Nội Dung Chính
(Trang 4)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt - Hiểu và sử dụng được các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,...) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực. - Tích cực, chủ động vận dụng kiến thức đã học về tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện thân thể hằng ngày. |
KIẾN THỨC MỚI
1. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất
a) Ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đối với hoạt động TDTT một số tố tự nhiên đới với hoạt động TDTT
Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến hoạt động sống, hoạt động thể lực của con người. Bên cạnh các yếu tố có lợi, môi trường tự nhiên còn có những tác động không có lợi đối với hoạt động TDTT và phát triển thể chất:
- Nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương và bộ máy thần kinh – cơ, làm giảm tốc độ, độ chuẩn xác trong phối hợp động tác, giảm mức độ nỗ lực ý chí của người tập, đặc biệt là khi người tập thực hiện các bài tập căng thẳng, kéo dài dưới trời nắng nóng. Nhiệt độ cao còn gây khó khăn cho hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,... làm giảm khả năng hoạt động thể lực, cản trở quá trình hồi phục sau vận động của cơ thể.
- Nhiệt độ không khi thấp làm giảm tính đàn hồi của cơ và dây chằng, khi tiến hành các hoạt động TDTT dễ gây ra các chấn thương ở vùng cơ và khớp ở tay, chân.
(Trang 5)
- Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rõ rệt đến sự toả nhiệt của cơ thể. Khi độ ẩm của không khí tăng cao, quá trình thải nhiệt của cơ thể bị hạn chế do sự bay hơi của mồ hôi từ bề mặt da gặp khó khăn.
- Tốc độ chuyển động của không khí (tốc độ gió) là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố khác của không khi là độ ẩm và nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ gió cao sẽ làm cơ thể nhanh chóng bị mất nhiệt (bị lạnh). Khi nhiệt độ không khí cao và trong điều kiện tốc độ gió cũng cao sẽ làm tăng quá trình thải nhiệt của cơ thể.
Ngoài các yếu tố nêu trên, các yếu tố tự nhiên khác (như áp suất không khí, ánh sáng mặt trời, môi trường nước, địa hình,...) cũng là căn cứ quan trọng để lựa chọn và xây dựng chế độ vận động hợp lí nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực.
b) Sử dụng các yếu tố tự nhiên trong hoạt động TDTT nhằm rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất
* Vai trò của yếu tố tự nhiên đối với hoạt động TDTT
- Trong hoạt động GDTC và luyện tập TDTT, các yếu tố tự nhiên có những vai trò sau:
- Là điều kiện và phương tiện đề tiến hành có hiệu quả các hoạt động TDTT, trực tiếp hoặc gián tiếp cấu thành lượng vận động của buổi tập, của quá trình luyện tập.
- Chi phối việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thể lực, bài tập vận động nhằm đảm bảo tính phù hợp với tỉnh trạng sức khoẻ, trình độ thể lực của người tập.
- Có ảnh hưởng đối với việc lựa chọn thời điểm, thời gian tiến hành các hoạt động GDTC và luyện tập TDTT, là một trong những căn cứ và yêu cầu đề hình thành các biện pháp phòng ngừa chấn thương trong luyện tập TDTT và hồi phục sau luyện tập.
- Là một trong những căn cứ đề xây dựng kế hoạch luyện tập TDTT của mỗi người, kế hoạch GDTC của nhà trường.
* Sử dụng các yếu tố tự nhiên để tiến hành hoạt động TDTT
Để sử dụng có hiệu quả các yếu tố tự nhiên, quá trình luyện tập TDTT cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Sử dụng các yếu tố có lợi của môi trường tự nhiên một cách thường xuyên đề tăng cường hiệu quả hoạt động TDTT, tích cực, chủ động triển khai các biện pháp
(Trang 6)
nhằm hạn chế những tác động bất lợi của môi trường tự nhiên đối với quá trình rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
- Nội dung, kế hoạch luyện tập và lượng vận động phải được lựa chọn, điều chỉnh phù hợp với đặc điểm cá nhân (lứa tuổi, giới tỉnh, trình độ thể lực), đặc điểm khi hậu, thời tiết của vùng miền.
- Đối với các môn thể thao ngoài trời, chủ động giảm khối lượng bài tập khởi động trong điều kiện nắng nóng (do không cần phải làm nóng cơ thể nhiều), tăng khối lượng bài tập khởi động trong điều kiện giá lạnh (do cơ, dây chằng bị giảm khả năng co giãn).
- Lựa chọn và sử dụng các yếu tố tự nhiên để xây dựng chế độ, liệu pháp hồi phục hợp lí, khoa học; tiến hành các bài tập và hình thức thả lỏng, hồi phục cơ thể sau vận động.
Hình 1. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để tiến hành các hoạt động TDTT
2. Sử dụng dinh dưỡng trong luyện tập TDTT đề rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất
a) Vai trò của dinh dưỡng đối với cơ thể
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống gồm:
- Các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường).
- Các chất không sinh năng lượng (vitamin, chất khoáng và nước).
(Trang 7)
* Chất đạm (Protein)
Chất đạm là chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nhu cầu về chất đạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chế độ dinh dưỡng đối với người tham gia luyện tập TDTT. Chất đạm có các vai trò:
- Cấu tạo và đồi mới các cơ quan trong cơ thể, là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào, là cơ sở vật chất của sự sống.
- Điều tiết chức năng sinh lí và xúc tác cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể; là một thành phần của máu, tham gia vào quá trình vận chuyển oxygen; là các kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể....
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động thể thao có thời gian dài (khi chất béo và chất bột đường không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể).
* Chất béo (Lipid)
- Là thành phần cấu tạo quan trọng của nguyên sinh chất, nhân và màng tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều vitamin và nhiều chất sinh học quan trọng cho cơ thể.
- Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể trong quá trình luyện tập các môn thể thao diễn ra trong thời gian dài.
* Chất bột đường (Carbohydrate)
- Là thành phần quan trọng cấu tạo nên mô tế bào, tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh. cầu tạo nên mô tả báo tổ chức
- Là nguồn năng lượng rất quan trọng duy trì hoạt động của vỏ đại não.
- Là nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. So với chất đạm và chất béo, nguồn năng lượng từ chất bột đường dễ hấp thụ hơn, sản sinh năng lượng nhanh hơn, tiêu hao oxygen ít hơn. Khi luyện tập TDTT, cơ thể tiêu hao một lượng đường lớn hơn nhiều so với lúc không luyện tập. Vì vậy, dự trữ đường trong cơ thể tỉ lệ thuận với năng lực vận động.
* Vitamin
Vitamin tuy không tham gia vào cấu tạo cơ thể và không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có vai trò đặc biệt đối với các quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể.
(Trang 8)
Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn, do vậy phải lựa chọn loại lương thực, thực phẩm hợp lí và chế biến ở nhiệt độ thích hợp để cơ thể có thể hấp thụ được lượng vitamin cần thiết.
* Chất khoáng
Chất khoảng không sinh năng lượng nhưng có vai trò đa dạng và quan trọng đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo của một số tổ chức tế bào, quyết định áp suất thẩm thấu của các dịch, hoạt tính của các men, tham gia vào quá trình co cơ. Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể phải thải ra ngoài một lượng đáng kể các chất khoáng. Do vậy, cần phải bổ sung chất khoáng cho cơ thể qua thức ăn và nước uống.
* Nước uống
Nước tham gia trực tiếp vào nhiều biến đổi hoá học, là môi trường thuận lợi cho hoạt động tiêu hoá, hấp thụ, bài tiết và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Trong hoạt động TDTT, cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều kiện để thực hiện và duy trì có hiệu quả các bài tập vận động.
b) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Cơ thể con người luôn có nhu cầu được cung cấp, bổ sung năng lượng để bù đắp năng lượng đã tiêu hao cho chuyển hoá cơ sở và hoạt động thể lực:
- Năng lượng tiêu hao cho chuyển hoá cơ sở là năng lượng cần thiết cho sự sống của tế bào, duy trì trương lực cơ và hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể ở điều kiện hoàn toàn không vận động cơ bắp. Mức tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ sở của một người phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trọng lượng và cấu trúc cơ thể, nhiệt độ môi trường....
- Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực là năng lượng đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt và lao động. Mức tiêu hao năng lượng cho hoạt động thể lực phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu hoạt động cá nhân, đặc điểm và tính chất của hoạt động lao động....
Để bù đắp năng lượng đã tiêu hao cho các hoạt động cơ bản của sự sống (gồm chuyển hoá cơ sở và hoạt động thể lực), cơ thể con người luôn có nhu cầu được cung cấp năng lượng từ thức ăn dưới dạng chất đạm, chất béo và chất bột đường.
(Trang 9)
Mức tiêu hao năng lượng hằng ngày là cơ sở hình thành nhu cầu dinh dưỡng và là căn cứ để xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp của mỗi người. Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm: Các chất sinh năng lượng, các chất khoáng (sắt, can-xi, i-ốt, muối ăn và các yếu tố vi lượng....), vitamin và nước.
c) Sử dụng dinh dưỡng trong luyện tập TDTT
Việc sử dụng dinh dưỡng trong luyện tập TDTT cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể (đảm bảo chế độ ăn 3 bữa trong một ngày).
- Các chất dinh dưỡng cơ bản phải phù hợp với nhu cầu của cơ thể: Khẩu phần ăn mỗi bữa cần đa dạng về loại thực phẩm với đủ các nhóm chất.
- Đảm bảo cân bằng năng lượng: Bổ sung năng lượng đã tiêu hao; đáp ứng nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, giới tính và đặc điểm hoạt động của môn thể thao được lựa chọn đề luyện tập.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể phù hợp với tình trạng thời tiết, thời gian vận động, loại hình hoạt động của môn thể thao.
VẬN DỤNG
1. Các yếu tố tự nhiên có n có vai trò như thế nào đối với việc luyện tập TDTT?
2. Ngoài các yếu tố tự nhiên, hiệu quả của hoạt động luyện tập TDTT còn bị chi phối bởi những yếu tố nào?
3. Nội dung và yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng các yếu tố tự nhiên để luyện tập TDTT là gì?
4. Nhu cầu dinh dưỡng trong việc luyện tập TDTT như thế nào?
5. Sử dụng dinh dưỡng trong quá trình luyện tập TDTT cần thực hiện những yêu cầu nào?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn