Nội Dung Chính
(Trang 10)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt - Biết được vai trò và tác dụng cơ bản của môn Bóng đá đối với sự phát triển thể chất. - Vận dụng được những hiểu biết về vai trò và tác dụng của bóng đá đối với cơ thể đề luyện tập hằng ngày. - Tích cực, chủ động luyện tập trong những điều kiện khác nhau đề nâng cao sức khoẻ. |
KIẾN THỨC MỚI
1. Vai trò của môn Bóng đá đối với sự phát triển thể chất
Với mục đích rèn luyện và phát triển thể chất của người tập, bóng đá có những vai trò cơ bản sau:
a) Trang bị phương tiện và phương pháp rèn luyện thân thể
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống kĩ thuật, chiến thuật đã tạo ra các loại hình bài tập từ đơn giản đến phức tạp để dẫn dắt người tập từng bước hình thành và phát triển kĩ năng vận động, trình độ thể lực, tư duy chiến thuật
(Trang 11)
Hệ thống bài tập bao gồm:
- Các bài tập kĩ thuật: đá bóng, dẫn bóng, dừng bóng, ném biên, thủ môn,...
- Các bài tập chiến thuật tấn công, phòng thủ....
- Các bài tập thể lực: rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền,...
Đó là hệ thống các bài tập được lựa chọn, sắp xếp theo một trình tự nhất định về loại hình vận động, mức độ phức tạp và mức độ dùng sức nhằm đảm bảo cho người tập được luyện tập bóng đá trong điều kiện phù hợp với lứa tuổi, trình độ thể lực,...
b) Ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển thể chất
Quá trình luyện tập các bài tập kĩ thuật, chiến thuật và thể lực đồng thời là quá trình tác động có chủ đích, có chọn lọc đến cơ thể người tập nhằm: phát triển và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xào vận động; phát triển thể lực và hình thái cơ thể; nâng cao khả năng hoạt động, thích nghi và hồi phục của các cơ quan chức năng trong cơ thể (hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vận động....).
c) Tích cực hoá quá trình rèn luyện thân thể
Bóng đá là loại hình vận động có tính nghệ thuật cao, có khả năng tạo hưng phấn cho người tập trong quá trình luyện tập và thi đấu, vì vậy bóng đá có vai trò: thu hút, kích thích sự quan tâm và đam mê luyện tập của đông đảo quần chúng, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng; hình thành, phát triển tỉnh tích cực, nhu cầu bền vững đối với quá trình rèn luyện thân thể; giúp người tập luôn nỗ lực cao trong luyện tập và luyện tập thường g xuyên, xuyên; kích kích thích thích người người tập tập khám khám p phá và chinh phục giới hạn vận động của bản thân.
2 Tác dụng của luyện tập bóng đá đối với sự phát triển thể chất
a) Hình thành và phát triển kĩ năng vận động
Hệ thống kĩ thuật trong bóng đá rất đa dạng và phong phú, kiến thức về các nhóm kĩ thuật sẽ cung cấp cho người tập những thông tin về động tác (mức độ dùng lực và tính nhịp điệu). Hình thành khả năng phân tích thông tin đề xây dựng biểu tượng ban đầu của hoạt động vận động. Quá trình luyện tập lặp lại động tác sẽ giúp người tập có kĩ năng vận động ở mức độ cao, có khả năng thích nghi với những điều kiện vận động mới.
(Trang 12)
b) Phát triển các tổ chất thể lực
Tình đa dạng về mức độ và yêu cầu vận động trong luyện tập đòi hỏi ở người tập:
* Nỗ lực lớn về sức mạnh và tốc độ
Di chuyển có bóng, không bóng trên các quãng ngắn; bật nhày nhanh, mạnh khi đón bóng, đánh đầu; đá bóng nhanh, mạnh khi chuyền bóng, đá bóng vào cầu môn,... là những hoạt động vận động có tác động tích cực đối với sự phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh bột phát, sức nhanh tần số và sức nhanh thực hiện động tác đơn.
* Phản ứng linh hoạt, kịp thời đối với các tình huống
Đón và dừng bóng; kèm đối phương và tranh bóng; chuyền bóng cho đồng đội và ghi bàn thắng.... là những hoạt động vận động có tác dụng rèn luyện và phát triển sức nhanh phản ứng đối với vật thể di động.
* Duy trì năng lực vận động trong một thời gian tương đối dài
Việc lặp lại liên tục, nhiều lần các hoạt động di chuyển, bật nhảy, đá bóng,... với cường độ cao (tốc độ chạy, tốc độ và độ cao mỗi lần bật nhảy,...) và với khối lượng lớn (thời gian thực hiện bài tập, độ dài quãng đường di chuyển, tổng số lần lặp lại,...) có tác dụng phát triển sức bền chung, sức bền chuyên môn cho người tập.
* Lựa chọn và sử dụng hợp lí, hiệu quả các loại hình kĩ thuật
Luyện tập và thi đấu bóng đá thường diễn ra trong điều kiện rất đa dạng về tinh huống, người tập luôn phải lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt các loại hình kĩ thuật để giải quyết có hiệu quả đối với ời từng từng tình t huống diễn ra trên sân...; tính chất và đặc điểm vận động đó có tác dụng tích cực đối với sự phát triển năng lực phối hợp vận động (năng lực khéo léo) của người tập.
c) Nâng cao năng lực hoạt động của một số cơ quan chức năng trong cơ thể
* Đối với hệ vận động
Hệ xương: Quá trình luyện tập một cách hệ thống, mức độ liên kết giữa cơ, xương và dây chằng được củng cố; độ bền vững của xương được tăng cường và có thể thích ứng với các tác động bên ngoài.
Hệ cơ: Các bắp cơ quanh hông và hai chân có sự thay đổi rõ nét về kích thước, khối lượng và sức mạnh. Vì vậy, khi luyện tập liên tục trong thời gian dài có tác dụng củng cố mức độ vững chắc và linh hoạt của nhóm cơ chân.
(Trang 13)
* Đối với hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi Trung học phổ thông, hệ tuần hoàn phát triển gần bằng người trưởng thành (mạch đập trung bình ở trạng thái yên tĩnh khoảng 70 – 80 lần/phút đối với nam và 75 – 85 lần/phút đối với nữ; trong vận động, mạch đập có thể tăng lên 140 – 170 lần/phút). Luyện tập bóng đá thường xuyên sẽ làm thay đổi hoạt động của hệ tuần hoàn theo hướng tích cực.
* Đối với hệ hô hấp
Hệ hô hấp của lứa tuổi Trung học phổ thông đã phát triển gần bằng người trường thành (tần số hô hấp có thể đạt 16 – 20 lần/phút). Việc luyện tập bóng đá thường xuyên giúp tăng cường hoạt động của hệ hô hấp như: tăng quá trình trao đổi khi; tăng độ sâu hô hấp; dung tích của phổi và số lượng các phế nang tham gia vào quá trình hô hấp cũng được tăng lên.
* Đối với hệ thần kinh
Luyện tập bóng đá thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành những phản xạ có điều kiện và thói quen vận động, hỗ trợ tích cực cho quá trình tiếp thu và hoàn thiện hệ thống kĩ thuật – chiến thuật trong bóng đá. Sử dụng đa dạng các loại hình bài tập kết hợp với các hình thức luyện tập phong phú như tăng cường các hình thức thi đấu, trò chơi sẽ tạo hứng thú và tạo điều kiện đề người tập hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn.
VẬN DỤNG
1. Từ những hiểu biết về vai trò của bài tập bóng đá, tự rèn luyện kĩ thuật và phát triển các tố chất thể lực hằng ngày.
2. Vận dụng kiến thức về tác dụng của bóng đá đề phát triển các kĩ năng vận động và nâng cao năng lực hoạt động của một số cơ quan chức năng trong cơ thể.
3. Tại sao Bóng đá được coi là môn thể thao có khả năng tạo hứng thú cho người tập trong quá trình luyện tập và thi đấu?
4. Hãy nêu một số hoạt động luyện tập và thi đấu trong bóng đá hướng tới phát triển các tố chất thể lực.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn