Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo | Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí | Phần một: Cơ khí chế tạo - Chương I: Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ Công nghệ cơ khí - Phần một: Cơ khí chế tạo - Chương I: Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo - Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo


(Trang 7)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

- Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-co-khi-che-tao-12576-0

Hình 1.1

Hình 1.1 là những máy thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hãy cho biết tên gọi của các máy có trong hình; việc sản xuất cơ khí ở Hình 1.1a khác với Hình 1.1b như thế nào?

I – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

1. Cơ khí chế tạo

Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của Toán học, nguyên lícủa Vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.

2. Vai trò của cơ khí chế tạo

Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất gồm:

- Chế tạo ra các công cụ, máy giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công.

- Chế tạo ra các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chế tạo ra các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

(Trang 8)

Khám phá

Hãy quan sát và cho biết:

- Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm có trong Hình 1.2.

- Vai trò của các sản phẩm đó trong sản xuất và đời sống.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-co-khi-che-tao-12576-1

Hình 1.2. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo trong sản xuất và đời sống

Kết nối nghề nghiệp

Kĩ sư chế tạo máy, còn được gọi là kĩ sư cơ khí, là người thiết kế, sản xuất và lắp đặt, vận hành máy móc, thiết bị kĩ thuật, bảo trì cho các hệ thống hoàn chỉnh. Kĩ sư chế tạo máy có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như giao thông, điện, nước, robot công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ....

II – ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ KHÍ CHẾ TẠO

- Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim, vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.

- Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn,...

- Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,....

- Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất (Hình 1.3a - e)....

- Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất (Hình 1.3g). Các sản phẩm này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt....

(Trang 9)

Khám phá

Quan sát Hình 1.3 và cho biết các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được ứng dụng trong những ngành công nghiệp nào.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet hoặc qua sách, báo,... em hãy kể tên một số sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo được sử dụng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế....

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-co-khi-che-tao-12576-2

Hình 1.3. Các sản phẩm bằng kim loại của ngành cơ khí chế tạo

Thông tin bổ sung

Các mốc chính trong sự phát triển của ngành cơ khí

- Vào những năm 218 – 201 trước Công nguyên, Archimedes đã chế tạo ra máy bắn đá chống lại quân đội La Mã xâm lược.

- Năm 1764, James Hagreaves đã chế được máy kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc đặt tên là Gien-ni.

- Năm 1769, ở Preston, một nhà phát minh là Richard Arkwright đã chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

- Năm 1784, James Watt đã phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

- Năm 1804, Richard Trevithick phát minh ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

- Năm 1818, Eli Whitney phát minh máy phay.

- Năm 1825, Craimont đã phát minh máy bào và máy tiện cùng với sự việc sử dụng các loại máy công cụ, đến giữa thế kỉ XIX, ngành chế tạo máy ra đời, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh về cơ bản đã hoàn thành.

- Năm 1952, chiếc máy công cụ CNC đầu tiên ra đời, trở thành một sự kiện tạo nên kỉ nguyên trong lịch sử ngành máy móc thế giới và thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí và tự động hoá.

(Trang 10)

III - CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CƠ KHÍ

Để tạo thành sản phẩm cơ khí, cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy trình chế tạo cơ khí gồm 5 bước cơ bản sau đây:

Khám phá

Đọc quy trình dưới đây và cho biết bước nào quyết định tới việc tạo hình, độ chính xác của chi tiết chế tạo.

Bước 1: Đọc bản vẽ chi tiết

Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, tìm hiểu chức năng làm việc và phân loại chi tiết, các yêu cầu kĩ thuật cần đạt, tính công nghệ khi chế tạo của chi tiết.

Bước 2: Chế tạo phôi

Phôi được hiểu là khối vật liệu ban đầu được dùng để chế tạo chi tiết. Muốn chế tạo một chi tiết máy đạt yêu cầu kĩ thuật và chỉ tiêu kinh tế cần phải chọn phương pháp chế tạo phôi và xác định kích thước phôi phù hợp. Để chế tạo phôi, thường sử dụng 3 phương pháp thông dụng là: phương pháp đúc; phương pháp gia công bằng áp lực; phương pháp hàn, cắt. Cơ tính của phôi sau khi chế tạo cần phù hợp với đặc điểm của các phương pháp gia công chế tạo chi tiết.

Bước 3: Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm

Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết; chọn thiết bị, dụng cụ cắt, dụng cụ gá lắp, dụng cụ kiểm tra,..; xác định chế độ cắt cho các nguyên công, các bước,...; xác định bậc thợ cho các nguyên công và tiến hành gia công sản phẩm theo bản vẽ chi tiết.

Bước 4: Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm

Xử lí bề mặt là tạo cho sản phẩm những tính chất mới như: chống gỉ, chống mài mòn; chịu nhiệt, dẫn điện, dẫn nhiệt,... bằng công nghệ thích hợp.

Bước 5: Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Để hoàn thiện một sản phẩm, dựa vào bản vẽ lắp, tiến hành lắp ráp các chi tiết máy lại thành một tổng thế hoàn chỉnh. Sau đó, sản phẩm cần phải được kiểm tra về các đặc tính kĩ thuật trước khi đưa vào hoạt động.

Luyện tập

Mô tả quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội dưới dạng sơ đồ khối (Hình 1.4).

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-co-khi-che-tao-12576-3

Hình 1.4. Kim nguội

Vận dụng

Kể tên các máy, thiết bị cơ khí dùng trong sản xuất cơ khí ở địa phương và sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo | Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí | Phần một: Cơ khí chế tạo - Chương I: Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.