Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí | Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí | Chương IV: Sản xuất cơ khí - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ Công nghệ cơ khí - Phần một: Cơ khí chế tạo - Chương IV: Sản xuất cơ khí - Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí


(Trang 68)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động và bào vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-0

Hình 14.1. Công đoạn hàn kim loại

Hãy quan sát Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

- Liệt kê những trang bị phục vụ an toàn cho người lao động.

- Vì sao người công nhân phải trang bị những đồ bảo hộ đó?

- Có yếu tố gì gây ảnh hưởng tới môi trường hay không?

I - AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. An toàn lao động

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Hệ quả của mất an toàn lao động là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của bộ phận nào đó trên cơ thể.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

(Trang 69)

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-1

Hình 14.2. Người lao động thao tác trên máy khoan

Khám phá

Quan sát Hình 14.2 và cho biết:

- Người lao động có nguy hiểm gì trong tình huống này?

- Người lao động đã được trang bị đủ đồ bảo hộ để phòng, chống nguy hiểm chưa?

2. Một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí

Hoạt động sản xuất cơ khí có sử dụng rất nhiều phương tiện, máy móc trang thiết bị khác nhau. Mỗi loại trang thiết bị, máy móc có những đặc trưng khác nhau và chứa đựng các yếu tố nguy cơ khác nhau. Sau đây là một số yếu tố nguy hiểm, độc hại phổ biến có thể gây thương tích thậm chí tử vong trong hoạt động sản xuất cơ khí:

- Các bộ phận chuyển động của máy: bánh răng, xích, băng tải, máy cán, cuốn, kéo,... có thể gây va đập, quần bộ phận hoặc toàn cơ thể vào máy,....

- Điện có thể gây điện giật. Tuỳ độ lớn dòng điện, thời gian tiếp xúc,... mà có thể gây mức độ ảnh hưởng khác nhau.

- Vật văng bắn: từ các nguồn như phoi, phôi, dao,..

- Nỗ: có 2 loại là nổ vật lí và nỗ hoá học. Nỗ vật lí do áp suất trong bình vượt quá khả năng chịu đựng bình chứa. Nỗ hoá học do phản ứng cháy xảy ra với tốc độ nhanh.

- Nguồn nhiệt: từ các bộ phận như đúc, nhiệt luyện, cán,...

- Hoá chất: Trong sản xuất cơ khí có những công đoạn phải sử dụng đến hoá chất như: mạ, sơn, phủ,... Các hoá chất sử dụng trong quá trình này có nguy cơ gây cháy, nổ, nhiễm độc,...

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-2

Hình 14.3. Một số cảnh báo các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí

Luyện tập

Quan sát các hình cảnh báo yếu tố nguy hiểm trong Hình 14.3 và cho biết:

- Ý nghĩa các cảnh báo tại các Hình 14.3 a, b, c?

- Liên hệ các yếu tố nguy hiểm này với các phương pháp gia công cơ khí ở Hình 14.3 d, e, g.

(Trang 70)

II – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp nhằm ngăn ngừa phát sinh các yếu tố có hại.

Môi trường trong sản xuất cơ khí gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài nhà máy, phân xưởng. Các yếu tố ô nhiễm môi trường có thể phân loại thành: yếu tố vật lí; yếu tố hoá học; yếu tố vi sinh vật.

Ô nhiễm môi trường gồm: ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất. Nó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hoá học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, bụi,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lí của con người.

2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí

a) Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

- Khói bụi:

Một số quá trình sản xuất cơ khí phát sinh khỏi thải ảnh hưởng tới môi trường như: luyện kim, đúc; nhiệt luyện,... Ngoài ra, trong sản xuất cơ khí còn có những công đoạn sản sinh nhiệt khác có thể tạo ra khí khói độc hại như: mài, hàn, cắt,... Đặc biệt hàn có thể sản sinh ra các khí độc hại như oxide kim loại, các khí CO, NO,...

- Nước thải:

Các hoạt động phát sinh nước thải trong sản xuất cơ khí có thể kể đến như: sử dụng nước làm mát hệ thống đúc, trong công đoạn nhiệt luyện,... các dung dịch sử dụng trong các công đoạn làm sạch; sơn mạ; làm mát trong quá trình gia công... Các nước thải này chứa đựng hàm lượng cao các hoá chất, các hạt kim loại,... Nếu chưa được xử lí đảm bảo mà thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng lớn nguồn nước sinh hoạt cũng như cây cối, sinh vật đang được nuôi trồng | TRỊ THỨC

- Các chất thải rắn:

Các chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp nói chung, hoạt động sản xuất cơ khí nói riêng có thể kể đến như bao bì đựng hoá chất, giẻ lau dính dầu mỡ, dụng cụ thiết bị điện tử hỏng, rác thải sinh hoạt; các chất rắn phát sinh từ công đoạn làm sạch bề mặt kim loại như: cát, hạt kim loại hoặc hạt Nix thải. Ngoài ra còn có các nguyên liệu hư hỏng, quá hạn sử dụng, các chất thải chứa kim loại nặng thành phần độc hại (sơn, dầu mỡ),... được thu gom, nhưng chưa có biện pháp xử lí hiệu quả.

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-3

Hình 14.4. Chất thải sản xuất ảnh hưởng tới môi trường

(Trang 71)

b) Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp

- Phát triển các khu công nghiệp:

Sự quy hoạch phát triển không hợp lí hoặc quá nhanh các khu công nghiệp trong đó có cả các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất cơ khí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Nhiều diện tích cây trồng, đất đai bị san phẳng nhằm phục vụ xây dựng các nhà máy, phân xưởng. Ngoài ra, sự xây dựng, phát triển nhanh các khu công nghiệp còn có thể dẫn đến sự phát triển không đồng bộ với các hệ thống xửlí chất thải.

- Hoạt động vận chuyển, sinh hoạt:

Các hoạt động vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu kết nối các khâu đoạn; các chất thải từ các hoạt động như y tế, vệ sinh,... trong các nhà máy cơ khí đều là những yếu tố gián tiếp phần nào ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nhà máy.

Kết nối năng lực

Qua sách, báo, internet và bài học, hãy tìm hiểu và lấy một số ví dụ về hiện tượng mất vệ sinh môi trường trong lĩnh vực gia công cơ khí và chỉ ra nguyên nhân gây nên tình trạng đó.

III - CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. Thay đổi công nghệ, thiết bị

Thay đổi các thiết bị, công nghệ cũ bằng những thiết bị, công nghệ mới ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, còn góp phần làm giảm nguy cơ mất an toàn lao động, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Ví dụ thay vì làm sạch phôi sau đúc trong khuôn cát bằng khí áp lực, có thể sử dụng công nghệ phun bi trong buồng kín; hướng dụng công nghệ phun tới sử dụng các hệ thống tự động khép kín.

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-4

Hình 14.5. Cải tiến công nghệ

Luyện tập

Quan sát Hình 14.5 và cho biết:

- Trong Hình 14.5a, robot đang làm gì? Áp dụng phương pháp này so với phương pháp thủ công thì cải thiện gì về vấn đề an toàn và môi trường?

- Phương pháp gia công ở Hình 14.5b là phương pháp gì? So với phương pháp gia công truyền thống thì phương pháp gia công này đã cải thiện vấn đề an toàn gì cho người lao động?

(Trang 72)

2. Các biện pháp về kĩ thuật an toàn

Có thể liệt kê một số biện pháp như:

- Che chắn: nhằm ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm tác động đến người lao động hoặc hạn chế người lao động vô tình hoặc cố ý vào khu vực nguy hiểm.

- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật an toàn như thông gió, làm mát, lọc bụi...

- Thiết lập khoảng cách an toàn như khoảng cách giữa các máy với nhau, giữa máy với các kết cấu của nhà xưởng....

- Sử dụng bảo hộ lao động bảo vệ các bộ phận trên cơ thể có nguy cơ ảnh hưởng khi làm việc như: găng tay, mũ bảo hiểm, mắt kính,...

hinh-anh-bai-14-an-toan-lao-dong-va-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-12636-5

Hình 14.6. Một số biện pháp kĩ thuật an toàn

Luyện tập

Quan sát Hình 14.6 và cho biết:

- Biện pháp an toàn trong mỗi hình là biện pháp gì?

- Các biện pháp này có tác dụng gì?

Vận dụng

Quan sát một xưởng cơ khí mà người học biết và chỉ ra các biện pháp an toàn cũng như các yếu tố chưa đảm bảo an toàn tại đây.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí | Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí | Chương IV: Sản xuất cơ khí - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.