Bài 13: Hai Mặt Phẳng Song Song | Toán tập 1 | Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Toán lớp 10 tập 1 Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian Bài 13: Hai Mặt Phẳng Song Song


Trang 88 

THUẬT NGỮ
• Hai mặt phẳng song song 
• Định lí Thales trong không gian
• Hình lăng trụ
• Hình hộp



KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
• Nhận biết hai mặt phẳng song song trong không gian.
• Giải thích điều kiện để hai mặt phẳng song song.
• Giải thích tính chất cơ bản về hai mặt phẳng song song.
• Giải thích định lí Thales trong không gian.
• Giải thích tính chất cơ bản của hình lăng trụ và hình hộp.
• Mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến hai mặt phẳng song song trong không gian.

 

Các đầu bếp chuyên nghiệp luôn có kĩ năng dùng dao điều luyện để thải thức ăn như rau, củ, thịt, cá,... thành các miếng đều nhau và đẹp mắt. Các nhát cắt cần tuân thủ nguyên tắc gì để đạt được điều đó?

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-0

1. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

HĐ1. Các mặt bậc thang trong Hình 4.40 gợi nên hình ảnh về các mặt phẳng không có điểm chung. Hãy tìm thêm một số ví dụ khác cũng gợi nên hình ảnh đó.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-1

Hình 4.40

Hai mặt phẳng (α) và (β) được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung, kí hiệu (c) // (β) (β) // (α).

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-2

Nhận xét. Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau và đường thẳng d nằm trong (α) thì d và (β) không có điểm chung, tức là d song song với (β). Như vậy, nếu một đường thẳng nằm trong một trong hai mặt phẳng song song thì đường thẳng đó song song với mặt phẳng còn lại.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-3

Ruộng bậc thang có các mặt bậc thang gọi nền hình ảnh về các mặt phẳng song song.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-4

Tháp nghiêng Pisa ở Ý có các mặt sản ở mỗi tầng không song song với mặt đất.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-5

Trong hình ảnh mở đầu, các nhát cắt có tạo thành các mặt phẳng song song hay không?

Trang 89

2. ĐIỀU KIỆN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

HĐ2. Cho mặt phẳng (α) chứa hai đường thẳng cắt nhau a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (B) (H4.41).

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-6

Hình 4.41

Nếu (α) và (β) cắt nhau theo giao tuyến c thì hai đường thẳng a c có song song với nhau hay không, hai đường thẳng b c có song song với nhau hay không?

Hãy rút ra kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trên.

Hãy nhắc lại các tinh chất của đường thẳng song song với mặt phẳng đã được học ở Bài 12.

Nếu mặt phẳng (α) chứa hai đường thẳng cắt nhau và hai đường thẳng này song song với mặt phẳng (β) thì (α) và (β) song song với nhau.


hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-7 Nếu không có điều kiện "hai đường thẳng cắt nhau" thì khẳng định trên còn đúng không ?

Ví dụ 1. Cho hai hình bình hành ABCDABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng. Chứng minh rằng mặt phẳng (BCE) song song với mặt phẳng (ADF) (H.4.42).

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-8

Hình 4.42

Giải

Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên BC // AD, suy ra BC // (ADF).

Vì tứ giác ABEF là hình bình hành nên BE // AF, suy ra BE // (ADF).

Mặt phẳng (BCE) chứa hai đường thẳng cắt nhau BC BE cùng song song với mặt phẳng (ADF) nên mặt phẳng (BCE) song song với mặt phẳng (ADF) nên mặt phẳng (BCE) song song với mặt phẳng (ADF).

Luyện tập 1. Trong không gian, cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng! Qua điểm A vẽ hai đường thẳng m, n lần song song với hai đường thẳng BC, BD. Chứng minh rằng mp(m, n) song song với mặt phẳng (BCD).

Vận dụng 1. Một chiếc bàn có phần chân là hai khung sắt hình chữ nhật có thể xoay quanh một trục như trong Hình 4.43. Khi mặt bàn được đặt lên phần chân bàn thì mặt bản luôn song song với mặt đất. Hãy giải thích tại sao.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-9

Hình 4.43

HĐ3. Đặt một tấm bìa cứng lên một góc của mặt bàn nằm ngang (H.4.44) sao cho mặt bia song song với mặt đất. Khi đồ mặt bia có trùng với mặt bàn hay không?

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-10

Hình 4.44

Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-11 Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thi hai mặt phẳng đó có song song với nhau hay không? Vì sao?

Trang 90

Ví dụ 2. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SB, SC, SD (H.4.45). Chúng minh rằng hai mặt phẳng (MNP) và (NPQ) cùng song song với mặt phẳng (ABCD), từ đó suy ra bốn điểm M, N, P, Q đồng phẳng.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-12

Hình 4.45

Giải

M, N là trung điểm của SA, SB nên MN là đường trung bình của tam giác SAB. Do đó, MN // AB và suy ra MN song song với mặt phẳng (ABCD). Tương tự, NP cũng song song với mặt phẳng (ABCD). Vậy mặt phẳng (MNP) song song với mặt phẳng (ABCD). Lập luận tương tự ta có mặt phẳng (NPQ) cũng song song với mặt phẳng (ABCD).

Hai mặt phẳng (MNP) và (NPQ) cùng đi qua điểm N và cùng song song với mặt phẳng (ABCD) nên hai mặt phẳng đó trùng nhau, tức là bốn điểm M, N, P, Q đồng phẳng.

Luyện tập 2. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là các điểm thuộc các cạnh SA, SB, SC, SD sao cho hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-13. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q đồng phẳng.

HĐ4. Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q). Giả sử mặt phẳng (R) cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến a (H.4.46).

a) Chứng minh rằng mặt phẳng (R) cắt mặt phẳng (Q).

b) Gọi b là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q). Hai đường thẳng a và b có thể chéo nhau hay không, có thể cắt nhau hay không? 

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-14

Hình 4.46

Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau.


Ví dụ 3. Trong Ví dụ 2, gọi E, F lần lượt là các điểm thuộc các cạnh AB, CD (H. 4.47). Xác định giao tuyến của mặt phẳng (MEF) và mặt phẳng (MNPQ).

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-15

Hình 4.47

Giải

Trong Ví dụ 2, ta đã chứng minh được hai mặt phẳng (MNPQ) và (ABCD) song song với nhau. Vì vậy hai giao tuyến của mặt phẳng (MEF) với hai mặt phẳng (MNPQ) và (ABCD) song song với nhau. Trong mặt phẳng (MEF), qua M vẽ đường thẳng song song với EF cắt PQ tại G thì đường thẳng MG là giao tuyến của hai mặt phẳng (MEF) và (MNPQ).

Trang 91

Luyện tập 3. Trong Ví dụ 3, hãy xác định giao tuyến của mặt phẳng (EMQ) và mặt phẳng (ABCD).

3.ĐỊNH LÍ THALÈS TRONG KHÔNG GIAN

HĐ5. Cho ba mặt phẳng (P), (Q) và (R) đôi một song song. Hai đường thẳng phân biệt dd' cắt ba mặt phẳng lần lượt tại A, B, C A', B', C' (C khác C). Gọi D là giao điểm của
AC và (Q) (H.4.48).

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-16

Hình 4.48

a) Các cặp đường thẳng BDCC', B'DAA' có song song với nhau không?

b) Các tỉ số hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-17hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-18 có bằng nhau không?

Kết quả sau còn được biết đến như định lí Thales trong không gian.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-19

Nhắc lại định lí Thales trong hình học phẳng.

Trong Hình 4.48 ta có hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-20

.

Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến phân biệt bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.


Ví dụ 4. Cho hình tứ diện SABC. Trên cạnh SA lấy các điểm hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-21, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-22 sao cho hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-23. Gọi (P) và (Q) là hai mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC) và lần lượt đi qua hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-24, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-25

. Mặt phẳng (P) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-26, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-27. Mặt phẳng (Q) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-28, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-29 (H.4.49). Chứng minh hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-30
hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-31.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-32

Hình 4.49

Giải

Áp dụng định Ií Thalès cho ba mặt phẳng đôi một song song (P), (Q), (ABC) và hai cát tuyến SA, SB, ta có hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-33. Vì hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-34 nên hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-35

.

Tương tự với hai cát tuyến SA, SC suy ra hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-36.

Luyện tập 4. Trong HĐ5, cho AB = 2 cm, BC = 4 cm và A'B' = 3 cm. Tính độ dài của đoạn thẳng B'C'.

4. HÌNH LĂNG TRỤ VÀ HÌNH HỘP

HĐ6. Các hình ảnh dưới đây có đặc điểm chung nào với hình lăng trụ đứng tam giác mà em đã học ở lớp 7?

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-37

Trang 92

Cho hai mặt phẳng song song (α) và (α'). Trên (α) cho đa giác lồi hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-38. Qua các đỉnh hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-39, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-40
, ...,hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-41 vẽ các đường thẳng đôi một song song và cắt mặt phẳng (α') tại hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-42, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-43,...hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-44. Hình gồm hai đa giác hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-45
, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-46, và các tứ giác hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-47, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-48, ..., hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-49 được gọi là hình lăng trụ và kí hiệu là hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-50
, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-51 (H.4.50).
hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-52
Hình 4.50
• Các điểm hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-53, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-54, ...,hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-55
  và  hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-56, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-57,...hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-58 được gọi là các đỉnh, các đoạn thẳnghinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-59, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-60
, ..., hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-61 được gọi là các cạnh bên, các đoạn thẳng hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-62, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-63, ..., hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-64hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-65
, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-66, ..., hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-67 được gọi là các cạnh đáy của hình lăng trụ. 
• Hai đa giác hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-68, và hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-69 được gọi là hai mặt đáy của hình lăng trụ.
• Các tứ giác hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-70
, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-71, ..., hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-72 được gọi là các mặt bên của hình lăng trụ.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-73

Hình lăng trụ có đáy là tam giác được gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ có đây là tứ giác được gọi là hình lăng trụ tứ giác.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-74 Hãy giải thích tại sao các mặt bên của hình lăng trụ là hình bình hành, từ đó suy ra các cạnh bên đổi một song song và có độ dài bằng nhau.

Chú ý. Tên của hình lăng trụ được gọi dựa theo tên của đa giác đáy.

Ví dụ 5. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Một mặt phẳng song song với mặt đáy của hình lăng trụ cắt các cạnh bên của hình lăng trụ lần lượt tại A", B", C" (H.4.51). Chứng minh rằng ABC.A'B"C" là hình lăng trụ.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-75

Hình 4.51

Giải

Vì các cạnh bên của hình lăng trụ ABC.A'B'C' đối một song song nên AA", BB", CC" đôi một song song. Mặt phẳng (ABC) song song với mặt phẳng (A"B"C") nên ABC.A"B"C" là hình lăng trụ.

Luyện tập 5. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi MM' lần lượt là trung điểm của BCB'C'. Chứng minh rằng AMC.A'M'C' là hình lăng trụ.

HĐ7. Hình ảnh nào trong HĐ6 gợi nên hình ảnh về hình lăng trụ có đáy là hình bình hành?

Trang 93

Hình lăng trụ tứ giác ABCD.A'B'C'D' có hai đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.
- Các cặp điểm AC', BD', C A', D B' được gọi là các đình đối diện của hình hộp.
- Các đoạn thẳng AC', BD', CA' DB' được gọi là các đường chéo của hình hộp.
- Các cặp tứ giác ABCDA'B'C'D, ADD'A' BCC'B', ABB'A' CDD'C' được gọi là hai mặt đối diện của hình hộp.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-76

Hai đỉnh đối diện của hình hộp là hai định không cùng thuộc bất kì mặt nào của hình hộp. Hai mặt đối diện của hình hộp là hai mặt không có điểm chung.

Ví dụ 6. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'(H.4.52). Chứng minh rằng các đường chéo AC', BD', CA'DB' của hình hộp cùng đi qua trung điểm của mỗi đường.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-77

Hình 4.52

Giải

Đáy ABCD của hình hộp là hình bình hành nên AD // BCAD = BC. Mặt bên BCC'B' của hình hộp là hình bình hành nên BC // B'C'BC = B'C'. Vậy AD // B'C'AD = B'C', suy ra ADC'B' là hình bình hành. Từ đó AC' DB' cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Tương tự AC'BD', AC' và CA' cũng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Vậy bốn đường chéo của hình hộp cùng đi qua trung điểm của mỗi đường.

Luyện tập 6. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Chứng minh rằng hai mặt phẳng (ADD'A') và (BCC'B') song song với nhau.

Nhận xét. Từ Ví dụ 6 và Luyện tập 6, ta có:

- Các đường chéo của hình hộp cùng đi qua trung điểm của mỗi đường,

- Các mặt đối diện của hình hộp song song với nhau và có thể coi là hai đây của hình hộp.

Vận dụng 2. Để xác định mực nước trong một chiếc bể có dạng hình hộp, bác Hà đặt một thanh gỗ đủ dài vào trong bể sao cho một đầu của thanh gỗ dựa vào mép của nắp bể, đầu còn lại nằm trên đây bể (H.4.53). Sau đó bác Hà rút thanh gỗ ra ngoài và tính tỉ lệ giữa độ dài của phần thanh gỗ bị ngâm trong nước và độ dài của cả thanh gỗ. Tỉ lệ này chính bằng tỉ lệ giữa mực nước và chiều cao của bề. Hãy giải thích vì sao.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-78

Hình 4.53

BÀI TẬP

4.21. Trong không gian cho ba mặt phẳng phân biệt (P), (Q), (R). Những mệnh đề nào sau đây là đúng?

a) Nếu (P) chứa một đường thẳng song song với (Q) thì (P) song song với (Q).

Trang 94

b) Nếu (P) chứa hai đường thẳng song song với (Q) thì (P) song song với (Q).

c) Nếu (P) và (Q) song song với (R) thì (P) song song với (Q).

d) Nếu (P) và (Q) cắt (R) thì (P) và (Q) song song với nhau.

4.22. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AA', BB', CC'. Chứng minh rằng mặt phẳng (MNP) song song với mặt phẳng (ABC).

4.23. Cho hình thang ABCD có hai đáy ABCD. Qua các điểm A, D lần lượt về các đường thẳng m, n song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Chứng minh rằng mp(B, m) và mp(C, n) song song với nhau.

4.24. Cho hình tứ diện SABC. Trên cạnh SA lấy các điểm hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-79, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-80

sao cho hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-81. Gọi (P) và (Q) là hai mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC) và lần lượt đi quahinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-82, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-83. Mặt phẳng (P) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-84, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-85
. Mặt phẳng (Q) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-86, hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-87. Chứng minh hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-88hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-89.

4.25. Cho hình lăng trụ tứ giác ABCD.A'B'C'D'. Một mặt phẳng song song với mặt phẳng (A'B'C'D') cắt các cạnh bên của hình lăng trụ lần lượt tại A", B", C", D". Hỏi hình tạo bởi các điểm A, B, C, D, A", B", C", D" là hình gì?

4.26. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi GG' lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ABCA'B'C'.

a) Chứng minh rằng tứ giác AGG'A' là hình bình hành.

b) Chứng minh rằng AGC.A'G'C' là hình lăng trụ.

4.27. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Một mặt phẳng song song với mặt bên (ABB'A') của hình hộp và cắt các cạnh AD, BC, A'D', B'C' lần lượt tại M, N, M', N' (H.4.54). Chứng minh rằng ABNM.A'B'N'M' là hình hộp.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-90

Hình 4.54

4.28. Cầu thang xương cá là dạng cầu thang có hình dáng tương tự như những đốt xương cá, thường có những bậc cầu thang với khoảng mở lớn, tạo được sự nhẹ nhàng và thoảng đăng cho không gian sống. Trong Hình 4.55, phần mép của mỗi bậc thang nằm trên tường song song với nhau. Hãy giải thích tại sao.

hinh-anh-bai-13-hai-mat-phang-song-song-12658-91

Hình 4.55

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: Hai Mặt Phẳng Song Song | Toán tập 1 | Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.