Nội Dung Chính
Trang 127
Yêu cầu cần đạt
• Hệ thống hoá được những kiến thức đã hình thành trong học kì II.
• Củng cố được các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc nhìn lại nội dung những hoạt động đã triển khai.
• Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã có vào việc thực hiện các bài tập mang tính tổng hợp.
I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
1. Liệt kê và chia nhóm các văn bản đọc có trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai theo loại văn bản và thể loại văn học. Nếu tên những văn bản thuộc một thể loại văn học chưa được học trước đó (nếu có).
2. Phân tích mối quan hệ mật thiết giữa Yêu cầu cần đạt và phần Tri thức ngữ văn ở mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai. Nêu tác dụng thiết thực của việc nắm bắt các khái niệm then chốt được giới thuyết ở phần Tri thức ngữ văn đối với việc đọc hiểu các văn ngữ văn đối bản có trong từng bài học.
uyết ở phái
3. Các văn bản đọc ở Bài 6 (Hồ Chí Minh – “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi") thuộc những loại văn bản và thể loại văn học nào? Nêu lí do dẫn đến sự đa dạng về loại, thể loại của các văn bản được chọn học ở đây, xét từ góc độ người sáng tác và từ đặc trưng của bài học về tác giả.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai đã hướng dẫn thực hành tiếng Việt theo những nội dung gì? Nêu ý nghĩa của việc thực hành những nội dung đó đối với việc khám phá nét đặc sắc về mặt ngôn ngữ của các văn bản đọc.
Trang 128
5. Xem kĩ sơ đồ dưới đây và thực hiện các yêu cầu kèm theo (ở quy mô nhóm học tập):
VĂN HỌC VIỆT NAM | ||||||||||
VĂN HỌC DÂN GIAN | VĂN HỌC VIẾT | |||||||||
Thần thoại ... | Sử thi ... | Truyền thuyết ... | Truyện cổ tích ... | Truyện cười ... | Truyện ngụ ngôn ... | Truyện thơ dân gian ... | Ca dao ... | Tục ngữ ... | VĂN HỌC TRUNG ĐẠI | VĂN HỌC HIỆN ĐẠI |
Thế kỉ X-thế kỉ XIV | Đầu thế kỉ XX – 1945 | |||||||||
Thế kỉ XV - thế kỉ XVII | 1945-1975 | |||||||||
Thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX | 1975 - đầu thế kỉ XXI |
a. Vẽ lại sơ đồ trên giấy khổ lớn (có thể theo một hình thức khác, nhưng vẫn đảm bảo được các thông tin chính).
b. Ghi tên một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam tiêu biểu (đã học theo sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 10) vào các ô phù hợp trong sơ đồ.
c. Ghi tên một số tác phẩm văn học viết Việt Nam tiêu biểu (đã học theo sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12) vào các ô phù hợp trong sơ đồ. Lưu ý: Ghi kèm tên tác giả, thể loại; đối với văn học trung đại Việt Nam, cần đề rõ tác phẩm thuộc loại hình sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm.
d. Nêu nhận xét khái quát về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam dựa trên những thông tin đã được điền bổ sung trong sơ đồ vẽ lại.
6. Liệt kê những kiểu bài viết đã được luyện tập trong học kì II. Theo bạn, kiểu bài viết nào trong số đó có khả năng ứng dụng cao hơn cả? Vì sao?
7. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, sự phong phú của hoạt động nói và nghe đã được thể hiện như thế nào? Phân tích một ví dụ cho thấy hoạt động nói và nghe ở lớp cuối cấp có những đòi hỏi cao hơn về kiến thức và kĩ năng so với hoạt động đó ở các lớp dưới.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn