Nội Dung Chính
(Trang 84)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Trình bày được khái niệm, phân loại động cơ đốt trong. |
Hình 17.1. Đầu máy xe lửa
Em hãy quan sát Hình 17.1 và cho biết đầu máy xe lửa nào ra đời trước. So sánh sự khác nhau giữa hai đầu máy xe lửa, sự khác nhau lớn nhất là gì?
I – KHÁI NIỆM ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ (Hình 17.2). Trong động cơ đốt trong, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ và áp suất cao do quá trình đốt cháy tác dụng lực lên pít tông (piston). Lực này thông qua cơ cấu tay quay – con trượt biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu động cơ.
Hình 17.2. Quá trình chuyển hoá năng lượng trong động cơ đốt trong
Nhiên liệu
(Hoá năng)
Đốt cháy
(Hoa năng - Nhiệt năng)
Giãn nở sinh công
(Cơ năng)
Kết nối năng lực
Em hãy tìm hiểu và cho biết: Bản chất quá trình đốt cháy nhiên liệu với không khí trong xi lanh động cơ có phải là phản ứng oxi hoá của nhiên liệu với oxygen trong không khí không? |
(Trang 85)
II – PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Có nhiều loại động cơ, trong đó động cơ pít tông chuyển động tịnh tiến là loại động cơ phổ biến nhất (được đề cập trong Chương này). Loại động cơ này có thể được phân loại dựa trên những tiêu chí sau:
- Theo nhiên liệu sử dụng: động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas.
- Theo số hành trình của pít tông trong một chu trình công tác: động cơ 4 kì, động cơ 2 kì.
- Theo cách bố trí xi lanh của động cơ: động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V, động cơ hình sao (Hình 17.3).
Hình 17.3. Một số cách bố trí xi lanh của động cơ đốt trong
Khám phá
Em hãy quan sát và cho biết tên gọi của loại động cơ trong Hình 17.3 |
Luyện tập
Hãy kể tên các loại động cơ đốt trong dựa trên việc kết hợp 2 tiêu chí phân loại về nhiên liệu sử dụng và số hành trình của pít tông trong một chu trình công tác. |
III - CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm hai cơ cấu và các hệ thống chính sau:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền;
- Cơ cấu phối khí;
- Thân máy, nắp máy;
- Hệ thống bôi trơn;
- Hệ thống làm mát;
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí;
- Hệ thống đánh lửa (riêng cho động cơ xăng);
- Hệ thống khởi động;
- Hệ thống xử lí khí thải.
(Trang 86)
Cơ cấu và hệ thống nêu trên được tạo thành bởi các chi tiết, bộ phận được lắp ráp với nhau. Hình 17.4 là một số chi tiết, bộ phận chính của động cơ đốt trong. Trong đó: Xi lanh (8) được ghép với thân máy, nắp máy (10) cùng với pít tông (4) tạo thành các không gian làm việc của động cơ. Trên nắp máy (10) có lắp bu gi (2) đối với động cơ xăng hoặc vòi phun nhiên liệu đối với động cơ Diesel, xu páp nạp (1) để đóng mở cửa nạp và xu páp thải (3) để đóng mở cửa thải. Pít tông chuyển động tịnh tiến trong lòng xi lanh cùng với nắp máy tạo thành các thể tích công tác, trong các te (7) có chứa dầu bôi trơn dùng để bôi trơn các chi tiết ma sát của động cơ.
Hình 17.4. Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong kiểu pít tông
1. Xu páp nạp
2. Bu gi
3. Xu páp thải
4. Pít tông
5. Thanh truyền
6. Trục khuỷu
7. Các te
8. Xi lanh
9. Thân máy
10. Nắp máy
Khám phá
Quan sát Hình 17.4 và cho biết: Theo chiều chuyển động quay của trục khuỷu (6), pít tông (4) đang dịch chuyển như thế nào? - Khi nào pít tông (4) đổi chiều chuyển động? - Hãy mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh. |
Vận dụng
Hãy quan sát trong gia đình hoặc xung quanh em và kể tên máy động lực sử dụng động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong đó sử dụng nhiên liệu gì? |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn