Nội Dung Chính
(Trang 53)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí. |
Hình 11.1. Một số hình ảnh về quá trình sản xuất cơ khí
Hãy quan sát Hình 11.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Chọn tên từng công đoạn ở mỗi hình a, b, c, d, e phù hợp với các cụm từ: gia công, chế tạo phôi, kiểm tra, lắp ráp, đóng gói.
- Sắp xếp thứ tự các công đoạn này theo trình tự của quá trình sản xuất cơ khí.
(Trang 54)
I - KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Quá trình sản xuất thường gồm nhiều bước. Mỗi bước tương ứng với nhiều công đoạn được thực hiện ở các nhà máy, phân xưởng, bộ phận,... chức năng chuyên môn khác nhau.
Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu của sản phẩm mà quá trình sản xuất sẽ có thể khác nhau. Hình 11.2 trình bày sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất.
Khám phá
Em hãy sắp xếp các ảnh trong Hình 11.1 theo các bước tương ứng trong sơ đồ ở Hình 11.2. |
Hình 11.2. Quá trình sản xuất cơ khí
Vật liệu
Công nghệ chế tạo phôi (đúc, rèn, dập, hàn,...)
Kiểm tra
Chưa đạt
Gia công tạo hình sản phẩm (tiện, phay, bào, khoan,...)
Kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Xử lí và bảo vệ
(nhiệt luyện, mạ, son, anod.,...)
Kiểm tra
Chưa đạt
Đạt
Chi tiết máy
Lắp ráp sản phẩm
Kiểm tra
Chưa đạt
Đạt
Đóng gói sản phẩm
Phế phẩm và phế liệu (Không đạt và không sửa được)
(Trang 55)
II - CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
Phần này sẽ diễn giải chi tiết hơn nội dung các thành phần của quá trình sản xuất cơ khí.
1. Chế tạo phôi
Phôi là một thuật ngữ kĩ thuật có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất. Tên gọi phôi và sản phẩm có tính chất tương đối. Một đối tượng có thể là sản phẩm của một quá trình sản xuất này nhưng nó có thể được coi là phôi hoặc bán thành phẩm trong một quá trình sản xuất khác.
Yêu cầu: Để đảm bảo đầu vào cho các bước tiếp theo, phôi cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, hình dáng hình học và cơ tính,...
Một số phương pháp chế tạo phôi phổ biến trong quá trình sản xuất cơ khí: đúc, gia công áp lực, hàn.
Kiểm tra phối: Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng như kiểm tra ngoại quan về hình dáng, kích thước,... kiểm tra chất lượng bên trong như rỗ khí; ứng suất dư,... để kiểm tra phôi sau khi được chế tạo.
Thông tin bổ sung
- Đúc, gia công áp lực và hàn còn được phân loại vào phương pháp tạo hình không phoi. - Lựa chọn loại phôi nào cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô sản xuất (khối, loạt, đơn chiếc); đặc điểm sản phẩm (phức tạp, đơn giản); điều kiện làm việc của chi tiết (môi trường hơi nước, muối, acid,...).... |
Luyện tập
Hãy nhận biết phương pháp chế tạo phôi tương ứng với các sản phẩm trong Hình 11.3. |
Hình 11.3. Một số sản phẩm cơ khí và quá trình chế tạo phôi
2. Gia công tạo hình sản phẩm
- Bản chất quá trình gia công tạo hình sản phẩm là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt,...
- Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm: cần lựa chọn được phương pháp gia công, phối hợp các phương pháp gia công khác nhau để đạt được các yêu cầu kĩ thuật, hiệu quả kinh tế.
- Kiểm tra trong giai đoạn này được tiến hành bằng cách sử dụng các thiết bị đo như: panme, thước cặp, đồng hồ đo,... để đo và đánh giá các thông số như kích thước, hình dạng, vị trí tương quan, độ bóng bề mặt,...
(Trang 56)
- Một số phương pháp gia công tạo hình sản phẩm cơ khí:
+ Phương pháp gia công tiện.
+ Phương pháp gia công phay.
+ Phương pháp gia công khoan.
+ Phương pháp gia công áp lực được sử dụng để tạo hình các chi tiết không quá phức tạp bằng các kĩ thuật như rèn, dập nóng, dập nguội, cán, kéo....
Thông tin bổ sung
Ngoài các phương pháp gia công phổ biến đã được trình bày, còn có thêm phương pháp gia công có phoi bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt không xác định. Phương pháp điển hình có thể kể đến là mài. Theo phương pháp này, quá trình cắt được thực hiện bởi các lưỡi cắt của hạt mài. Những hạt mài này có các thông số và phân bổ không xác định cố định được. Mài là phương pháp thường dùng để gia công tinh các bề mặt đã được gia công tạo hình trước đó, có thể được sử dụng để gia công các bề mặt như trụ trong, trụ ngoài, mặt phẳng, mặt côn, mặt định hình. Hình 11.4. Nguyên lí mài phẳng bằng mặt đầu đá mài |
Hình 11.5. Hình ảnh phôi và sản phẩm qua công đoạn gia công tạo hình
(Trang 57)
Luyện tập
Quan sát Hình 11.5 và chỉ ra: - Phôi đầu vào và sản phẩm đầu ra của quá trình gia công tạo hình. - Phương pháp gia công tạo hình bề mặt hoặc sản phẩm được nêu tên. |
3. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
Hình 11.6. Xử lí bề mặt chi tiết
a) Xử lí bề mặt vỏ ô tô
b) Xử lí bề mặt cột điện
- Bản chất: là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.
- Yêu cầu: đảm bảo cơ tính như độ cứng, chiều sâu lớp cứng, độ lớn và chiều của ứng suất dư; đảm bảo chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ.
- Kiểm tra: Có thể sử dụng các phương pháp như máy đo độ cứng, máy đo nhám bề mặt... để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau xử lí. hâm sau
- Một số phương pháp xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết:
+ Xử lí cơ tính: tuỳ theo yêu cầu cơ tính cần đạt có thể sử dụng một số phương pháp xửlí nhiệt như tôi, ram, ủ,... hoặc bằng phương pháp hoá học như thấm carbon, cyanide.
+ Xử lí bảo vệ bề mặt: Một số phương pháp xử lí bảo vệ bề mặt phổ biến là sơn, mạ kim loại,...
Khám phá
Quan sát Hình 11.6 và cho biết: - Phương pháp đang thực hiện để xử lí bề mặt chi tiết. -Tác dụng của các phương pháp này. |
4. Lắp ráp sản phẩm
- Bản chất: các chi tiết máy sau khi được gia công xong trong phân xưởng cơ khí được liên kết lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Quá trình lắp ráp liên quan chặt chẽ với quá trình gia công tạo hình vì gia công các chi tiết càng chính xác thì việc lắp ráp cũng sẽ nhanh, dễ dàng và ít sửa chữa.
(Trang 58)
- Yêu cầu: đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm sau lắp cũng như năng suất lắp ráp.
- Kiểm tra: các sản phẩm lắp được kiểm tra chất lượng vị trí tương quan giữa các chỉ tiết bằng các dụng cụ và kĩ thuật đo thích hợp.
- Một số phương pháp lắp ráp:
+ Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn: Nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh gì mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế thì được gọi là phương pháp lắp lẫn hoàn toàn. Phương pháp lắp này có đặc điểm là đơn giản, năng suất cao, không đòi hỏi trình độ công nhân cao, thuận tiện cho áp dụng tự động.
+ Phương pháp lắp chọn: được thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp để tiến hành quá trình lắp ráp.
+ Phương pháp lắp sửa: được thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp.
Kết nối năng lực
Qua bài học và tìm hiểu qua sách, báo em hãy cho biết trong hai trường hợp sau áp dụng phương pháp lắp nào: a) Bu lông và đai ốc. b) Lắp ráp khi thực hiện chế tử hoặc sửa chữa. |
5. Đóng gói sản phẩm
- Bản chất: là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.
- Một số yêu cầu cho công đoạn đóng gói như:
+ Bảo vệ sản phẩm dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường, vận chuyển,... dưới tác động của các yếu tố bên ngoài
+ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
+ Không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Một số phương pháp đóng gói thường gặp:
+ Đóng gói thủ công: được thực hiện bằng tay.
+ Đóng gói tự động: thực hiện bằng các máy tự động, robot công nghiệp....
Vận dụng
Quan sát xung quanh nơi em sinh sống, hãy lấy ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả các hoạt động trong cơ sở đó. Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất cơ khí như Hình 11.2. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn