRƯƠNG BA – (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta a, mày đã tìm được. Hình dung giọng điệu, đủ mọi cách để lấn át ta... (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta trên sân khấu.
lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng
1
hành động của nhân vật
có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!
(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)
ĐẾ THÍCH - Ông Trương Ba! (thấy vẻ nhợt nhạt của Hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông
được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống
ngay. Có việc gì thế?
HỒN TRƯƠNG BA – (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
ĐẾ THÍCH – Sao thế? Có gì không ổn đâu!
HỒN TRƯƠNG BA – Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
ĐẾ THÍCH – Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư?
Trang 108
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn