II. Luyện Tập Và Vận Dụng | Ngữ Văn Tập 2 | Ôn Tập Học Kì II - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Ngữ Văn 2 Ôn Tập Học Kì II II. Luyện Tập Và Vận Dụng

Nội Dung Chính

  1. 1. ĐỌC
  2. 2. VIẾT

Trang 129

1. ĐỌC

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lửa bên trong(*) (Trích)

Đinh Gia Trinhhinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-0

Trong tâm ta ai chẳng có một nhóm lửahinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-1. Những khi bồng bột, những khi say mê, ham muốn, ấy là lửa cháy. Có lúc lửa ấy đốt nóng khiến ta bồn chồn, có khi ta trở nên ngang tàng hầu như điên dại. Ta đi ra ngoài mục sống lặng yên của người xung quanh. Nhà bác học suốt ngày đêm cặm cụi trên con toán hoặc trước kính hiển vi, nghệ sĩ theo đuổi những sáng tác đẹp, người hoạt động luôn luôn chống với thất bại để gây sự nghiệp lớn, đều là có sẵn mang nguồn lửa bên trong. Có những ngày bình thản tựa như cuộc đời vô vị sắp lôi cuốn ta, bỗng đọc một bài văn, xem một đoạn sử, nghe một lời diễn thuyết, trồng một cảnh tượng lòng ta phát bồng bột, ham muốn, tôn thờ. Ngọn lửa trong lòng lại bùng cháy và ta nếm trước tất cả cái vị say sưa của một cuộc đời lớn. Ta bồn chồn muốn đạt ngay tới một cái gì oanh liệt.

Tại sao nhà nhạc sĩ trứ danh nọ của nước Đức bao năm ròng khổ hạnh để tập đàn, có khi hằng ngày chỉ ở trong buồng thiếu ánh sáng để kéo, để ấn một thứ âm? Những ngày mà kẻ bàng quan cho là nặng nhọc, nhạc sĩ không nhận thấy khó chịu, vì trong lòng y có một sự say mê làm nóng ấm.

Không tha thiết thì làm nên được việc gì? Không sợ lòng bạo ngược, chỉ sợ lòng nguội lạnh. Giữ lấy nhóm lửa thiêng liêng ở trong lòng, hỡi thanh niên. Còn nó người còn trẻ, nếu nó đã tắt thì dù hai mươi tuổi, người đã già rồi. Không phải lửa cháy là cái tha thiết bỉ ổi của kẻ đi tìm cái no ấm vinh quang bằng những con đường vật chất hạ tiệnhinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-2. Lửa cháy là sức mạnh nâng ta về những nẻo cao của hoạt động tinh thần và duy thahinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-3. Yêu một cái gì đẹp, dù nhỏ mọn, đem dồn nghị lực tâm hồn của mình vào đấy, thế là đã đủ tỏ một giá trị rồi. Gít-đơ (Gide)hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-4 có một lời bất diệt:

__________________________________________________________________

(*)Bài đăng lần đầu trên tạp chí Thanh Nghị, số 40, năm 1943.

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-5

Đinh Gia Trinh (1915 – 1974) quê ở tỉnh Bắc Ninh, là nhà báo, nhà phê bình văn học, luật gia; các tác phẩm chính: Sơ thảo lịch sử Nhà nước và Pháp quyền Việt Nam, tập một – Thời đại trước phong kiến và thời đại phong kiến (từ nguồn gốc đến thế kỉ thứ XIX) (1968), Hoài vọng của lí trí (1996).

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-6Nhóm lửa: đốm lửa, ngọn lửa (nghĩa trong văn bản).

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-7Hạ tiện: thấp hèn, tầm thường.

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-8Duy tha: hướng về người khác.

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-9Git-đơ: tên đầy đủ là An-đrê Git-đơ (André Gide, 1869 – 1951), tiểu thuyết gia người Pháp, được trao giải Nô-ben Văn học năm 1947.

Trang 130

“Nếu tâm linh ta có chút giá trị, ấy là vì nó đã cháy hăng hái hơn một vài tâm linh khác.” và thực như một danh sĩ phương Tây đã nói: “Thù địch của linh hồn người ta không phải là sự phiền muộn mà là sự tầm thường và uể oải.”.

Ta chớ nên bao giờ coi tuổi thanh niên như một giai đoạn tạm thời, để đem ta đến một phận sự, một địa vị, rồi ở đó sống eo hẹp, chật chội, nghèo nàn, gò ép trí não vào những tính toán ti tiện của nghề nghiệp, mà để cái lửa anh linh khi xưa cháy sáng trong lòng thanh niên phai mờ đi, lạnh đi, để hoàn cảnh lôi cuốn chúng ta vào một cuộc sống không tư cách. Ta chở nên như ai đó quên những danh nhân mà xưa họ sùng bái để dùng trí nhớ ghi tiểu sử vô vị của một thời nhânhinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-10

vì đua mà có danh vọng.

Là thanh niên, ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta truy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị sỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức truy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của thông minhhinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-11. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá.

(Đinh Gia Trinh, Hoài vọng của lí trí, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 212 – 214)

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-12

1. Xác định ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "lửa bên trong" và vấn đề chính được tác giả trong văn bản.

2. Khi viết bài Lửa bên trong, tác giả hướng tới đối tượng độc giả nào trước hết? Căn cứ cho phép khẳng định điều đó là gì?

3. Tóm tắt những luận điểm chính của văn bản. Khái niệm “cuộc đời lớn” có mối liên quan như thế nào tới cảm hứng viết và lập luận của tác giả?

4. Theo tác giả, đối với đời sống của mỗi con người, “lửa bên trong" có ý nghĩa gì?

5. Tìm trong văn bản những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí, hoạt động của con người ứng với hai tình trạng: có “lửa bên trong” và không có “lửa bên trong” (lập bảng liệt kê và
đối sánh).

6. Chỉ ra một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà bạn thấy tâm đắc.

7. Văn bản ra đời năm 1943, khi Việt Nam đang chuyển mình bước vào một thời đại mới. Qua những gì được gợi ý từ văn bản, liên hệ đến cơ hội và thách thức của đất nước hiện nay, hãy viết đoạn văn (khoảng 600 chữ) bàn về việc lựa chọn thái độ sống tích cực hướng về cộng đồng của tuổi trẻ.

_______________________________________________

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-13Thời nhân: người hiện thời.

hinh-anh-ii-luyen-tap-va-van-dung-12554-14Thông minh: lí trí hay ý thức (nghĩa trong văn bản).

Trang 131

2. VIẾT

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1. Nêu một bài tập dự án mà bạn hoặc nhóm học tập của bạn muốn thực hiện; phác thảo kế hoạch thực hiện bài tập dự án đó.

Đề 2. Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ, từ những gợi ý của các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai.

Đề 3. Bạn đã suy nghĩ như thế nào về việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân? Hãy viết bức thư gửi cho một đối tượng phù hợp để trao đổi về vấn đề này.

Đề 4. Giả định bạn là người được mời phát biểu trong lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội nào đó. Hãy chuẩn bị bài phát biểu của mình trên cơ sở xác định rõ nội dung của lễ phát động.

3. NÓI VÀ NGHE

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Trình bày lại kết quả thực hiện bài tập dự án mà bạn hoặc nhóm của bạn đã hoàn thành theo yêu cầu của sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, trên cơ sở tiếp thu những góp ý và việc hoàn thiện sản phẩm ngay sau hoạt động nói và nghe ở Bài 6.
Nội dung 2. Theo trải nghiệm và hiểu biết của bạn, những vấn đề xã hội nào thường tạo

Tin tức mới


Đánh giá

II. Luyện Tập Và Vận Dụng | Ngữ Văn Tập 2 | Ôn Tập Học Kì II - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.