Đọc: Thực hành Tiếng Việt | Ngữ Văn Tập 2 | Bài 7: Sự Thật Trong Tác Phẩm Kí - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Ngữ văn tập 2 lớp 10 Bài 7: Sự Thật Trong Tác Phẩm Kí Đọc: Thực hành Tiếng Việt


Trang 50

Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

1. Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau:
a. Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A, Tổng Giám đốc công ti ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ti và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta.
b. Chào bạn, mình là Hương. Thật tình cờ là chúng mình lại gặp nhau nhỉ. Duyên thật!
2. Làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ (trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau:
a. Trường hợp 1
Các bạn đều biết quy định về việc sử dụng điện thoại trong cuộc họp đúng không? 
Nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp có tính nghi thức, chẳng hạn, trong bài phát biểu chào mừng phái đoàn quốc tế, lời chúc Tết đồng bào của lãnh đạo nhà nước, thư trao đổi với đối tác thương mại, thư mời tham dự hội thảo khoa học, đơn xin việc,...
Ngôn ngữ thân mật được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, mang tính cá nhân hoá cao, chẳng hạn, trong thư hoặc tin nhắn gửi cho


Trang 51

– Để cuộc họp được bắt đầu, xin đề nghị quý vị cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng và có thể ra ngoài khi cần kết nối.
b. Trường hợp 2
– Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị sự có mặt của diễn giả Phạm Văn B tại buổi hội thào hôm nay.
– Chúng ta cùng chào đón nhân vật quan trọng nhất của buổi hội thảo hôm nay, diễn giả Phạm Văn B!
c. Trường hợp 3
– Sự kiện mà quý vị đang chờ đợi sẽ được bật mí ngay sau đây.
– Trân trọng thông báo tới toàn thể quý vị về sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ngay sau đây.
3. Bảng dưới đây nêu một số tình huống sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật ở hai dạng nói và viết. Kẻ bảng vào vở theo gợi ý và bổ sung một số ví dụ phù hợp.
  Ngôn ngữ trang trọng Ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ viết – Thư công ti xin lỗi khách hàng vì sản phẩm lỗi
– ...
– Thư điện tử gửi cho người thân
– ...
Ngôn
ngữ nói
– Lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông – Cuộc chuyện với bạn bè 
– ...

4. Trên thực tế, xuất hiện nhiều tình huống giao tiếp có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ trang trọng sang ngôn ngữ thân mật hoặc ngược lại nhằm:
a. Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp giữa người nói (viết) với người nghe (đọc).
b. Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười.
Tìm và phân tích một số ví dụ có thể minh hoạ cho các mục đích chuyển đổi ngôn ngữ nói trên.
người thân hoặc bạn bè, lời trò chuyện trong quán cà phê, thảo luận nhóm bàn kế hoạch đi tham quan,...
Lưu ý:
Trong một số tình huống giao tiếp (cuộc họp, hội thảo,...), cùng một nội dung thông tin (thông báo, giới thiệu,..) có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng hoặc ngôn ngữ thần mặt tuỳ vào mục đích và đối tượng giao tiếp.
– Có những ngữ cảnh đòi hỏi ngôn ngữ phải trung tỉnh, tức không mang tính trang trọng và cũng không có tính thân mật, chẳng hạn, trong tài liệu nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bản tin trên báo chí,...
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
Trong giao tiếp, cần căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật cho phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ thân mật hay trang trọng cũng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng mà ngữ cảnh quy định. Ngôn ngữ thân mật thường diễn đạt ý nghĩa một cách trực tiếp và thẳng thắn, do vậy, dễ dẫn đến sự suống xã và thiếu lịch sự. Ngược lại, ngôn ngữ trang trọng cũng khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện hoặc khiến cho cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên.
Trong một số tình huống giao tiếp, có thể có sự chuyển đổi tự nhiên giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tuỳ thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng giao tiếp. Sự chuyển đổi này thể hiện sự vận động phức tạp và tinh tế của các mối quan hệ xã hội, từ chỗ sơ giao đến thăm giao hoặc ngược lại. Đôi khi sự chuyển đổi này, cũng như sự cố tình nhằm lẫn “phong cách ngôn ngữ", chỉ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười.









Tin tức mới


Đánh giá

Đọc: Thực hành Tiếng Việt | Ngữ Văn Tập 2 | Bài 7: Sự Thật Trong Tác Phẩm Kí - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.